Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Niềm vui mùa dứa chín

Niềm vui mùa dứa chín

Tháng 4, cây dứa vào chính vụ thu hoạch quả. Dứa đón đủ nắng, quả nào quả nấy “mở mắt” căng tròn, chín mọng, chuyển màu vàng như những đốm lửa được thắp trên nương. Sau những mùa dứa giá thấp trong khi giá phân bón đẩy lên cao ngất ngưởng, nhiều người dân ở các vùng trồng tưởng như cạn hi vọng, thì năm nay dứa được mùa, giá cao “kỷ lục”. Người trồng dứa nuôi lại niềm tin vào loại cây được gửi gắm nhiều kỳ vọng này.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Năm nào cũng thế, cứ vào đầu năm là gia đình ông Nông Văn Lừu, thôn Na Mạ 1, xã Bản Lầu (Mường Khương) lại đứng ngồi không yên, lo tìm đầu mối để bán dứa. Đã gần 20 năm gắn bó với cây trồng này, ông Lừu từng có mùa dứa lãi to nhưng cũng có những mùa lỗ nặng.

Tôi nhớ nhất vụ dứa năm kia (2022), giá bán dứa quả là 1.800 đồng/kg, trừ 600 đồng/kg tiền thuê hái và vận chuyển còn được 1.200 đồng/kg. Năm đó, giá phân bón lại tăng cao, tôi cắn răng chịu lỗ mấy chục triệu đồng. Lúc ấy buồn lắm, tự dặn lòng là không trồng dứa nữa nhưng đến mùa, thấy nhà khác dọn nương, lấy giống, trong lòng lại sốt ruột không yên, lại tự động viên chính mình cố trồng thêm 1 vụ nữa xem thế nào.

Ông Nông Văn Lừu, thôn Na Mạ 1, xã Bản Lầu.

Vụ dứa năm 2023, giá dứa quả bán được 3.500 đồng/kg, ông Lừu hòa vốn tiền phân bón và giống, chưa có tiền công. Thấy nhiều người bỏ cây dứa vì giá thấp, ông Lừu thêm một lần nữa phân vân giữa việc giữ hay bỏ nghề trồng dứa. Cuối cùng, ông Lừu lựa chọn đặt niềm tin vào loại cây ông gắn bó gần 2 thập niên này. Ông xuống giống 6 vạn dứa, chăm chỉ làm cỏ, bón đủ phân cho cây. Tới mùa thu hoạch, nương dứa nhà ông quả nào quả nấy to tròn, chắc nịch, đều đặn nặng đạt size khoảng 1kg/quả.

IMG_8291.JPG
Dứa năm nay được mùa, mẫu mã đẹp, được giá.

Năm nay, quả dứa bất ngờ được giá. Từ đầu vụ giá đã gấp đôi năm trước, tiểu thương thu mua giá sỉ đều ở mức 7.000 đồng/kg, các mối thu gom tỏa ra khắp các triền đồi, xem dứa và trả giá. Những năm dứa được giá, gia đình nào trồng nhiều thường “bán vo” cả nương cho thương lái để không mất nhiều công thu mua, vận chuyển. Nương dứa nhà ông Lừu năm ngoái bán được 80 triệu đồng, năm nay thương lái trả 200 triệu đồng. Ông Lừu "chốt đơn", nhận tiền, ngày mùa nhưng thong thả cắt cỏ nuôi cá, không phải vất vả lên nương thu hoạch rồi lo bán lẻ từng cân như những năm dứa ế vừa qua.

Giữa tháng 4, dứa vào chính vụ. Thông thường vào thời điểm dứa chín rộ thì giá bán sẽ hạ nhiệt nhưng giá dứa quả vụ này thậm chí “gây choáng” cho chính người trồng. Chị Vương Thị Thắm, thôn Cốc Chứ, xã Bản Lầu và chồng kết hôn chưa lâu, năm trước được gia đình chia cho một phần nương làm của riêng. Trên mảnh nương nhỏ, chị Thắm trồng dứa, đến vụ thì hái bán lẻ kiếm thêm “đồng ra đồng vào”. Tổng kết vụ dứa năm trước, chị Thắm thu được 30 triệu đồng. Dù chưa có lời lãi gì nhưng do chưa biết trồng cây gì thay thế, chị Thắm trồng dứa tiếp. Giữa tháng 4, dứa đang độ được giá nhất thì nương dứa nhà chị Thắm chín.

