Tăng cường quản lý ao, hồ trong quy hoạch

Thời gian qua, do công tác quản lý chưa được quan tâm đúng mức nên nhiều ao, hồ trên địa bàn tỉnh bị xâm chiếm, san lấp, sử dụng không đúng mục đích, ảnh hưởng đến công năng vận hành và là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề như ngập úng, ô nhiễm nguồn nước, thiếu nước phục vụ sản xuất…

1.gif

Lào Cai là tỉnh miền núi, vì vậy, từ rất lâu, việc hình thành, xây dựng các ao, hồ tích nước phục vụ sản xuất nông, lâm và công nghiệp được tỉnh đặc biệt quan tâm. Bên cạnh đó, ao, hồ còn giúp giảm ngập úng và góp phần tạo cảnh quan, điều hòa không khí. Tuy nhiên, thời gian qua, trước sức ép của tiến trình phát triển đô thị, nên tình trạng nhiều ao, hồ bị xâm lấn, san lấp, sử dụng sai mục đích diễn ra khá phổ biến.

Xã Phú Nhuận có lượng ao, hồ khá lớn của huyện Bảo Thắng. Tuy nhiên, thời gian qua, một số ao, hồ của địa phương này bị người dân xâm lấn, chiếm dụng, ảnh hưởng đến diện tích cũng như hiệu quả tưới tiêu của các hồ thủy lợi. Có mặt tại hồ thủy lợi Phú Nhuận (hồ do Chi cục Thủy lợi tỉnh quản lý), thuộc địa phận thôn Nhuần 2, phóng viên ghi nhận một số khu vực lòng hồ bị người dân xâm lấn, như san đất trồng cây, dựng chuồng trại trên lòng hồ, trên mặt đập phụ, có đơn vị còn dựng cột điện và trạm biến áp trong vùng phụ cận lòng hồ.

3.png

Theo bà Hoàng Thị Thư, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Nhuận, xã có 2 hồ thủy lợi lớn là hồ Phú Nhuận và hồ Hải Sơn, phục vụ tưới tiêu cho trên 80% diện tích cây nông nghiệp của xã. Tuy nhiên, các hồ có diện tích lớn, nằm trải rộng ở một số thôn nên công tác quản lý gặp nhiều khó khăn, dẫn đến tình trạng một số hộ cố tình san lấp lòng hồ để trồng cây, làm chuồng trại chăn nuôi… UBND xã sẽ tổ chức rà soát, thống kê những hộ vi phạm để có biện pháp xử lý.

Tại xã Võ Lao (Văn Bàn), tình trạng xâm lấn cũng xảy ra ở một số ao, hồ như Leo Liềng, Văn Thủy, Nà Đí, Là 1… Theo đại diện UBND xã, nguyên nhân khiến công tác quản lý, bảo vệ các ao, hồ thời gian qua chưa được thực hiện hiệu quả là do việc phân cấp quản lý còn bất cập, chưa rõ trách nhiệm giữa UBND xã, phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện, Chi cục Thủy lợi (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) trong tổ chức quản lý, vận hành. Cùng với đó, ý thức bảo vệ ao, hồ công cộng của người dân chưa cao nên một số hồ bị xâm chiếm hoặc xả rác thải gây ô nhiễm.

2.png

Năm 2021, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3683 về danh mục hồ, ao, đầm không được san lấp trên địa bàn tỉnh. Theo quyết định này, UBND tỉnh phê duyệt và công bố 152 hồ, ao, đầm không được san lấp để phòng, chống ngập, úng; cung cấp nước sản xuất, sinh hoạt và bảo vệ nguồn nước trên địa bàn tỉnh Lào Cai, trong đó huyện Mường Khương có 18 hồ, 2 ao; huyện Bát Xát có 3 hồ; huyện Bắc Hà có 3 hồ, 2 ao; huyện Si Ma Cai có 5 hồ, 2 ao; huyện Bảo Thắng có 43 hồ, 13 ao; huyện Bảo Yên có 19 hồ, 8 ao; huyện Văn Bàn có 19 hồ, 1 đầm; thành phố Lào Cai có 12 hồ; thị xã Sa Pa có 2 hồ.

Tại văn bản này, UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm thông báo cho các địa phương, đơn vị liên quan về danh mục các hồ, ao, đầm không được san lấp; hướng dẫn quản lý hồ, ao, đầm theo quy định; thanh tra, kiểm tra, xử lý những sai phạm theo quy định của pháp luật...

2.gif

Căn cứ pháp luật đã có, tuy nhiên vì nhiều nguyên nhân, việc triển khai thực hiện các giải pháp bảo vệ ao, hồ, đầm của các địa phương và ngành có liên quan lại chưa hiệu quả.

Theo kết quả kiểm tra, rà soát của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn vào cuối năm 2023 đối với 63 hồ trên địa bàn tỉnh, cả 63 hồ chứa chưa được cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ đập, bảo vệ hồ, chưa được kiểm định lần đầu; chỉ có 38/63 hồ có hồ sơ lưu trữ quy trình vận hành, bảo trì, còn lại 25 hồ không có hồ sơ; có 20/63 hồ chứa chưa được đầu tư nâng cấp, sửa chữa để hoạt động an toàn.

