Phê duyệt phương án tổ chức giao thông Dự án xây dựng đường nối đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đến Sa Pa theo hình thức BOT

Ngày 31/8/2023, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2158 về việc phê duyệt phương án tổ chức giao thông tại Dự án xây dựng đường nối đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đến thị trấn Sa Pa theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT).

dji-0144-9040.jpg
Cầu Móng Sến giúp hành trình từ thành phố Lào Cai đi thị xã Sa Pa được rút ngắn và an toàn hơn. (Ảnh: Mạnh Dũng)

Theo đó, đối với Quốc lộ 4D, phương án tổ chức giao thông vẫn giữ nguyên như hiện trạng. Cụ thể, các phương tiện giao thông đi theo chiều từ Lào Cai đi Sa Pa và ngược lại (theo ý kiến khuyến cáo của Bộ Giao thông Vận tải).

Đối với Tỉnh lộ 155, phương án tổ chức giao thông theo hướng từ Sa Pa về thành phố Lào Cai. Cụ thể, từ Km12+050 khu vực cầu Móng Sến (giao với Quốc lộ 4D tại Km122+666) đến thành phố Lào Cai tại Km0 (giao với Quốc lộ 4D tại Km135+940), các phương tiện lưu thông theo một chiều (hướng từ Sa Pa về thành phố Lào Cai).

Công ty Cổ phần Đầu tư BOT Lào Cai - Sa Pa (chủ đầu tư dự án) chịu trách nhiệm tổ chức giao thông, đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến Tỉnh lộ 155 theo quy định.

Dự án xây dựng đường nối đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đến Sa Pa gồm đầu tư xây dựng mới Tỉnh lộ 155 đoạn từ nút giao đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (tại Km0+00 tương ứng với Km135+940, Quốc lộ 4D) đến Km13+800, kết nối với Quốc lộ 4D tại Km117+550 (bao gồm cả cầu Móng Sến và đường dẫn hai đầu cầu) có chiều dài 13,8km.

Quy mô đầu tư: Xây dựng mới tuyến Tỉnh lộ 155 theo hướng song song với tuyến Quốc lộ 4D hiện hữu theo tiêu chuẩn đường cấp IV. Loại, cấp công trình: công trình giao thông; phần đường: công trình giao thông, cấp II; phần cầu: cầu Móng Sến công trình cấp đặc biệt (trụ cầu cao hơn 50m).

Phương án tuyến: Xây dựng mới tuyến đường theo hướng nối dài Tỉnh lộ 155 phù hợp với quy hoạch hạ tầng giao thông của tỉnh, với quy mô đường cấp IV miền núi; chiều dài 13,8km.

Tiêu chuẩn kỹ thuật: Xây dựng mới tuyến đường theo hướng nối dài Tỉnh lộ 155, theo tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi Bn/Bm=7,5m/5,5m; các đoạn đi chung nền với Quốc lộ 4D mở rộng nền đường, mặt đường đảm bảo 4 làn xe (đoạn Km0 - Km0+150 thiết kế Bn/Bm=16,5m/15m; đoạn Km12+050 - Km12+227 và đường dẫn vào cầu Móng Sến thiết kế Bn/Bm=15m/13,5m); bán kính đường cong nằm đảm bảo Rmin=60m, châm chước những đoạn khó khăn (Rcc=40m); độ dốc dọc lớn nhất Imax ≤ 8% (đoạn khó khăn châm chước Imax ≤ 10%).

Xây dựng mới cầu Móng Sến có chiều dài cầu tính đến 2 đuôi mố là 612,22m; độ dốc dọc trên cầu i=4%, bán kính đường cong đứng lồi trên cầu R ≥ 700m, bán kính đường cong đứng lõm trên cầu R=700m.

Tải trọng thiết kế các công trình trên tuyến HL93; kết cấu mặt đường: đảm bảo mặt đường cấp cao A1, với kết cấu mặt bê tông nhựa đảm bảo mô-đun đàn hồi yêu cầu Eyc > 140 Mpa.

Tổng mức đầu tư dự án là 1.382 tỷ đồng.

Nguồn vốn đầu tư: Vốn nhà đầu tư huy động (vốn chủ sở hữu, vốn vay tín dụng) là 803 tỷ đồng; vốn Nhà nước tham gia dự án là 579 tỷ đồng (trong đó vốn ngân sách Trung ương là 500 tỷ đồng; vốn ngân sách địa phương là 79 tỷ đồng).

