Tạo lực đẩy để dịch vụ logistics phát triển

Với tốc độ tăng trưởng của thị trường thương mại điện tử hiện nay từ 20 - 25%/năm, ngành công nghiệp logistics (dịch vụ hậu cần) dự báo sẽ có đà phát triển mạnh mẽ. Dù tiềm năng phát triển lớn nhưng khó khăn trong logistics thương mại điện tử cũng là bài toán khó chưa được giải.

Kho bãi chứa container tại cảng Tân Vũ (Hải Phòng).

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết, thương mại điện tử Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường phát triển nhanh ở khu vực Đông Nam Á với mức tăng trưởng cao và liên tục trong những năm qua. Năm 2022, thương mại điện tử là một trong những điểm sáng trong phát triển kinh tế số với tốc độ tăng trưởng cao (20%) và doanh thu thương mại điện tử bán lẻ (B2C) đạt 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của cả nước. Dự kiến năm 2023 với tốc độ tăng trưởng mạnh (25%), doanh thu bán lẻ thương mại điện tử sẽ đạt ước tính 20,5 tỷ USD. Hơn nữa, sự phát triển này của thương mại điện tử cũng thúc đẩy hành vi tiêu dùng của người mua thay đổi từ mua sắm trực tiếp sang mua sắm qua các kênh thương mại điện tử. Sự gia tăng khối lượng giao dịch thương mại điện tử khiến nhu cầu vận tải, logistics và giao hàng tăng cao, điều này vừa là cơ hội, vừa là thách thức trong những năm vừa qua cho dịch vụ logistics trong thương mại điện tử. Theo các chuyên gia, logistics trong thương mại điện tử được hiểu là các quy trình liên quan đến việc lưu trữ và vận chuyển hàng hóa, bao gồm từ quản lý hàng tồn kho, đóng gói, vận chuyển các đơn đặt hàng, và thậm chí là dịch vụ sau bán hàng như đổi trả, thu hồi, xử lý hàng. Đáng lưu ý, trong thương mại điện tử, người mua có thể mua sắm không giới hạn khu vực địa lý, có thể đặt mua một sản phẩm hàng hóa bất kỳ tại quốc gia khác hay vùng miền khác qua website, thông tin đơn hàng sẽ được truyền đi và chấp nhận với tốc độ gần như tức thời. Ngược lại, việc vận chuyển hàng hóa không thể đến tay người dùng ngay, mà sẽ vẫn cần vượt qua khoảng cách địa lý nhất định. Điều này được thực hiện bởi hệ thống logistics. Bởi vậy, dù các giao dịch được thực hiện trên môi trường internet nhưng dịch vụ logistics lại là mắt xích không thể thiếu để hoàn thành các đơn hàng và giao dịch. Không chỉ vậy, logistics còn giúp cho quá trình lưu thông, phân phối hàng hóa được thông suốt, chuẩn xác và an toàn, đưa hàng hóa đến thị trường một cách nhanh chóng kịp thời. Người tiêu dùng sẽ mua được hàng hóa một cách thuận tiện, linh hoạt, thỏa mãn nhu cầu của mình. Bên cạnh đó, trong môi trường thương mại điện tử, khi khách hàng và doanh nghiệp giao tiếp với nhau qua internet, việc tạo dựng uy tín và niềm tin rất khó khăn. Do vậy, logistics thương mại điện tử sẽ hỗ trợ tích cực cho các hoạt động của doanh nghiệp với mục tiêu cơ bản là giao đúng sản phẩm với đúng số lượng tại đúng địa điểm và thời gian tới đúng khách hàng, giúp đạt được mục đích cuối cùng là tạo lợi thế cạnh tranh, tạo uy tín của doanh nghiệp với người mua hàng. Bên cạnh những cơ hội phát triển là những khó khăn mà hoạt động logistics thương mại điện tử đang gặp phải. Kể đến đầu tiên là hạn chế về cơ sở hạ tầng. Khi thị trường thương mại điện tử trở nên rộng lớn, vị trí người mua ở xa, số lượng các đơn hàng nhiều, quy mô các đơn hàng lại rất nhỏ, yêu cầu giao hàng nhanh, khối lượng công việc vận chuyển giao hàng lại trở nên vô cùng lớn và phức tạp. Bởi vậy, kênh phân phối thương mại điện tử lại cần tới các trung gian logistics mới để tối ưu hóa việc di chuyển hàng hóa đến tay khách hàng. Điều này cũng kéo theo chi phí cho logistics tăng cao hơn, chi phí này khi tính cho người tiêu dùng thì giá mua hàng trực tuyến không thấp hơn nhiều so với mua hàng theo phương thức truyền thống. Cùng với sự phát triển là sự cạnh tranh giữa các đơn vụ cung cấp dịch vụ, dẫn tới nhu cầu hoàn thiện hệ thống, cung cấp thêm dịch vụ gia tăng giá trị, nhằm phục vụ tối ưu hơn cho nhu cầu bán hàng và mua sắm, đáp ứng đòi hỏi được giao hàng nhanh hơn, an toàn hơn, tiết kiệm hơn và dịch vụ tốt hơn cho khách hàng. Tốc độ vận chuyển hàng hóa và chất lượng sản phẩm trở nên quan trọng hơn bao giờ hết đối với cả khách hàng và người bán. Ngoài ra, những giải pháp logistics trong thương mại điện tử trong nước còn nhiều hạn chế về mặt công nghệ và bảo mật thông tin hay bảo mật thanh toán. Giải pháp công nghệ xử lý nghiệp vụ sau giao hàng như đổi trả, thu hồi, xử lý hàng (reverse e-logistics) cũng chưa được tổ chức, xây dựng và kiểm soát tốt cũng tạo ra thách thức cho các đơn vị logistics khi chưa đáp ứng được chất lượng dịch vụ thu hồi, đổi trả hàng lỗi hay đổi trả sản phẩm bảo hành. Để tận dụng tiềm năng to lớn này, các chuyên gia cho rằng cần có sự phối hợp giữa các đơn vị có liên quan. Cụ thể là chính sách hỗ trợ và thúc đẩy từ cơ quan nhà nước có liên quan; từ doanh nghiệp, các nhà đầu tư cần tập trung mở rộng và hiện đại hóa kho bãi, quy hoạch mạng lưới. Việc này nhằm giải quyết phương án và hình thức giao nhận, tối ưu hóa việc giao hàng theo tuyến, từ đó giảm thiểu chi phí giao nhận cho cả doanh nghiệp và người dùng. Ngoài ra, tăng cường chuyển đổi số để quản lý đồng bộ hóa các chuỗi logistics cũng là một hướng đi có tính ứng dụng trong thời gian tới.