Dẫn chúng tôi tham quan nương dứa, quả nào quả nấy mắt mở to, tròn xoe đang dần ửng vàng, chị Thắm “cười như trúng số”. "Quả này 15.000 này. Quả này thì ít nhất cũng được 10.000. Quả bé xíu kia, trước bỏ không chẳng ai thu hoạch đâu nhưng giờ đem bán cũng được 5.000 đồng" – chị Thắm hồ hởi chỉ từng quả dứa trên nương để “định giá”. Tính sơ qua, nương dứa này chị Thắm sẽ thu về khoảng 80 triệu đồng.

IMG_8453.JPG

Dứa to như thế này, bán lẻ được 15.000/kg. Còn mừng hơn cả... trúng số. Chưa bao giờ giá dứa cao như năm nay.

Chị Vương Thị Thắm, thôn Cốc Chứ, xã Bản Lầu.

Niềm vui của chị Thắm, ông Lừu cũng đang là niềm vui chung của người trồng dứa năm nay. Thời tiết thuận lợi nên quả dứa đẹp mã, mọng nước, năng suất đạt cao hơn vụ trước, thương lái khắp nơi đổ về vùng dứa Bản Lầu (Mường Khương), Bản Phiệt (Bảo Thắng) để gom mua, các doanh nghiệp cũng thi nhau chào gọi, nhờ đó giá dứa tăng cao.

IMG_8656.JPG
Tại thị trường bán lẻ, giá dứa trung bình khoảng 12.000 - 15.000 đồng/kg.

Tại “chợ dứa” ở ngã ba Na Mạ - Na Lốc, xã Bản Lầu, huyện Mường Khương (nơi tập kết của các tiểu thương mua – bán dứa, cũng là nơi nhiều người dân mang dứa ra bán lẻ), những ngày này nhộn nhịp hơn thường lệ. Thị trường bán lẻ dứa năm nay ghi nhận mức giá cao kỷ lục, có thời điểm dứa loại 1 (loại mã đẹp, size trung bình trên 1kg/quả) có giá bán 20.000 đồng/kg, hiện đang duy trì ở mức 15.000 đồng/kg; dứa đạt kích thước trung bình 600 – 800 gram/quả có giá khoảng 10.000 – 12.0000 đồng/kg; dứa bi (khoảng 300 – 500 gram/quả) giá khoảng 8.000 đồng/kg.

Dứa bán cho nhà máy hiện ở mức giá 6.800 – 7.000 đồng/kg, có thời điểm lên tới 8.000 đồng/kg; dứa chợ (dứa bán sỉ đầu tấn cho thương lái tại nương) đã lên tới 9.000 đồng/kg. Nếu so với năm trước, giá dứa tăng trung bình 2 – 3 lần, là mức cao kỷ lục được ghi nhận tại thị trường dứa hơn 10 năm qua.

IMG_8685.JPG
Sơ chế dứa cho các nhà máy chế biến giúp tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Vào vụ, tại gia đình bà Trần Thị Nhàn (chuyên thu gom, sơ chế dứa cho các nhà máy chế biến) tấp nập nhân công đến gọt dứa thuê. Mỗi ngày, tại cơ sở này có khoảng 40 người đến gọt vỏ, nhặt mắt dứa để đáp ứng đơn hàng cho nhà máy chế biến, đóng hộp. Thế nhưng theo bà Nhàn, năm nay, số nhân công đã giảm đi 1 nửa, bởi dứa ít, giá cao, không mua được nhiều để sơ chế.

Bà Nhàn chia sẻ: Những năm nhiều dứa, mỗi ngày cơ sở xuất xưởng 12 – 13 tấn quả nhưng năm nay, 1 – 2 ngày mới được một chuyến như thế, bởi mấy vụ gần đây giá phân bón tăng cao, trong khi giá bán quả thấp nên người dân bỏ dần.

