Việt Nam mở rộng thanh toán bằng QR Code ra nước ngoài

Việt Nam đã hoàn thành kết nối thanh toán xuyên biên giới qua mã QR với Thái Lan, Campuchia và đang triển khai với Lào, dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng ra các nước trong và ngoài khu vực ASEAN.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Trên 90% hồ sơ công việc được xử lý và lưu trữ trên môi trường mạng

Sáng nay (8/5), Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức sự kiện Ngày Chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2024.

Tại sự kiện, ông Phạm Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Thanh toán (NHNN), cho biết 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công toàn trình và tích hợp trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Trên 90% hồ sơ công việc được xử lý và lưu trữ trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật Nhà nước).

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng phát biểu tại sự kiện Ngày Chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2024.

Đại diện NHNN cho biết các tổ chức tín dụng (TCTD) đang tích cực phối hợp với các doanh nghiệp được Bộ Công an cấp giấy phép cung cấp giải pháp xác thực người dùng bằng thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chip để tổ chức triển khai giải pháp xác thực khách hàng...

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh NHNN đã lựa chọn chủ đề "Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số" cho sự kiện Ngày chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024, nhằm hiện thực hóa chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ với quan điểm xuyên suốt lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm và định hướng chuyển đổi số ngành ngân hàng, lấy trải nghiệm khách hàng là thước đo.

Ngành ngân hàng đã nỗ lực không ngừng và phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan trong công cuộc chuyển đổi số và đã đạt được nhiều thành quả trên các trụ cột quan trọng.

Đến nay, hơn 87% người trưởng thành đã có tài khoản thanh toán tại ngân hàng và nhiều ngân hàng đã có trên 95% số lượng giao dịch được xử lý trên kênh số. Tăng trưởng về số lượng giao dịch thanh toán qua di động (Mobile) và QR code bình quân qua các năm từ 2017-2023 đạt trên 100%/năm.

Hạ tầng công nghệ ngân hàng thường xuyên được đầu tư nâng cấp, phát triển, đảm bảo hoạt động liên tục, thông suốt, an toàn; Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng xử lý bình quân 830 ngàn tỷ đồng/ngày (tương đương 40 tỷ USD). Hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử xử lý bình quân 20-25 triệu giao dịch/ngày.

Đẩy mạnh chuyển đổi số, tăng cường phòng, chống tham nhũng, rửa tiền

Đáng chú ý, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết Việt Nam đã hoàn thành kết nối thanh toán xuyên biên giới qua mã QR với Thái Lan, Campuchia và đang triển khai với Lào, dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng ra các nước trong và ngoài khu vực ASEAN.

Tham dự sự kiện, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận kết quả mà Ngân hàng Nhà nước đã làm được, thống nhất cao với chủ đề của NHNN Việt Nam đã lựa chọn cho Ngày Chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2024 là "Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số".

Thống đốc NHNN khen thưởng một số tổ chức tín dụng có kết quả thực hiện xuất sắc về chuyển đổi số.

Đồng thời, Thủ tướng cũng chỉ rõ những nhiệm vụ mà Ngân hàng Nhà nước cần đẩy mạnh trong thời gian tới, như: Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách, tạo hành lang pháp lý đầy đủ để thúc đẩy phát triển, mở rộng, đa dạng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, tuân thủ chuẩn mực quốc tế, thúc đẩy phát triển hệ sinh thái ngân hàng số, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế;

Đẩy mạnh phát triển hạ tầng thanh toán điện tử, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tạo nền tảng quan trọng cho phát triển hệ sinh thái ngân hàng số, nền kinh tế số;

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong hỗ trợ công tác thanh tra, giám sát ngân hàng, nhằm tăng cường công khai, minh bạch, phòng, chống tham nhũng, rửa tiền;

Đẩy mạnh phát triển nhân lực số ngành ngân hàng, nhất là nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành ngân hàng;

Đẩy mạnh an ninh, an toàn trong thanh toán, bảo vệ dữ liệu cá nhân, áp dụng tiêu chuẩn bảo mật mới, bảo đảm thanh toán nhanh chóng, an toàn, tiện lợi và chi phí hợp lý...

Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ cũng đề nghị NHNN sớm trình Chính phủ ban hành Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng và Nghị định mới về thanh toán không dùng tiền mặt (cố gắng hoàn thành trong quý II/2024); Rà soát, hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành để xem xét ban hành, sửa đổi, bổ sung để bảo đảm đồng bộ, phù hợp với các quy định tại Luật Căn cước, Luật Giao dịch điện tử... và các hoạt động, nghiệp vụ ngân hàng trên nền tảng số...

