Sông Đà trơ đáy, 5 nhà máy thủy điện có bị ảnh hưởng?

Cục Điều tiết điện lực cho biết tình trạng sông Đà trơ đáy xảy ra ở hạ lưu nên không ảnh hưởng đến phát điện. Tuy nhiên, việc nước về lưu vực sông Đà ít hơn mọi năm sẽ ảnh hưởng đến phát điện cao điểm mùa khô.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Cách Hà Nội khoảng 70km, lòng sông Đà đoạn qua huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ, nổi lên nhiều bãi bồi kéo dài hàng trăm mét.

Dọc con sông này có nhiều nhà máy thủy điện như Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Huội Quảng và Bản Chát. Vậy, tình trạng thiếu nước này có ảnh hưởng đến việc phát điện của các nhà máy thủy điện?

Ông Trần Việt Hòa, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công thương), cho biết tình trạng sông Đà cạn nước xảy ra ở hạ lưu nên không ảnh hưởng đến phát điện. Tuy nhiên, mấy năm gần đây, nước về lưu vực Sông Đà ít. Điều này sẽ ảnh hưởng đến phát điện trong thời điểm tiêu thụ điện tăng cao.

Ông Hòa cũng cho biết, năm nay được dự báo xuất hiện hiện tượng El Nino nên việc tích nước đã được chuẩn bị từ sớm. Tuy nhiên, việc cung ứng điện phụ thuộc lớn vào phụ tải.

“Nếu phụ tải tăng trưởng lớn quá cũng khó khăn”, ông Hòa nói và cho rằng cần tăng cường tiết kiệm điện trong thời gian tới, đặc biệt là mùa khô.

Các bãi bồi lớn ở lòng sông Đà.

Các bãi bồi lớn ở lòng sông Đà.

Theo kế hoạch cung ứng điện năm 2024 được Bộ Công thương phê duyệt, tổng điện năng sản xuất của các nhà máy điện và nhập khẩu của toàn quốc các tháng cao điểm mùa khô (tháng 4, 5, 6 và 7) là 109.183 tỷ kWh.

Thiếu điện có thể tiếp tục xảy ra tại khu vực phía Bắc, khi nhiều tỉnh như: Nghệ An, Hưng Yên, Bắc Giang, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Nam Định, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc có nhiều khu công nghiệp, doanh nghiệp, khách hàng quy mô lớn, khiến mức tăng trưởng điện sử dụng có thể lên mức 8,7-13,7%.

Trong khi năm nay, miền Bắc sẽ không có nguồn điện lớn nào được bổ sung. Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã lên 2 kịch bản cấp điện năm 2024 căn cứ trên dự báo phụ tải và công bố khả dụng của Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0). Theo đó, với kịch bản kiểm tra và với phương án cao dự báo phụ tải, EVNNPC có thể thiếu từ 1.200-2.500 MW vào cuối tháng 5 đến tháng 7.

EVNNPC dự kiến sẽ mua điện từ Trung Quốc qua lưới điện 220kV cấp điện cho 1 phần Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang và Thái Nguyên với sản lượng mua cả năm 2.569 tỷ kWh. Ngoài ra, đơn vị này cũng lên phương án nhập khẩu điện Trung Quốc qua các đường dây 110kV liên kết (Thâm Câu - Móng Cái, Lào Cai - Hà Khẩu, Mamaotiao – Thanh Thủy).

Hiện nay, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết tập đoàn đang chuẩn bị kịch bản để 3 tháng mùa khô không xảy ra tình trạng thiếu điện như năm 2023 và kịch bản tăng trưởng cao với GDP tăng 6-6,5%, tốc độ tăng trưởng điện 9,4-9,8%. Tuy nhiên, EVN chỉ chiếm gần 38% tổng cơ cấu nguồn điện. Còn lại, PVN chiếm 8%, TKV khoảng 2% và 52% nguồn điện phụ thuộc vào các chủ đầu tư nhà máy điện BOT, các nhà máy điện tư nhân.