IMG_8676.JPG
Phần lớn sản lượng dứa được các doanh nghiệp thu mua để chế biến phục vụ xuất khẩu.

Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường Khương (địa phương có sản lượng dứa cao nhất toàn tỉnh), trên địa bàn huyện hiện có 1.657 ha dứa, khoảng 700 ha đang trong giai đoạn cho thu hoạch. Từ đầu vụ dứa đến nay, người dân đã thu hoạch được 28.860 tấn quả, giá trị sản lượng hơn 192,3 tỷ đồng. Tình hình tiêu thụ rất thuận lợi với 1/3 sản lượng được Công ty Cổ phần thực phẩm Á Châu (tại xã Lùng Vai) thu mua, sản lượng còn lại được HTX Thịnh Phong và các tiểu thương thu mua xuất bán cho các nhà máy ở Bắc Giang, Ninh Bình, Hưng Yên ... Giá bán trung bình cho các nhà máy từ 6.000 – 6.500 đồng/kg và tại các chợ đầu mối là 7.000 – 8.000 đồng/kg. Vụ thu hoạch dứa thường bắt đầu từ cuối năm trước cho đến đầu tháng 5 năm sau, hiện người dân đã thu hoạch được khoảng 70 – 80% tổng sản lượng dứa năm nay.

Giá bán quả dứa năm nay đạt cao do tình hình xuất khẩu thuận lợi, được giá nên các doanh nghiệp mua dứa nguyên liệu với giá cao. Đến thời điểm này, có thể nói người trồng dứa thắng lợi lớn, giá dứa duy trì ở mức cao từ đầu vụ, người dân đảm bảo có lãi.

Ông Lê Thanh Hoa, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường Khương.

Tại Lào Cai, dứa được xác định là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh theo Nghị quyết 10 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp hàng hóa. Diện tích dứa toàn tỉnh hiện đạt 2.210 ha, dự kiến sản lượng cả năm đạt 40.000 tấn. Dứa được trồng tại Mường Khương, Bảo Thắng, Bát Xát và thành phố Lào Cai, trong đó, Mường Khương là địa phương có diện tích lớn nhất toàn tỉnh.

Những năm qua, việc tiêu thụ dứa gặp nhiều khó khăn nên người dân đang dần mất hy vọng vào cây trồng này. Với sự phục hồi của kinh tế xuất khẩu, tiêu thụ dứa thuận lợi, giá bán cao, người dân thu lợi nhuận lớn đã “tiếp đà” cho một ngành hàng tưởng như đang dần "đuối sức" sau những mùa dứa thất bại. Mùa dứa năm nay, người dân tiếp tục nuôi hy vọng, chờ đợi những mùa trái ngọt trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đổi thay Hát Tình

Đổi thay Hát Tình

Gần 10 năm từ sau vụ gặt lúa chiêm 2014, tôi trở lại Hát Tình, bản người Mông mà hồi đó nhiều người ở xã Chiềng Ken (huyện Văn Bàn) quen gọi là nơi “thâm sơn cùng cốc”, bởi để vào được vùng đất này thì đường đi gian nan vô cùng, phải ngược núi cao, vượt suối sâu...

Tìm về phố Tây

Tìm về phố Tây

Giữa tháng Sáu, trời hửng nắng nhưng Sa Pa vẫn mang không khí se lạnh đặc trưng. Từ sân Quần xuống phố Cầu Mây, tôi gặp các nhóm khách người nước ngoài đang tản bộ, một số bà con người Mông, Dao trải ni-lông bên hiên nhà xếp hàng thổ cẩm hoặc những chiếc vòng tay ngồi bán. Cầu Mây vẫn nhộn nhịp, từ nhà hàng, khách sạn đến các cửa hàng bán đồ lưu niệm đều được trang trí đa dạng phong cách, tạo thành dãy phố mang vẻ đẹp tân thời phương Tây ngay giữa lòng thị xã Sa Pa.