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Dự án Cầu đường bộ qua sông Hồng Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc): Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Khu vực biên giới giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) từ lâu đã được xem là một trong những điểm kết nối kinh tế, văn hóa và giao thương quan trọng giữa hai nước. Trong đó, các cây cầu biên giới đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy kinh tế biên mậu, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị.

Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

Sông Hồng - dòng chảy đỏ nặng phù sa, nơi hun đúc nền văn minh rực rỡ, nơi in dấu những bước chân đầu tiên của người Việt trên hành trình dựng nước và giữ nước. Hàng nghìn năm qua, con sông ấy không chỉ mang lại nguồn sống cho bao thế hệ mà còn kết nối những vùng đất, những nền văn hóa, tạo nên một vùng Bắc Bộ trù phú và giàu bản sắc.

Bài 6: Hành trình kiến tạo những đô thị ven sông

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 6: Hành trình kiến tạo những đô thị ven sông

Dọc theo đôi bờ sông Hồng trên hành trình chảy qua 9 tỉnh của Việt Nam, những đô thị mới dần hình thành, mang theo những khát vọng phát triển, hòa quyện giữa sự hoang sơ và hơi thở hiện đại. Từ miền thượng nguồn nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt tại tỉnh Lào Cai, chúng tôi đã rong ruổi theo dòng sông qua các tỉnh để về Thái Bình. 

[Ảnh] Thắp đèn tăng ca xây nhà buổi tối

[Ảnh] Thắp đèn tăng ca xây nhà buổi tối

Huyện Mường Khương đăng ký thời điểm từ tháng 7/2024 đến hết tháng 6/2025 sẽ hỗ trợ Nhân dân xóa 4.244 nhà tạm, nhà dột nát. Tính đến thời điểm này huyện Mường Khương đã hỗ trợ các hộ xây dựng mới và sửa chữa 2.604 ngôi nhà, đa số đã hoàn thành, hiện còn 1.604 nhà chưa khởi công.

Bài 5: Không gian sông Hồng - biểu tượng mới của Thủ đô

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 5: Không gian sông Hồng - biểu tượng mới của Thủ đô

Sông Hồng - dòng chảy mang trong mình bao lớp trầm tích lịch sử, văn hóa và những câu chuyện huyền thoại, từ lâu trở thành biểu tượng gắn bó mật thiết với mảnh đất Thăng Long - Hà Nội. Không chỉ nâng niu, nuôi dưỡng sự phồn thịnh cho kinh kỳ ngàn năm, sông Mẹ còn chuyên chở những giá trị tinh thần, hun đúc bản sắc và khát vọng của bao thế hệ.

Bài 4: Đánh thức tiềm năng từ đất bãi ven sông

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 4: Đánh thức tiềm năng từ đất bãi ven sông

Sông Hồng - dải lụa mềm mại vắt qua Thủ đô Hà Nội, mang theo bao lớp trầm tích phù sa, hun đúc nên những bãi bồi trù phú, những doi đất giàu tiềm năng. Dòng chảy ấy không chỉ là nhân chứng lịch sử của bao thăng trầm, mà còn là nguồn cảm hứng bất tận cho những dự án quy hoạch đô thị, vẽ nên giấc mơ về một thành phố hai bên bờ sông, nơi cuộc sống hòa quyện giữa thiên nhiên và hiện đại.

Đề nghị VEC rà soát vốn đầu tư mở rộng cao tốc Nội Bài – Lào Cai

Đề nghị VEC rà soát vốn đầu tư mở rộng cao tốc Nội Bài – Lào Cai

Trong văn bản gửi VEC, Bộ Xây dựng cũng cho biết, ngày 12/3/2025, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 1997/VPCP-CN về việc đầu tư dự án mở rộng đoạn Yên Bái - Lào Cai thuộc tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Trong đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính làm rõ nguồn vốn cho dự án (bao gồm cả nguồn vốn VEC có thể huy động) để nghiên cứu phương án đầu tư dự án.

Bài 1: Hình thành không gian trục động lực dọc sông Hồng

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 1: Hình thành không gian trục động lực dọc sông Hồng

Theo Quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Lào Cai sẽ tập trung phát triển trục kinh tế động lực dọc sông Hồng. Đây là trục kinh tế đóng vai trò “hạt nhân” đối với liên kết không gian phát triển kinh tế của tỉnh; kết nối vùng, liên vùng và cả nước với khu vực Tây Nam Trung Quốc.

fb yt zl tw