Tăng cường quản lý hóa chất, vắc-xin thú y tại cơ sở

Ngành thú y đã quan tâm quản lý công tác tiếp nhận, cấp phát, sử dụng hóa chất, vắc-xin trong phòng chống dịch bệnh hiệu quả, không để dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, trong công tác quản lý vẫn nảy sinh một số tồn tại. Ngay sau khi được ghi nhận, ngành thú y đã chỉ đạo các cấp vào cuộc, tăng cường quản lý hóa chất, vắc-xin.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
3.jpg
1.jpg
Chi cục Chăn nuôi và Thú y tăng cường kiểm tra và khắc phục thiếu sót về ghi chép, sổ sách tại cơ sở.

Xã Na Hối (huyện Bắc Hà) có khoảng 700 hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Anh Nguyễn Văn Thanh, thú y viên của xã cho biết, là xã vùng cao nên ngoài các khu dân cư thì vẫn có nhiều hộ dân còn sống riêng lẻ, có thôn mỗi hộ sống trên 1 quả đồi ở xa nên vào kỳ tiêm phòng gây rất nhiều khó khăn cho thú y viên. Nhiều thời điểm, cán bộ đến tiêm phòng nhưng chủ nhà lại đi làm nương, làm ruộng, không có nhà nên chỉ có thể liên hệ qua điện thoại và thực hiện tiêm phòng cho vật nuôi dưới sự chứng kiến của trưởng thôn hoặc một đại diện của gia đình.

Trước đây, cán bộ thú y chỉ tiếp nhận cấp phát từ trên xuống và đến tiêm phòng tại các hộ gia đình mỗi năm 2 lần nhưng từ năm 2023, nhận được chỉ đạo của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, cán bộ thú y phải để các hộ chăn nuôi đăng ký trước mới tiếp nhận vắc-xin về tiêm, do đó đã thêm phần quản lý chặt chẽ hơn về số lượng vắc-xin, cũng như việc thực hiện tiêm tại cơ sở.

4.jpg
Kiểm tra số lượng và bảo quản vắc-xin tại xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng.

Xã Xuân Quang (huyện Bảo Thắng) hiện có 52 trang trại và 250 gia trại đang thực hiện chăn nuôi thường xuyên. Ông Trần Đức Khải, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Quang cho biết xã là vùng chăn nuôi trọng điểm và quan trọng của huyện. Chăn nuôi đóng góp phần lớn cho việc phát triển kinh tế trên địa bàn, do đó việc phòng trừ dịch bệnh luôn được quan tâm đặt lên hàng đầu, nhất là việc khử trùng trong chăn nuôi luôn được xã giám sát chặt chẽ để đảm bảo vùng an toàn dịch bệnh. Trong việc tiêm vắc-xin, sau khi tiêm, xã yêu cầu thú y viên phải nộp trả lại vỏ lọ, bao bì để xã kiểm tra, giám sát.

5.jpg
Tiêm phòng và phun khử khuẩn là giải pháp quan trọng trong phòng chống dịch bệnh chăn nuôi.

Đã có những địa phương vào cuộc sát sao trong việc quản lý, tuy nhiên trong quá trình tiếp nhận, cấp phát sử dụng hóa chất, vắc-xin vẫn còn một số địa phương mắc những tồn tại được chỉ ra sau khi thanh tra ngành nông nghiệp thực hiện. Trong đó có thể kể đến việc cấp phát vắc-xin thực hiện nối tiếp từ kỳ 2 của năm trước sang kỳ 1 của năm tiếp theo chưa thể hiện rõ trong hồ sơ quyết toán; cán bộ thú y cấp xã không ghi chép số lượng vật tư, hóa chất, vắc-xin khi tiếp nhận từ trạm thú y; trưởng thôn, bản không có sổ theo dõi nhật ký công tác tiêm phòng trên địa bàn…

Thanh tra ngành nông nghiệp tỉnh đã yêu cầu Chi cục Chăn nuôi và Thú y chỉ đạo các phòng, trạm thú y tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc cấp phát, sử dụng hóa chất, vắc-xin tiêm phòng tại cơ sở; đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ là thú y các huyện, xã về việc ghi chép sổ sách, lập hồ sơ chứng từ quyết toán đảm bảo đúng theo quy định; yêu cầu Chi cục Chăn nuôi và Thú y kiểm điểm, rút kinh nghiệm với các tồn tại.