Mùa quả ngọt dưới núi Đại Bàng

Mùa quả ngọt dưới núi Đại Bàng

Dãy núi đá trắng và đỉnh núi nhọn thuộc thôn Mù Tráng Phìn, xã Cán Cấu (huyện Si Ma Cai) nhìn như đôi cánh đại bàng khổng lồ đang dang rộng. Ngày trước, khi mùa xuân đến có những đôi đại bàng rủ nhau về làm tổ nên đồng bào Mông nơi đây gọi là núi Đại Bàng.

Bài cuối: Cần nhanh tìm lời giải

Thành phố Lào Cai: Khó khăn trong xây dựng cơ sở giết mổ động vật tập trung Bài cuối: Cần nhanh tìm lời giải

Như đã đề cập ở bài trước, việc quy hoạch và xây dựng điểm giết mổ gia súc tập trung trên địa bàn thành phố Lào Cai đang đặt ra cấp bách. Thế nhưng, trong những năm qua, nhiệm vụ này vẫn nằm trong vòng luẩn quẩn cứ lập xong quy hoạch lại xóa, còn người dân và doanh nghiệp thì thấp thỏm chờ đợi và đành “chấp nhận” vi phạm.

Bài 1: Tràn lan cơ sở hoạt động chui

Thành phố Lào Cai: Khó khăn trong xây dựng cơ sở giết mổ động vật tập trung Bài 1: Tràn lan cơ sở hoạt động chui

Là trung tâm tỉnh lỵ, có mật độ và dân số đông, việc xóa bỏ điểm giết mổ gia súc nhỏ lẻ nằm trong các khu dân cư là vấn đề cấp thiết. Tuy nhiên, muốn làm được việc này, đòi hỏi phải xây dựng cơ sở giết mổ gia súc tập trung, nhưng vì quá nhiều vướng mắc nên thành phố Lào Cai chưa thực hiện được.

Những dấu chân thầm lặng

Những dấu chân thầm lặng

Là lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách, khối lượng công việc lớn, các kiểm lâm địa bàn luôn xung kích, sáng tạo thực hiện phương châm “bám chính quyền, bám rừng, bám dân” để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Vùng trâu giống quốc gia Bảo Yên giờ ra sao?

Vùng trâu giống quốc gia Bảo Yên giờ ra sao?

Những năm 1960, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhập trâu Murrah từ Ấn Độ lai với trâu địa phương nhằm cải tạo, nâng cao năng suất sức kéo đàn trâu địa phương, từ đó Bảo Yên trở thành vùng trâu giống tốt nhất khu vực, được coi là vùng có trâu giống quốc gia.

Tân Thượng - trù phú vùng đất ven sông

Tân Thượng - trù phú vùng đất ven sông

Người xưa thường có câu “nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ” để nói về lợi thế của một vùng đất nếu ở gần chợ, gần sông, gần đường lớn sẽ sớm trù phú, thịnh vượng. Với xã Tân Thượng, huyện Văn Bàn hiện nay có cả 3: “cận thị” - nằm ở cửa ngõ khu đô thị Bảo Hà - Tân An, “cận giang” - bám ven sông Hồng và “cận lộ” - nằm ngay nút giao IC16, cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Đây là lợi thế rất lớn để vùng đất này phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

Nắng tháng 5 gọi mùa mận chín

Nắng tháng 5 gọi mùa mận chín

Bước vào tháng 5, mận Tam Hoa tại huyện vùng cao Bắc Hà bắt đầu “đủng đỉnh” chín. Mới chớm vụ mà ngày nào chị Lục Thanh Xuân, thôn Na Lo, xã Tà Chải cũng tất bật để chuẩn bị vào mùa. Chị Xuân cười nói: Bắt đầu từ giờ đến khoảng 1 tháng nữa, ngày nào cũng chỉ... ăn và đi hái mận.

Một thoáng Hồng Cam

Một thoáng Hồng Cam

Men theo ký ức về bến đò Hồng Cam, chúng tôi tìm về nơi kết nối giữa xã Cam Cọn và một số xã lân cận (Bảo Yên) với các trung tâm phát triển kinh tế của tỉnh như Bảo Thắng, thành phố Lào Cai. Cứ ngỡ sẽ được đi trên chuyến đò chông chênh đầy gió để sang sông, vậy nhưng từ trong xanh thẳm, cây cầu như sợi chỉ trắng đã nối liền bờ vui.