Do đó, năm nay, EVN tập trung là hoàn thành sửa chữa các nhà máy, tích nước các hồ thủy điện ở mức cao nhất, đồng thời đề nghị bộ, các đơn vị bám sát kế hoạch cung ứng điện đã được phê duyệt để giữ độ tin cậy tối đa trong vận hành hệ thống.

Theo Báo Giao thông

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Điều chỉnh một số đoạn tuyến trên các Quốc lộ 37, 37B, 39 thành đường địa phương

Điều chỉnh một số đoạn tuyến trên các Quốc lộ 37, 37B, 39 thành đường địa phương

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa ban hành Quyết định số 442/QĐ-BGTVT, điều chỉnh một số đoạn tuyến cũ trên các Quốc lộ (QL)37, QL37B, QL39 qua tỉnh Thái Bình thành đường địa phương và bàn giao để UBND tỉnh quản lý, khai thác, bảo trì theo quy định pháp luật, do đã có các đoạn tuyến QL mới thay thế.

Khép kín bậc thang thủy điện trên sông Chảy

Khép kín bậc thang thủy điện trên sông Chảy

Sông Chảy - 1 trong 3 dòng sông lớn của vùng Tây Bắc bắt nguồn từ vùng núi tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), dài hơn 300 km, trong đó phần lớn chảy qua địa bàn tỉnh Lào Cai từ huyện Si Ma Cai đến Mường Khương, Bắc Hà, Bảo Yên.

Xúc tiến thương mại để thúc đẩy xuất - nhập khẩu

Xúc tiến thương mại để thúc đẩy xuất - nhập khẩu

Tại hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất - nhập khẩu vùng Trung du, miền núi phía Bắc do Bộ Công Thương và UBND tỉnh Lào Cai phối hợp tổ chức, các đại biểu đã sôi nổi chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và bàn thảo những giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp, thương mại, xuất - nhập khẩu.

Tập trung thiết bị phục vụ thi công cầu biên giới qua sông Hồng tại xã Bản Vược

Tập trung thiết bị phục vụ thi công cầu biên giới qua sông Hồng tại xã Bản Vược

Để chuẩn bị thi công cầu biên giới qua sông Hồng tại xã Bản Vược, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai (Việt Nam) – Bá Sái, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), chủ đầu tư và nhà thầu phía Việt Nam đã chuẩn bị các điều kiện về thiết bị, nhân lực, giải pháp kỹ thuật, sẵn sàng khi dự án có lệnh khởi công.

Gia tăng tốc độ phục hồi sản xuất công nghiệp

Gia tăng tốc độ phục hồi sản xuất công nghiệp

Tiếp tục đà tăng trưởng từ cuối năm 2023, sản xuất công nghiệp trong quý I/2024 tiếp tục khởi sắc với giá trị tăng thêm toàn ngành ước tính tăng 6,18% so với cùng kỳ (cùng kỳ năm trước giảm 0,73%), đóng góp 2,02 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.

Thống nhất sử dụng ngân sách tỉnh Lào Cai để thực hiện dự án hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên

Thống nhất sử dụng ngân sách tỉnh Lào Cai để thực hiện dự án hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên

Ngày 29/3/2024, HĐND tỉnh Lào Cai ban hành Nghị quyết số 17/NQ - HĐND về việc thống nhất sử dụng ngân sách tỉnh Lào Cai để thực hiện dự án hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên kết nối thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai với huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu do UBND tỉnh Lai Châu làm cơ quan chủ quản.

Tuyến cao tốc có hầm đường bộ lớn thứ tư cả nước chuẩn bị đưa vào khai thác

Tuyến cao tốc có hầm đường bộ lớn thứ tư cả nước chuẩn bị đưa vào khai thác

Sáng tạo trong mô hình huy động vốn, vượt nhiều khó khăn từ dịch bệnh Covid-19, nguyên vật liệu, địa chất phức tạp… khối lượng công việc "khổng lồ" tại dự án cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo đã được hoàn thành 99% để sẵn sàng hoà mình vào huyết mạch giao thông Bắc - Nam.

fb yt zl tw