Nức tiếng phở Bắc Hà

LCĐT - Bắc Hà từ lâu được ví như “Đà Lạt” thu nhỏ ở khu vực Tây Bắc. Không chỉ cảnh sắc nên thơ, con người giản dị mà những nét văn hóa ẩm thực của cộng đồng các dân tộc nơi đây cũng rất đặc sắc.

Đến Bắc Hà vào những ngày cận Tết, khách viễn xứ có cảm giác rất lạ trước cảnh vật thoắt ẩn, thoắt hiện trong màn sương giăng kín. Sẽ thật cảm xúc khi được cùng hòa mình vào dòng người nô nức đi chợ phiên Bắc Hà, cùng ngồi quanh chiếc bàn gỗ ven chợ co ro hơ tay bên bếp lửa bập bùng, mỗi khi nói chuyện, miệng ai cũng thở ra những khối khí bảng lảng như sương.

Nức tiếng phở Bắc Hà ảnh 1
Hấp dẫn phở Bắc Hà.

Càng đặc biệt hơn khi cùng nhau chờ đợi chị chủ quán thân thiện bưng ra một bát phở được chan bởi nước dùng đang sôi sùng sục trong cái nồi lớn. Hương thơm của các loại gia vị đặc trưng không nơi nào có theo làn gió tỏa đi cả một khu chợ như tha thiết mời gọi thực khách.

Cũng như bao chợ phiên khác, hôm nay vợ chồng ông Vừ Seo Sinh ở xã Tả Củ Tỷ xuống chợ phiên Bắc Hà từ tờ mờ sáng. Sau khi bán được đôi gà đen và một con lợn “cắp nách”, vợ chồng ông Sinh rủ nhau vào khu ẩm thực để ăn tô phở nóng hổi. Ông Sinh cho biết: Hằng ngày ở nhà ăn cơm, ăn mèn mén nhiều rồi, đi chợ phiên nếu không được ăn phở thì cảm thấy bứt rứt lắm!\

Cũng là phở Bắc Hà, nhưng ăn phở ở các khu vực nhà hàng, đường phố sẽ khác rất nhiều trong chợ phiên. Khác biệt có lẽ ở nồi nước dùng, người trong chợ nấu nước dùng ninh từ các loại xương lợn đen, cũng kết hợp luộc các loại thịt lợn, thịt gà bản địa… Khi mang thứ nước đó chan với bánh phở được tráng thủ công từ loại gạo xay từ thóc cũ màu hồng sẽ cho mùi vị thơm nồng, thanh ngọt, để lại vị đậm đà mà không phải vị ngọt từ đường hay mì chính.

Chị Giàng Hoa, một chủ quán có thâm niên gần 20 năm bán phở ở khu vực ẩm thực chợ văn hóa Bắc Hà chia sẻ: Bí quyết để có bát phở ngon quan trọng nhất là khâu lựa chọn nguyên liệu. Lợn, gà dùng nấu phở phải là do người bản địa nuôi, trong quá trình chăn nuôi họ không sử dụng thức ăn công nghiệp, chủ yếu dùng cám gạo, ngô, cây chuối và các loại rau rừng, khi chế biến sẽ không bị hôi.

Nức tiếng phở Bắc Hà ảnh 2
Người vùng cao đến chợ phiên không thể bỏ qua món phở Bắc Hà.

Điều đặc biệt làm cho phở Bắc Hà “nức tiếng” bấy lâu nay còn phải kể đến bánh phở. Không phải thứ bánh phở trắng phau làm từ gạo của miền xuôi như ngoài phố thường thấy, bánh phở Bắc Hà có màu hồng nhạt đặc trưng do làm từ loại gạo được gieo trồng dài ngày trên nương ruộng. Bản thân thứ gạo làm ra bánh phở này vốn rất cứng nhưng khi làm ra sợi bánh phở lại dai, đậm đà hơn rất nhiều so với gạo trắng thông thường. Vì thế ăn bát phở Bắc Hà, nhiều người cứ lưu luyến mãi vị bánh phở ngọt dai.

