Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong các khu công nghiệp

LCĐT - Sáng 28/2, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh tổ chức Hội nghị gặp gỡ, trao đổi với các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong các khu công nghiệp tỉnh Lào Cai.

Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh; các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong các khu công nghiệp trên địa bàn.

Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong các khu công nghiệp ảnh 1
Quang cảnh hội nghị.

Theo báo của Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh, tại các khu công nghiệp Bắc Duyên Hải, Đông Phố Mới, Tằng Loỏng và khu cửa khẩu quốc tế Kim Thành hiện có 169 dự án với tổng vốn đăng ký gần 26.000 tỷ đồng, trong đó 138 dự án đi vào hoạt động, 2 dự án đang xây dựng, 3 dự án đang hoàn thiện thủ tục, 13 dự án đang dừng thực hiện, 6 dự án đã chấm dứt và thu hồi dự án nhưng chưa thanh lý được tài sản.

Phần lớn các dự án đều có quy mô nhỏ, chủ yếu hoạt động kinh doanh kho bãi (Khu Công nghiệp Đông Phố Mới 70% dự án kho bãi, Khu Công nghiệp Bắc Duyên Hải 37,5% dự án kho bãi). Các dự án sản xuất cũng đều có quy mô nhỏ, công nghệ thấp, phụ thuộc nhiều vào chính sách thương mại từ phía Trung Quốc.

Giá trị sản xuất công nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế năm 2022 đạt 32.344 tỷ đồng, bằng 115% kế hoạch đề ra năm 2022 (kế hoạch là 28.000 tỷ đồng) và bằng 70% so với ước thực hiện giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh năm 2022 (kế hoạch là 46.023 tỷ đồng). Các khu công nghiệp tạo việc làm ổn định cho 7.394 lao động với mức lương trung bình khoảng 7,8 triệu đồng/người/tháng.

Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong các khu công nghiệp ảnh 2
Đại diện doanh nghiệp phát biểu tại hội nghị.

Tại hội nghị, đại diện các nhà đầu tư, doanh nghiệp đã nêu một số khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh thời gian qua. Cụ thể, tại các khu công nghiệp Bắc Duyên Hải, Đông Phố Mới có 37 dự án đang phải nộp tiền thuê đất hằng năm, tuy nhiên với đơn giá thuê đất tại các khu công nghiệp hiện còn cao (hơn 4 - 5 lần so với các địa phương khác trong khu vực) nên các doanh nghiệp gặp khó khăn.

Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong các khu công nghiệp ảnh 3
Lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phát biểu tại hội nghị.

Gyps thải của Nhà máy DAP số 2 và Công ty TNHH MTV Hóa chất Đức Giang chưa tìm được giải pháp tối ưu hóa để thực hiện tiêu thụ giảm lượng tồn đọng ngoài môi trường.

Công tác đền bù giải phóng mặt bằng còn chậm dẫn đến tiến độ triển khai một số dự án chưa đảm bảo yêu cầu.

Hoạt động sản xuất công nghiệp tại Khu Công nghiệp Tằng Loỏng sử dụng nguồn nguyên liệu chính là quặng apatit, tuy nhiên thời gian gần đây trữ lượng quặng, chất lượng quặng giảm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp.

Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong các khu công nghiệp ảnh 4
Lãnh đạo Sở Giao thông vận tải - Xây dựng phát biểu tại hội nghị.

Tại hội nghị, đại diện các sở, ngành của tỉnh đã giải đáp một số kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp, nhà đầu tư liên quan đến giá thuê đất, đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, giải phóng mặt bằng, tháo gỡ khó khăn về đầu ra sản phẩm của khu công nghiệp, đẩy nhanh tiến độ giải quyết các thủ tục hành chính...

Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong các khu công nghiệp ảnh 5
Ông Vương Trinh Quốc, Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh phát biểu tại hội nghị.

Ông Vương Trinh Quốc, Trưởng Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh cho biết, hiện công tác quản lý các hoạt động trong khu công nghiệp qua nhiều đầu mối, liên quan đến nhiều sở, ngành, địa phương, vì vậy một số vướng mắc của doanh nghiệp chưa được giải đáp kịp thời. Ví dụ như việc điều chỉnh các quy hoạch chi tiết của doanh nghiệp mất nhiều thời gian.

Cùng với đó, quỹ đất để phát triển khu công nghiệp rất hạn chế, quy mô nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư. Kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng lớn, chưa có mặt bằng sạch để kêu gọi thu hút đầu tư. Ngoài ra, hạ tầng trong khu công nghiệp còn một số bất cập.

