Những người góp phần ngăn chặn đại dịch

LCĐT - Thời gian qua, nhiều cán bộ thuộc tổ chức hội, đoàn thể trên địa bàn tỉnh đã phát huy vai trò trong phòng, chống dịch Covid-19, phòng, chống xuất - nhập cảnh trái phép

Hội Cựu chiến binh xã A Mú Sung (huyện Bát Xát) có 31 hội viên, sinh hoạt ở 4 chi hội. Dù số hội viên ít, nhưng lại rất hăng hái, nhiệt tình trong công tác xã hội, điển hình là tham gia phòng, chống dịch Covid-19. Chi hội thôn biên giới Lũng Pô và chi hội thôn cận biên Phù Lao Chải - Tùng Sáng là điển hình trong việc cùng lực lượng biên phòng tuần tra, bảo vệ biên giới, phòng, chống xuất - nhập cảnh trái phép. Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã A Mú Sung Tẩn Á Pham mới 30 tuổi, từng được tôi luyện trong quân ngũ, cách nói chuyện toát lên vẻ hoạt bát, đĩnh đạc, cương nghị. Thời gian qua, anh đã chỉ đạo, hướng dẫn hội viên cựu chiến binh trở thành những hạt nhân tích cực trong tuyên truyền pháp luật, phòng, chống dịch Covid-19 ở địa phương, đồng thời nắm tình hình Nhân dân để phối hợp, trao đổi thông tin với cơ quan chức năng, góp phần ngăn chặn, xử lý hàng chục vụ, việc xuất - nhập cảnh, đưa người vượt biên trái phép.

Những người góp phần ngăn chặn đại dịch ảnh 1
Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Trịnh Tường phát khẩu trang và tuyên truyền phòng bệnh cho hội viên.

Rời xã A Mú Sung, chúng tôi tới xã Trịnh Tường (huyện Bát Xát) tìm hiểu sự tham gia của tổ chức hội phụ nữ trong phòng, chống Covid-19. Khi chúng tôi đến đúng lúc Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Nguyễn Thị Huệ và một số hội viên đang phát khẩu trang miễn phí cho các chị em trên địa bàn. Tuy nhiên, điều mà tổ chức hội phụ nữ xã Trịnh Tường được đánh giá cao chính là đã vận động phụ nữ ở địa phương không vượt biên trái phép, hạn chế trở về từ vùng có dịch. Điều đó rất sát thực với xã biên giới Trịnh Tường bởi có thời điểm trên địa bàn từng có tới 40 - 50 phụ nữ đi làm thuê, buôn bán bên kia biên giới; khi được tuyên truyền, hơn 1 năm qua, không có trường hợp nào vượt biên trái phép…

Chúng tôi trở về Bảo Thắng tìm tới gia đình vợ chồng trẻ Nguyễn Văn Chung và Phạm Thị Nga ở thôn Khởi Khe, thị trấn Nông trường Phong Hải. Cách đây hơn 1 năm, họ là đôi uyên ương đầu tiên trong thôn hoãn cưới để phòng, chống dịch bệnh. Do quan niệm xã hội và yếu tố văn hóa truyền thống, hoãn cưới là việc “dị biệt”. Chàng trai vùng chè Phong Hải kết thân, yêu đương mặn nồng với cô gái thành phố Lào Cai, họ quyết định đi tới hôn nhân, đôi bên gia đình chọn một ngày trong tháng 3/2020 làm lễ thành hôn. Thiệp mời đã phát đi, riêng gia đình chú rể Nguyễn Văn Chung lên thực đơn 150 mâm cỗ, rạp vừa được dựng thì cán bộ Đoàn Thanh niên thị trấn ghé thăm. Sau khi được cán bộ đoàn phân tích, thông tin về tình hình dịch bệnh và các quy định mới, gia đình và chú rể dù rất bối rối, hẫng hụt nhưng vẫn quyết định dừng lễ cưới. “Lúc đấy em không nghĩ được gì, tâm trạng rối bời, gần 1 nghìn thiệp mời đã được gửi đi, mọi sự chuẩn bị đã hoàn tất, lo lắng hơn là không biết hoãn tới khi nào”, chú rể Chung nhớ lại. Và rồi 8 tháng sau, khi dịch bệnh cơ bản được đẩy lùi, cặp đôi Chung - Nga đã chính thức nên duyên vợ chồng trong bữa tiệc chúc mừng của đông đủ anh em, bạn bè, người thân.

Lục lại trí nhớ, anh Phạm Đức Công, Bí thư Đoàn Thanh niên thị trấn Nông trường Phong Hải nhẩm tính: Tổng số 14 đám cưới đã được các chi đoàn, Đoàn Thanh niên thị trấn vận động hoãn tổ chức vì dịch Covid-19 trong năm 2020, riêng tháng 3 có 8 đám. Khó khăn nhất vẫn là vận động gia đình đoàn viên, thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số ở thôn vùng cao. “Phải vận dụng nhiều cách tuyên truyền. Để bà con thuận tình, chúng tôi còn phải đứng ra vận động người cung cấp dịch vụ phông rạp, bàn ghế, loa đài, điểm cung cấp thực phẩm… để họ không yêu cầu các hộ có đám cưới đền bù tài chính theo hợp đồng, thỏa thuận…”.

Sự vào cuộc của cán bộ tổ chức hội, đoàn thể tại các địa phương trong phòng, chống dịch Covid-19 đã tạo nên sức mạnh tổng hợp, nguồn lực to lớn góp phần đẩy lùi nguy cơ dịch bệnh xảy ra trên địa bàn tỉnh.     

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chuyện giảm nghèo ở ''lõi nghèo'' Lào Cai

Chuyện giảm nghèo ở ''lõi nghèo'' Lào Cai

Lào Cai có chín huyện, thị xã, thành phố thì có đến bốn huyện nghèo thuộc Chương trình 30a của Chính phủ. Để giúp đồng bào sống ở các khu vực “lõi nghèo” (gồm 10 xã nghèo nhất của bốn huyện) có điều kiện vươn lên thoát nghèo, cùng với việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo thực hiện công tác giảm nghèo bằng nhiều giải pháp thiết thực mang lại hiệu quả cao.

Nâng cao nhận thức về bệnh hen suyễn

Nâng cao nhận thức về bệnh hen suyễn

Ngày hen toàn cầu năm 2024 được tổ chức vào ngày 7/5. Tổ chức Toàn cầu phòng, chống hen phế quản đã chọn chủ đề “Trao quyền giáo dục về bệnh hen suyễn” nhằm nhấn mạnh sự cần thiết của việc nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống bệnh hen suyễn và những gánh nặng của bệnh.

Cây táo tuổi thơ

Cây táo tuổi thơ

Bất cứ vị khách nào, nếu có dịp ghé thăm Trường THCS Bản Cầm, huyện Bảo Thắng đều rất ngạc nhiên với hình ảnh cây táo cổ thụ, sừng sững giữa sân trường - “Thư viện xanh” yêu thích của hàng trăm học sinh trong mỗi năm học.

Hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi theo Nghị định 28

Hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi theo Nghị định 28

Ngày 26/4/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 28 về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030, trong đó giai đoạn 1 từ năm 2021 đến năm 2025.

fb yt zl tw