TTXVN/Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giá trị mới từ phụ phẩm lâm nghiệp

Giá trị mới từ phụ phẩm lâm nghiệp

Tại huyện Bảo Yên, những phụ phẩm lâm nghiệp như vỏ cây, cành, ngọn, mùn cưa, ván vụn… vốn bị xem là rác thải, nay đang được “hồi sinh” thành viên nén sinh học, một sản phẩm có giá trị kinh tế cao và thân thiện với môi trường. Mô hình này không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần xử lý chất thải trong ngành chế biến lâm sản mà còn tạo việc làm cho người dân địa phương.

Cao tốc Nội Bài - Lào Cai: Sau 10 năm vận hành vẫn thiếu đường gom dân sinh

Cao tốc Nội Bài - Lào Cai: Sau 10 năm vận hành vẫn thiếu đường gom dân sinh

Sau hơn một thập niên đưa vào vận hành, tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai vẫn còn những “khoảng trống” về hạ tầng, đặc biệt là hệ thống đường gom dân sinh. Vì thiếu đường gom dân sinh nên nhiều hộ dân sống ven tuyến đường đoạn qua tỉnh Lào Cai hằng ngày đang phải bất đắc dĩ vượt qua các lối mở tạm, đi chung với xe tải, xe container chạy tốc độ cao. Những kiến nghị kéo dài nhiều năm của người dân và chính quyền địa phương vẫn chưa nhận được hồi đáp thỏa đáng từ phía chủ đầu tư. 

Họp bàn Kế hoạch tổng thể tổ chức Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt - Trung (Lào Cai) lần thứ 25

Họp bàn Kế hoạch tổng thể tổ chức Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt - Trung (Lào Cai) lần thứ 25

Sáng 04/6, UBND tỉnh tổ chức họp bàn Kế hoạch tổng thể tổ chức Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt - Trung (Lào Cai) lần thứ 25 năm 2025. Đồng chí Nguyễn Thành Sinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành, đơn vị liên quan.

[Ảnh] Cuộc họp trong đêm và lời hứa giúp người dân có cuộc sống tốt hơn

[Ảnh] Cuộc họp trong đêm và lời hứa giúp người dân có cuộc sống tốt hơn

Mặc dù không nằm trên hướng tuyến dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng đi qua, huyện Bát Xát vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai các khu tái định cư phục vụ cho việc di chuyển các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nằm trong hành lang tuyến dự án trọng điểm này. Đây là nhiệm vụ quan trọng nhằm đảm bảo sự thành công của dự án, đồng thời ổn định đời sống cho người dân bị ảnh hưởng.

[Ảnh] Mỗi ngày - nghìn tấn phôi thép ra lò

[Ảnh] Mỗi ngày - nghìn tấn phôi thép ra lò

Sau thời gian dài dừng hoạt động, đến nay Nhà máy Gang thép Lào Cai đang vận hành ổn định, mỗi ngày cho ra lò khoảng 1.200 tấn phôi thép, đảm bảo việc làm, thu nhập cho hơn 1.000 lao động.

Dưới đây là một số hình ảnh sản xuất tại Nhà máy Gang thép Lào Cai.

[Ảnh] Ngược dốc đếm cây giải phóng mặt bằng dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

[Ảnh] Ngược dốc đếm cây giải phóng mặt bằng dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Những ngày qua, xã Tân An (huyện Văn Bàn) đã huy động đội ngũ cán bộ, công chức xã phối hợp với các tổ giải phóng mặt bằng của huyện gấp rút thống kê, đo đếm đất đai, nhà cửa, tài sản của người dân trong khu vực bị ảnh hưởng bởi dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

fb yt zl tw