Nhận diện những khó khăn này, thời gian tới, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh sẽ tập trung kiện toàn bộ máy tổ chức, giải quyết dứt điểm những vấn đề thuộc thẩm quyền của mình, đồng thời phối hợp với các sở, ngành tham mưu cho UBND tỉnh tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Về những ý kiến của doanh nghiệp xung quanh việc chuyển đổi Khu Công nghiệp Bắc Duyên Hải thành đô thị phức hợp theo quy định của Nghị định 35/2022/NĐ-CP, ông Vương Trinh Quốc cho biết Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh đang tiếp tục rà soát, tổng hợp khó khăn, kiến nghị của doanh nghiệp và phối hợp với sở, ngành liên quan có những giải pháp cụ thể để tháo gỡ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư, sản xuất kinh doanh.

"Các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong khu công nghiệp là đối tượng phục vụ của Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh. Cán bộ không phục vụ tốt là không hoàn thành nhiệm vụ, bởi vậy ban luôn mong muốn đồng hành, trao đổi thông tin thường xuyên với các doanh nghiệp", ông Vương Trinh Quốc khẳng định.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay thị trường vàng

Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay thị trường vàng

Tại chỉ thị vừa ban hành, Thủ tướng yêu cầu kiểm soát và giám sát chặt chẽ việc cấp tín dụng của các TCTD; đồng thời thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Dần Thàng nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Dần Thàng nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Là xã vùng 3 của huyện Văn Bàn, Dần Thàng hiện có 400 hộ, trong đó đồng bào dân tộc Dao chiếm trên 80%. Địa hình bị chia cắt mạnh, dân cư ở phân tán, trình độ dân trí không đồng đều, tỷ lệ hộ nghèo cao nên khó huy động nguồn lực trong Nhân dân để xây dựng nông thôn mới.

Khai thác thị trường xuất khẩu gạo mới

Khai thác thị trường xuất khẩu gạo mới

Năm 2024, Việt Nam đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu gạo đạt hơn 5 tỷ USD. Ngoài nhiệm vụ giữ vững diện tích gieo trồng lúa là 7,1 triệu ha, sản lượng lúa 43 triệu tấn, bảo đảm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, thì việc tập trung khai thác các thị trường mới cho xuất khẩu gạo là yêu cầu cần thiết, nhất là trong điều kiện cạnh tranh giữa các quốc gia xuất khẩu ngày càng gay gắt hơn.

Xem xét, xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Xem xét, xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Đó là một trong những nội dung tại Thông báo 108/TB-VPUBND ngày 2/5/2024 kết luận của Thường trực UBND tỉnh tại cuộc họp ngày 20/4/2024 về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

Ngày 17/4/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 220-KH/UBND về phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024, với mục tiêu thực hiện đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn các xã nghèo; giúp người nghèo cải thiện sinh kế, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, vươn lên thoát nghèo; góp phần thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các xã trên địa bàn tỉnh.

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Nghị quyết đúng, trúng, phù hợp với thực tế, được người dân đồng thuận sẽ là tiền đề quan trọng để cấp ủy đảng, chính quyền các cấp triển khai hiệu quả vào thực tế cuộc sống, đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Thành quả nổi bật từ những nghị quyết chuyên về hiến đất làm đường giao thông nông thôn tại các địa phương là minh chứng rõ nhất cho điều đó.

Vị thế nền kinh tế lớn thứ 35 thế giới

Vị thế nền kinh tế lớn thứ 35 thế giới

Nhìn vào một số chỉ dấu quan trọng, phản ánh rõ sự lớn mạnh của nền kinh tế và chất lượng cuộc sống của người dân, có thể khẳng định, sau 49 năm kể từ ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2024), Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội.

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

Thôn Nam Hải, xã Sơn Hải (huyện Bảo Thắng) có 217 hộ với hơn 800 khẩu. Đây là thôn điển hình trong phong trào xây dựng nông thôn mới với hàng nghìn mét vuông đất được hiến, mô hình “Đường rộng - sáng điện - nhiều hoa” hình thành nhưng ít ai biết quá trình triển khai thực hiện các tiêu chí nông thôn mới ở đây từng khó khăn. Người góp phần tháo gỡ những nút thắt, trở thành “cầu nối” tinh thần đoàn kết trong Nhân dân là bà Bùi Thị Hợp, Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng Tổ tuyên vận thôn Nam Hải.

Tỏa sáng tinh thần lao động

Tỏa sáng tinh thần lao động

Tranh thủ kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, trong khi nhiều người dành thời gian đi chơi, nghỉ dưỡng thì trên các công trường, dưới cái nắng 40 độ C đến 41 độ C, khí thế thi công vẫn diễn ra sôi động, tỏa sáng tinh thần lao động.

fb yt zl tw