Theo Báo Giao thông

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp

Thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp

“Hoàn thiện đầy đủ cơ sở dữ liệu để kết nối với hạ tầng số tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nông dân và doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số” là yêu cầu của Phó thủ tướng Trần Lưu Quang tại hội nghị trực tuyến toàn quốc chuyên đề về “Thúc đẩy số hóa ngành nông nghiệp” diễn ra chiều 14/5 tại Hà Nội.

Nâng cao nhận thức về an toàn thông tin mạng cho người nghèo vùng khó khăn

Nâng cao nhận thức về an toàn thông tin mạng cho người nghèo vùng khó khăn

Ngày 12/5, tại Hà Nội, Trung tâm tư vấn pháp luật cho người nghèo và phát triển cộng đồng (LAC), trực thuộc Hội Luật gia Việt Nam đã tiến hành tổng kết dự án “Nâng cao nhận thức và tư vấn pháp luật về an toàn thông tin mạng và giao dịch điện tử đối với phụ nữ, trẻ em, người nghèo, người dân tộc thiểu số tại huyện Ba Vì, huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội”.

100% TTHC được tiếp nhận, giải quyết trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC

100% TTHC được tiếp nhận, giải quyết trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 210/TB-VPCP ngày 10/5/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang - Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với một số bộ, địa phương về công tác cải cách thủ tục hành chính.

Tăng cường quản lý các hoạt động quảng cáo, kinh doanh và sử dụng thiết bị vô tuyến điện

Tăng cường quản lý các hoạt động quảng cáo, kinh doanh và sử dụng thiết bị vô tuyến điện

Thời gian qua, trong quá trình kiểm soát và xử lý can nhiễu, các cơ quan quản lý nhà nước về tần số và thiết bị vô tuyến điện đã phát hiện nhiều trường hợp sử dụng thiết bị phá sóng, kích sóng di động, micro không dây, ... gây nhiễu tới các mạng thông tin vô tuyến điện, các thiết bị vô tuyến điện và thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện.

Khám phá đất và người xứ Nghệ trên không gian số

Khám phá đất và người xứ Nghệ trên không gian số

Thời gian qua, Bảo tàng Nghệ An đã mạnh dạn đưa công nghệ vào hoạt động trưng bày, để tiếp cận  và thu hút du khách. Du khách đến với Bảo tàng Nghệ An từ chỗ "cấm sờ tay vào hiện vật" nay có thể được chạm tay vào hiện vật, cổ vật, được khám phá các danh lam, thắng cảnh, lịch sử, con người xứ Nghệ, thông qua không gian số 3D; khám phá kho dữ liệu lịch sử đã được số hóa... giúp Bảo tàng Nghệ An ngày càng hút khách, nhất là giới trẻ.

Quảng bá sân khấu bằng công nghệ

Quảng bá sân khấu bằng công nghệ

Thay vì những cách quảng bá xưa cũ, việc áp dụng công nghệ đang hỗ trợ nhiều đơn vị sân khấu, đặc biệt là các loại hình nghệ thuật truyền thống có nhiều cơ hội tiếp cận với khán giả.

Triển khai thực hiện Chiến lược An toàn, an ninh mạng Quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030

Triển khai thực hiện Chiến lược An toàn, an ninh mạng Quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành Quyết định số 668/QĐ-BTTTT về việc ban hành Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030.

Điểm sáng Đông Căm

Điểm sáng Đông Căm

Từ những buổi đầu mơ hồ, chưa hình dung rõ những phần việc phải làm, giờ đây, những cán bộ, đảng viên và người dân thôn Đông Căm đang bắt nhịp với nhiệm vụ xây dựng thôn thông minh.

Xây dựng chính quyền số phục vụ Nhân dân

Xây dựng chính quyền số phục vụ Nhân dân

Xây dựng chính quyền số là một trong những mục tiêu quan trọng tỉnh Lào Cai đang hướng tới. Theo đó, Lào Cai tập trung hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, điều hành, triển khai thực hiện nhiệm vụ...

Sức mạnh AI

Sức mạnh AI

Trí tuệ nhân tạo (AI) làm thay đổi mạnh mẽ rất nhiều lĩnh vực, từ đời sống gia đình, sản xuất đến giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe và cả quân sự. Khi sự hiện diện của AI ngày càng không có biên giới cũng là lúc sức mạnh của chúng tác động sâu sắc đến nền kinh tế và đời sống toàn cầu.

fb yt zl tw