Thực tế khảo sát của phóng viên tại một số địa phương trong tỉnh cho thấy, hầu hết các ao, hồ do chính quyền địa phương quản lý nằm trong quy hoạch bảo vệ đang diễn ra tình trạng bị xâm lấn sử dụng chưa đúng quy định hoặc bị xả rác gây ô nhiễm. Hệ lụy của tình trạng trên gây nên ngập úng, ô nhiễm môi trường, nguồn nước sinh hoạt ở nhiều nơi, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống, có nơi xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp từ việc san lấp, lấn chiếm ao, hồ.

6.png

Thời gian tới, để bảo vệ hệ thống ao, hồ, đầm trong quy hoạch, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngành tài nguyên và môi trường cùng chính quyền các địa phương cần có những biện pháp quản lý chặt chẽ hơn nữa, quyết liệt trong xử lý vi phạm. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức gìn giữ, bảo vệ ao, hồ; chủ động tháo dỡ, di chuyển công trình, cây trồng trả lại hành lang ao, hồ, đập. Đặc biệt, tỉnh cần quan tâm đầu tư cải tạo các ao, hồ, đầm để tạo cảnh quan môi trường và chống lấn chiếm.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giá trị mới từ phụ phẩm lâm nghiệp

Giá trị mới từ phụ phẩm lâm nghiệp

Tại huyện Bảo Yên, những phụ phẩm lâm nghiệp như vỏ cây, cành, ngọn, mùn cưa, ván vụn… vốn bị xem là rác thải, nay đang được “hồi sinh” thành viên nén sinh học, một sản phẩm có giá trị kinh tế cao và thân thiện với môi trường. Mô hình này không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần xử lý chất thải trong ngành chế biến lâm sản mà còn tạo việc làm cho người dân địa phương.

Cao tốc Nội Bài - Lào Cai: Sau 10 năm vận hành vẫn thiếu đường gom dân sinh

Cao tốc Nội Bài - Lào Cai: Sau 10 năm vận hành vẫn thiếu đường gom dân sinh

Sau hơn một thập niên đưa vào vận hành, tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai vẫn còn những “khoảng trống” về hạ tầng, đặc biệt là hệ thống đường gom dân sinh. Vì thiếu đường gom dân sinh nên nhiều hộ dân sống ven tuyến đường đoạn qua tỉnh Lào Cai hằng ngày đang phải bất đắc dĩ vượt qua các lối mở tạm, đi chung với xe tải, xe container chạy tốc độ cao. Những kiến nghị kéo dài nhiều năm của người dân và chính quyền địa phương vẫn chưa nhận được hồi đáp thỏa đáng từ phía chủ đầu tư. 

Họp bàn Kế hoạch tổng thể tổ chức Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt - Trung (Lào Cai) lần thứ 25

Họp bàn Kế hoạch tổng thể tổ chức Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt - Trung (Lào Cai) lần thứ 25

Sáng 04/6, UBND tỉnh tổ chức họp bàn Kế hoạch tổng thể tổ chức Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt - Trung (Lào Cai) lần thứ 25 năm 2025. Đồng chí Nguyễn Thành Sinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành, đơn vị liên quan.

[Ảnh] Cuộc họp trong đêm và lời hứa giúp người dân có cuộc sống tốt hơn

[Ảnh] Cuộc họp trong đêm và lời hứa giúp người dân có cuộc sống tốt hơn

Mặc dù không nằm trên hướng tuyến dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng đi qua, huyện Bát Xát vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai các khu tái định cư phục vụ cho việc di chuyển các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nằm trong hành lang tuyến dự án trọng điểm này. Đây là nhiệm vụ quan trọng nhằm đảm bảo sự thành công của dự án, đồng thời ổn định đời sống cho người dân bị ảnh hưởng.

[Ảnh] Mỗi ngày - nghìn tấn phôi thép ra lò

[Ảnh] Mỗi ngày - nghìn tấn phôi thép ra lò

Sau thời gian dài dừng hoạt động, đến nay Nhà máy Gang thép Lào Cai đang vận hành ổn định, mỗi ngày cho ra lò khoảng 1.200 tấn phôi thép, đảm bảo việc làm, thu nhập cho hơn 1.000 lao động.

Dưới đây là một số hình ảnh sản xuất tại Nhà máy Gang thép Lào Cai.

[Ảnh] Ngược dốc đếm cây giải phóng mặt bằng dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

[Ảnh] Ngược dốc đếm cây giải phóng mặt bằng dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Những ngày qua, xã Tân An (huyện Văn Bàn) đã huy động đội ngũ cán bộ, công chức xã phối hợp với các tổ giải phóng mặt bằng của huyện gấp rút thống kê, đo đếm đất đai, nhà cửa, tài sản của người dân trong khu vực bị ảnh hưởng bởi dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

fb yt zl tw