Sẽ hoàn thành cải tạo 4 ga đường sắt phía Bắc trong tháng Mười

Với các ga hành khách và hàng hóa được cải tạo, ngành đường sắt kỳ vọng nâng cao thị phần, tăng tính cạnh tranh của phương thức vận tải đường sắt với các loại hình khác.

Đoàn tàu của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tại Ga Hà Nội.

Theo thông tin từ Ban quản lý dự án đường sắt, bốn Ga Gia Lâm, Cẩm Giàng, Hải Dương, Lạng Sơn thuộc Dự án cải tạo các ga trên các tuyến đường sắt phía Bắc dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2023.

Cụ thể, Ga Gia Lâm đã hoàn thành cải tạo nhà ga hiện hữu, đang thi công lắp dựng mái che ke ga; đã hoàn thành cải tạo kiến trúc tầng trên đường sắt số 1 và số 3; đang thi công cải tạo kiến trúc tầng trên đường sắt số 2, hệ thống thoát nước và cải tạo, nâng cấp ke ga theo tiêu chuẩn ke ga thấp.

Ga Cẩm Giàng đã hoàn thành cải tạo nhà ga hiện hữu, mái che ke ga ke trung gian; đang thi công mái che ke ga ke cơ bản và nhà vệ sinh mới, tường rào; đã hoàn thành cải tạo kiến trúc tầng trên các đường sắt trong ga, hệ thống thoát nước.

Ga Hải Dương đã hoàn thành thi công mái che ke ga; cơ bản hoàn thành cải tạo kiến trúc tầng trên các đường sắt trong ga và hệ thống thoát nước.

Ga Lạng Sơn đang thi công lắp dựng nhà kho mới và các hạng mục khác liên quan đồng bộ như điện chiếu sáng, phòng cháy chữa cháy.

Hai ga còn lại là Đồng Đăng (Lạng Sơn) và Xuân Giao (Lào Cai) vẫn đang phải chờ mặt bằng để hoàn tất một số hạng mục.

Dự án cải tạo các ga trên các tuyến đường sắt phía Bắc được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt đầu tư năm 2022 tiến hành cải tạo, nâng cấp 3 ga hành khách Gia Lâm, Cẩm Giàng, Hải Dương tuyến Hà Nội-Hải Phòng; 4 ga hàng hóa Ga Vật Cách, Cảng Vật Cách (tuyến Gia Lâm-Hải Phòng); Ga Đồng Đăng và Ga Lạng Sơn (tuyến Hà Nội-Đồng Đăng); Ga Xuân Giao (tuyến Yên Viên-Lào Cai).

Dự án có tổng mức đầu tư 470 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Theo TTXVN null

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

Sông Hồng - dòng chảy đỏ nặng phù sa, nơi hun đúc nền văn minh rực rỡ, nơi in dấu những bước chân đầu tiên của người Việt trên hành trình dựng nước và giữ nước. Hàng nghìn năm qua, con sông ấy không chỉ mang lại nguồn sống cho bao thế hệ mà còn kết nối những vùng đất, những nền văn hóa, tạo nên một vùng Bắc Bộ trù phú và giàu bản sắc.

Bài 6: Hành trình kiến tạo những đô thị ven sông

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 6: Hành trình kiến tạo những đô thị ven sông

Dọc theo đôi bờ sông Hồng trên hành trình chảy qua 9 tỉnh của Việt Nam, những đô thị mới dần hình thành, mang theo những khát vọng phát triển, hòa quyện giữa sự hoang sơ và hơi thở hiện đại. Từ miền thượng nguồn nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt tại tỉnh Lào Cai, chúng tôi đã rong ruổi theo dòng sông qua các tỉnh để về Thái Bình. 

[Ảnh] Thắp đèn tăng ca xây nhà buổi tối

[Ảnh] Thắp đèn tăng ca xây nhà buổi tối

Huyện Mường Khương đăng ký thời điểm từ tháng 7/2024 đến hết tháng 6/2025 sẽ hỗ trợ Nhân dân xóa 4.244 nhà tạm, nhà dột nát. Tính đến thời điểm này huyện Mường Khương đã hỗ trợ các hộ xây dựng mới và sửa chữa 2.604 ngôi nhà, đa số đã hoàn thành, hiện còn 1.604 nhà chưa khởi công.

Bài 5: Không gian sông Hồng - biểu tượng mới của Thủ đô

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 5: Không gian sông Hồng - biểu tượng mới của Thủ đô

Sông Hồng - dòng chảy mang trong mình bao lớp trầm tích lịch sử, văn hóa và những câu chuyện huyền thoại, từ lâu trở thành biểu tượng gắn bó mật thiết với mảnh đất Thăng Long - Hà Nội. Không chỉ nâng niu, nuôi dưỡng sự phồn thịnh cho kinh kỳ ngàn năm, sông Mẹ còn chuyên chở những giá trị tinh thần, hun đúc bản sắc và khát vọng của bao thế hệ.

Bài 4: Đánh thức tiềm năng từ đất bãi ven sông

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 4: Đánh thức tiềm năng từ đất bãi ven sông

Sông Hồng - dải lụa mềm mại vắt qua Thủ đô Hà Nội, mang theo bao lớp trầm tích phù sa, hun đúc nên những bãi bồi trù phú, những doi đất giàu tiềm năng. Dòng chảy ấy không chỉ là nhân chứng lịch sử của bao thăng trầm, mà còn là nguồn cảm hứng bất tận cho những dự án quy hoạch đô thị, vẽ nên giấc mơ về một thành phố hai bên bờ sông, nơi cuộc sống hòa quyện giữa thiên nhiên và hiện đại.

Đề nghị VEC rà soát vốn đầu tư mở rộng cao tốc Nội Bài – Lào Cai

Đề nghị VEC rà soát vốn đầu tư mở rộng cao tốc Nội Bài – Lào Cai

Trong văn bản gửi VEC, Bộ Xây dựng cũng cho biết, ngày 12/3/2025, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 1997/VPCP-CN về việc đầu tư dự án mở rộng đoạn Yên Bái - Lào Cai thuộc tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Trong đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính làm rõ nguồn vốn cho dự án (bao gồm cả nguồn vốn VEC có thể huy động) để nghiên cứu phương án đầu tư dự án.

Bài 1: Hình thành không gian trục động lực dọc sông Hồng

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 1: Hình thành không gian trục động lực dọc sông Hồng

Theo Quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Lào Cai sẽ tập trung phát triển trục kinh tế động lực dọc sông Hồng. Đây là trục kinh tế đóng vai trò “hạt nhân” đối với liên kết không gian phát triển kinh tế của tỉnh; kết nối vùng, liên vùng và cả nước với khu vực Tây Nam Trung Quốc.

fb yt zl tw