2.jpg
Các trạm thú y luôn sẵn sàng công tác phun khử khuẩn và cấp vắc-xin tiêm phòng về thôn, bản.
6.jpg
Trạm thú y cấp huyện họp khẩn triển khai khắc phục tồn tại và hướng dẫn cán bộ thú y xã trong công tác.

Ngày 26/6, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh đã họp kiểm điểm, rút kinh nghiệm, nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ trong việc kiểm tra, giám sát, hướng dẫn cấp cơ sở thực hiện khắc phục những thiếu sót trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Ông Phạm Bá Uyên, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y cho biết chi cục đã nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm với cán bộ trong từng nội dung còn thiếu sót.

Trong thời gian tới, Chi cục Chăn nuôi và Thú y sẽ tăng cường công tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát về cơ sở, làm tốt công tác tiếp nhận, cấp phát, sử dụng hóa chất, vắc-xin để góp phần làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

[Infographic] Các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

[Infographic] Các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đặc biệt là 7 nhóm người tiêu dùng dễ bị tổn thương là quy định mới, thể hiện rõ nét chủ trương, chính sách nhân văn của Nhà nước và Chính phủ trong việc bảo vệ toàn diện quyền lợi chính đáng của người dân. Sau đây là các hành vi bị nghiêm cấm tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 có hiệu lực từ 1/7/2024.

Bảo vệ khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng qua xác thực sinh trắc học

Bảo vệ khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng qua xác thực sinh trắc học

Sáng 4/7, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội thảo “Giải pháp bảo vệ khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng” nhằm cung cấp thông tin, trao đổi, thảo luận về thực trạng và đề xuất các giải pháp trong việc bảo vệ khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng hiện nay. Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Tiến Dũng chủ trì Hội thảo.

Tăng cường nhận diện hàng thật - giả cho người tiêu dùng

Tăng cường nhận diện hàng thật - giả cho người tiêu dùng

Ngày 3/7, Tổng cục Quản lý thị trường đã mở cửa phòng trưng bày với chủ đề “Nhận diện Thực phẩm thật - giả” tại địa chỉ số 62 Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội). Tại đây có trưng bày hơn 400 sản phẩm thật - giả là đồ dùng, thực phẩm thiết yếu, được người tiêu dùng ưa chuộng. 

Tránh chồng chéo trong xử phạt vi phạm trong hoạt động thương mại

Tránh chồng chéo trong xử phạt vi phạm trong hoạt động thương mại

Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có thể gây chồng chéo với dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo.

Lên Kin Chu Phìn ngắm “hoa hậu lê”

Lên Kin Chu Phìn ngắm “hoa hậu lê”

Ngay từ sáng sớm, mặc dù trời mưa nhưng vẫn có cả nghìn người dân và du khách vượt đường dốc đá gập ghềnh về thung lũng Kin Chu Phìn (xã Nậm Pung, huyện Bát Xát) trong niềm vui của ngày hội Trải nghiệm thu hái lê VH6 - bà con quen gọi là lê Tai nung. Năm nay lê Tai nung chín sớm hơn mọi năm, nên lễ hội lê cũng được tổ chức sớm hơn thường lệ.

Đổi thay Hát Tình

Đổi thay Hát Tình

Gần 10 năm từ sau vụ gặt lúa chiêm 2014, tôi trở lại Hát Tình, bản người Mông mà hồi đó nhiều người ở xã Chiềng Ken (huyện Văn Bàn) quen gọi là nơi “thâm sơn cùng cốc”, bởi để vào được vùng đất này thì đường đi gian nan vô cùng, phải ngược núi cao, vượt suối sâu...

fb yt zl tw