Sức ép từ thương mại điện tử xuyên biên giới

50%, 70%, thậm chí 90% là những tỷ lệ giảm giá gây shock trong chiến lược thâm nhập vào thị trường Việt Nam của Temu - một sàn thương mại điện tử có nguồn gốc từ Trung Quốc.

3-1498-2239.jpg

Sự xuất hiện của một sàn thương mại điện tử mới tại Việt Nam đã tạo nên sức hút rất lớn đối với người tiêu dùng bằng cách thức giảm giá, tặng tiền cho người dùng thông qua hoạt động tiếp thị liên kết. Tuy nhiên, điều này cũng đã tạo nên sức ép không hề nhỏ đối với thị trường, đặc biệt là các nhà bán hàng trên các nền tảng trực tuyến.

50%, 70%, thậm chí 90% là những tỷ lệ giảm giá gây shock trong chiến lược thâm nhập vào thị trường Việt Nam của Temu - một sàn thương mại điện tử có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Ông Trần Mạnh Dương - Gia Lâm, Hà Nội cho biết: "Tổng đơn hàng của tôi được giảm giá khoảng 70% - 80%. Điều này thực sự khiến tôi cảm thấy rất bất ngờ. Và khá hài lòng khi đặt hàng. Giá cả tôi nghĩ sẽ quan trọng hơn".

Sự xuất hiện của các sàn xuyên biên giới có thể giúp nhà cung cấp những mặt hàng chất lượng từ Việt Nam bước ra thế giới.

Người dùng hào hứng vì mua được hàng giá rẻ nhưng người bán hàng thì ngược lại. Cửa hàng này đã phải dừng bán hàng trên sàn thương mại điện tử để tìm hướng cải thiện tình hình kinh doanh.

Bà Trần Thu Thảo - Chủ cửa hàng thời trang The Peachy chia sẻ: "Một chiếc váy trung bình của bên mình là 800.000 đồng thì mình phải trả trên sàn khoảng 18%, cộng thêm các chi phí như mặt bằng, nhân viên, chi phí marketing, chi phí chạy quảng cáo, chi phí duy trì, chi phí sản xuất… Khi các phiên giảm giá trên sàn bắt buộc các nhà bán hàng phải đưa ra một deal tốt nhất cho người tiêu dùng. Tất nhiên, tất cả biên lợi nhuận sẽ bị giảm sút".

Theo các chuyên gia, dù khó khăn nhưng đây sẽ là vấn đề mà bất cứ người kinh doanh nào cũng phải chấp nhận đối mặt.

Ông Đỗ Hữu Hưng - Tổng giám đốc Accesstrade nhận định: "Nhiều sàn nữa sẽ xuất hiện ở Việt Nam nhiều hơn. Người dùng có thể tiếp cận với nhiều hàng hoá, nhiều sự lựa chọn hơn, nhiều nhà cung cấp hơn. Đối với những nhà bán lẻ, đặc biệt lợi thế local tại Việt Nam, chúng ta nên tập trung vào câu chuyện thương hiệu, câu chuyện hậu mãi…".

Ông Hưng cũng cho biết, mặc dù có mức giá rẻ hơn nhưng không có nghĩa là các sàn mới sẽ có lợi thế tuyệt đối bởi lẽ người dùng hiện nay cũng có những yêu cầu cao hơn, đòi hỏi chất lượng tốt cả ở sản phẩm cũng như dịch vụ hậu mãi. Do đó, nếu chủ động, sự xuất hiện của các sàn xuyên biên giới có thể giúp nhà cung cấp những mặt hàng chất lượng từ Việt Nam bước ra thế giới.

Theo vtv.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chấp nhận địa chỉ cũ trong hồ sơ hải quan giai đoạn sắp xếp đơn vị hành chính

Chấp nhận địa chỉ cũ trong hồ sơ hải quan giai đoạn sắp xếp đơn vị hành chính

Ngày 3/7, Cục Hải quan ban hành văn bản hỏa tốc hướng dẫn các đơn vị trực thuộc về việc thực hiện thủ tục hải quan trong bối cảnh sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã. Văn bản này nhằm bảo đảm việc thông quan hàng hóa và phương tiện vận tải diễn ra thuận lợi, không bị gián đoạn do thay đổi địa giới hành chính.

Ngành Đường sắt: Thay đổi để 'hút' khách

Ngành Đường sắt: Thay đổi để 'hút' khách

Không chỉ đảm nhiệm vận tải hành khách, ngành Đường sắt mong muốn trở thành một dịch vụ kết nối, tham gia vào chuỗi cung ứng các sản phẩm du lịch, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội các vùng miền, địa phương.

Việt Nam - Kỷ nguyên mới: Khơi tiềm năng, phát huy thế mạnh

Việt Nam - Kỷ nguyên mới: Khơi tiềm năng, phát huy thế mạnh

Không gian rộng lớn với những cơ hội phát triển vượt trội của 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang mang đến những triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn mới của đất nước. Để đạt được điều này, trách nhiệm đang đặt trên vai bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp, làm sao khơi được tiềm năng, phát huy được thế mạnh, phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Khi "Xanh" và "Hạnh phúc" hòa chung một nhịp

Khi "Xanh" và "Hạnh phúc" hòa chung một nhịp

Một trang sử mới chính thức mở ra trên dải đất Tây Bắc khi tỉnh Lào Cai (mới) được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Lào Cai (cũ) và Yên Bái. Đây không đơn thuần là một sự kiện hành chính, mà là cuộc hội ngộ lịch sử của hai triết lý phát triển nhưng lại cùng chung một đích đến: kiến tạo một vùng đất "Xanh" về sinh thái và mang lại "Hạnh phúc" đích thực cho người dân. Những thành tựu rực rỡ trong 5 năm qua chính là bệ phóng vững chắc cho hành trình mới này.

Giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026

Giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026

Chính phủ ban hành Nghị định số 174/2025/NĐ-CP ngày 30/6/2025 quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 204/2025/QH15 ngày 17/6/2025 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.

fb yt zl tw