Ngoài phở chan đặc trưng nhất ở Bắc Hà, cũng từ loại bánh phở đó, người ta còn biến tấu thành món phở chua, phở trộn xa xíu đặc sắc không kém. “Tiếng lành đồn xa”, thời gian qua, nhiều người làm YouTube đã tìm đến chợ phiên Bắc Hà để tìm hiểu, thưởng thức món phở đặc sản của Bắc Hà. Những video khi được đăng tải trên nền tảng mạng xã hội đã thu hút hàng triệu lượt người xem, chia sẻ và bình luận, góp phần đưa hình ảnh văn hóa, con người và ẩm thực Bắc Hà đến với người xem không chỉ ở Việt Nam mà còn tới bạn bè quốc tế.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ngày 1: Khám phá thác Ong Chúa và “săn” trái tim trên đá

Chinh phục núi Nhìu Cồ San Ngày 1: Khám phá thác Ong Chúa và “săn” trái tim trên đá

Núi Nhìu Cồ San theo tiếng dân tộc Mông có nghĩa là núi Sừng Trâu. Đây là dãy núi thuộc hệ thống Hoàng Liên Sơn với độ cao 2.965 m so với mặt nước biển, đứng thứ 9 trong tốp 10 ngọn núi cao nhất Việt Nam. Để chinh phục núi Nhìu Cồ San, người leo sẽ mất khoảng 2 ngày 1 đêm. Ngày đầu tiên, cung đường từ chân núi lên tới lán nghỉ có rất nhiều cảnh đẹp để lại ấn tượng sâu đậm cho người leo.

Kỳ cuối: Chạm mặt quần thể đỗ quyên khổng lồ

Chinh phục Sinh Tcha Pao - “săn” đỗ quyên khổng lồ Kỳ cuối: Chạm mặt quần thể đỗ quyên khổng lồ

Tiếp tục hành trình chinh phục đỉnh Sinh Tcha Pao, chúng tôi thức dậy giữa đại ngàn khi những chú chim rừng vừa cất tiếng hót gọi bình minh. Dưới tán lá dày đặc của rừng nguyên sinh, trời vẫn chưa sáng. Cả đoàn lục tục nhóm lửa, nấu nước pha mì tôm làm bữa sáng.

Đầu tư phát triển du lịch tâm linh

Đầu tư phát triển du lịch tâm linh

Du lịch tâm linh là xu hướng phổ biến hiện nay. Nhu cầu du lịch tâm linh của người dân Lào Cai nói riêng và cả nước nói chung trở thành động lực thúc đẩy du lịch tâm linh phát triển.

Kỳ 1: Gian nan chinh phục Sinh Tcha Pao

Chinh phục Sinh Tcha Pao - “săn” đỗ quyên khổng lồ Kỳ 1: Gian nan chinh phục Sinh Tcha Pao

Với những người yêu thích khám phá, chinh phục núi cao, Sinh Tcha Pao, thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Văn Bàn như lời mời gọi hấp dẫn bởi cung đường núi hoang sơ, vắng dấu chân người, đầy thử thách với con dốc “tức thở” cùng vách đá cao dựng đứng. Sinh Tcha Pao còn hấp dẫn với quần thể đỗ quyên khổng lồ, khoe sắc rực rỡ mỗi độ tháng Ba về mà hiếm đỉnh núi nào có được.

Bức họa đồ mùa nước đổ trên vùng cao Lào Cai

Bức họa đồ mùa nước đổ trên vùng cao Lào Cai

Tháng 5, những cơn mưa rào mùa hạ ùa về làm cho những tràn ruộng bậc thang trên khắp rẻo cao Lào Cai bừng tỉnh. Mùa này, đồng bào vùng cao bắt đầu vào vụ cày cấy, làm cho khung cảnh ruộng bậc thang trở nên đẹp như bức tranh họa đồ khổng lồ với những đường nét mềm mại, màu sắc sinh động, nhất là buổi bình minh hay dưới ánh mặt trời buổi hoàng hôn.

Bát Xát - Bức họa mùa nước đổ

Bát Xát - Bức họa mùa nước đổ

Nếu du khách đang tìm kiếm một chốn du lịch vừa hùng vĩ với núi đồi, vừa lãng mạn với cỏ cây, hoa lá thì huyện Bát Xát là nơi đáng đến trong chuyến trải nghiệm vào mùa nước đổ.

Chương trình chia sẻ kết quả khảo sát thực trạng du lịch tỉnh Lào Cai

Chương trình chia sẻ kết quả khảo sát thực trạng du lịch tỉnh Lào Cai

Chiều 8/5, Đại sứ quán Ô-xtrây-li-a tại Việt Nam và nhà thầu Tư vấn Quản lý Dự án GREAT 2 (Dự án thúc đẩy bình đẳng giới thông qua nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch tỉnh Lào Cai) phối hợp với Sở Du lịch tổ chức chương trình chia sẻ kết quả khảo sát thực trạng du lịch tỉnh Lào Cai.

fb yt zl tw