Vì những miền quê đáng sống

Vì những miền quê đáng sống

Từ ước mong ban đầu xây dựng những miền quê đáng sống, lấy đây là động lực, mục tiêu phấn đấu, giờ đây mục tiêu đó hiển hiện rõ ràng và trở thành thực tế sinh động ở huyện Bảo Thắng.

Vì sao việc bố trí tái định cư cho các hộ dân trong vùng nguy hiểm ở xã Tả Phời chậm tiến độ?

Vì sao việc bố trí tái định cư cho các hộ dân trong vùng nguy hiểm ở xã Tả Phời chậm tiến độ?

Đã 9 tháng kể từ sau thời điểm xảy ra sự cố vỡ cống hồ thải đuôi quặng Nhà máy tuyển quặng đồng Tả Phời (xã Tả Phời, thành phố Lào Cai), đến nay, việc di chuyển các hộ dân nằm trong khu vực nguy cơ sạt lở, sụt lún theo quyết định của UBND tỉnh vẫn chưa được thực hiện. Mùa mưa lũ đã cận kề, người dân rất lo lắng khi hằng ngày phải sống dưới chân đập tiềm ẩn nguy hiểm, không đảm bảo an toàn.

Nhân lên những vùng xanh

Nhân lên những vùng xanh

Thời gian gần đây, nhiều thôn trên địa bàn xã Sơn Hải (Bảo Thắng) triển khai làm hàng rào xanh, mang lại không gian xanh cho những vùng quê đáng sống, đồng thời tạo điểm nhấn để phát triển du lịch.

Ngổn ngang đường xuống Khu du lịch Cát Cát

Sa Pa: Ngổn ngang đường xuống Khu du lịch Cát Cát

Nhiều tháng nay, người dân và các chủ khách sạn, hộ kinh doanh trên tuyến phố Fansipan từ trung tâm thị xã Sa Pa đi Khu du lịch Cát Cát (xã Hoàng Liên) phải sống trong cảnh “đóng cửa ngồi chờ” vì đơn vị thi công đào đường nham nhở, thi công cầm chừng.

Khát vọng dưới núi Hàm Rồng

Khát vọng dưới núi Hàm Rồng

Những ngày đầu năm mới, nắng bừng lên sưởi ấm bản làng, góc phố dưới chân núi Hàm Rồng (thị xã Sa Pa), hoa đào, hoa mai tưng bừng khoe sắc. Mùa xuân này, người dân phường Hàm Rồng phấn khởi vì rau, hoa được mùa, tự hào kể cho con cháu nghe truyền thuyết về rồng thiêng trên núi Hàm Rồng nơi mình sinh sống, càng thêm khát vọng “bay cao”.

Cần khắc phục những bất cập gây mất an toàn giao thông trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Cần khắc phục những bất cập gây mất an toàn giao thông trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Thời gian qua, một số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai (đoạn qua tỉnh Lào Cai) hoặc tại các nút giao liên quan. Qua các cuộc họp đánh giá về công tác đảm bảo an toàn giao thông (ATGT) và kết quả điều tra nguyên nhân các vụ tai nạn giao thông cho thấy ngoài ý thức của người tham gia giao thông thì hạ tầng giao thông trên tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai và tại các nút giao, lối vào còn những bất cập cần khắc phục ngay để đảm bảo ATGT.

Xuân Sang

Xuân Sang

Một buổi chiều đầu xuân, khi nắng ửng vàng, gió từ dưới sông thổi lên vẫn còn rét ngọt, men theo Tỉnh lộ 151, dọc hữu ngạn sông Hồng, chúng tôi tìm về thôn Xuân Sang. Ngắm nhìn Xuân Sang với nhịp sống hoan ca, ít người tin rằng nơi này từng là bãi lau, bãi sậy, quanh năm đất lở và nhiều thú hoang.

fb yt zl tw