Nhiều người Việt không còn “tôn sư trọng đạo“?

Từ sự việc của giáo sư Bùi Hiền và giáo sư Hồ Ngọc Đại, nhiều người Việt dù chỉ đáng tuổi cháu, tuổi con của hai thầy đã có lời lẽ thô tục, xúc phạm...

Nhiều ngày qua, hai sự việc liên quan đến giáo dục được dư luận đặc biệt quan tâm. Đó là đề xuất thay đổi chữ viết của GS Bùi Hiền và cách đánh vần “lạ” của GS Hồ Ngọc Đại trong sách Công nghệ giáo dục.

Bài viết này tôi không tranh cãi về lý lẽ khoa học xung quanh hai nội dung nghiên cứu của hai con người tâm huyết với nền giáo dục nước nhà. Điều khiến tôi thực sự bức xúc, buồn và lo lắng đó là cách rất nhiều người đã bày tỏ quan điểm, thái độ thời gian qua. Họ dù chỉ đáng tuổi con, tuổi cháu của thầy Bùi Hiền và thầy Hồ Ngọc Đại nhưng lại có những lời lẽ thô tục, xúc phạm danh dự, nhân phẩm hai thầy.

GS Hồ Ngọc Đại
GS Hồ Ngọc Đại 

Xã hội phát triển thì tất cả các lĩnh vực khác không thể nằm ngoài xu thế phải đổi mới, cải cách. Quá trình đổi mới chắc chắn sẽ vấp phải những ý kiến trái chiều, tranh luận gay gắt để đi đến chân lý. Tôi vẫn nhớ câu nói của cựu Thủ tướng Anh Tony Blair khi đến Việt Nam năm 2015: "Nếu cứ suôn sẻ, đưa ra cái gì ai cũng gật thì không có gì đổi mới cả".

Thế nhưng, mọi tranh cãi đều phải được đặt trong giới hạn cư xử văn hoá. Những người phản đối sự thay đổi, văng lời lẽ thô tục là thể hiện một sự lo sợ, bảo thủ ghê gớm.

Cuối tuần vừa qua, tôi dự cuộc họp phụ huynh học sinh đầu năm học mới. Vấn đề nhiều phụ huynh trong lớp của con tôi quan tâm chính là cách dạy học hiện nay khiến các phụ huynh đang không biết con mình đang ở trình độ nào và tất cả chỉ biết gửi gắm vào thầy cô giáo.

Thế nhưng, nhiều phụ huynh bày tỏ lo lắng khi hầu hết các thầy cô dạy các môn học đều trong độ tuổi từ 25-30 tuổi. Theo quan điểm của các cha mẹ, thì “thầy già con hát trẻ”. Thầy cô phải có kinh nghiệm lâu năm mới có thể dạy dỗ được đám học trò đang tuổi “dở dở, ương ương”.

Cô giáo chủ nhiệm (không tiết lộ năm sinh) giới thiệu có 3 năm kinh nghiệm nói rằng: “Thầy cô trẻ là một thuận lợi rất lớn cho các con. Vì các thầy cô cập nhật xu hướng phát triển, dễ gần gũi, hoà đồng với các con; đồng thời lý lịch khoa học của các thầy cô giáo trẻ đều rất xứng đáng được dạy ở một ngôi trường như các phụ huynh mong muốn. Bởi khi được tuyển chọn vào trường, thầy cô đã phải qua các kỳ sát hạch về chuyên môn rất khắt khe”.

Tôi cũng có ướm hỏi ý con mình rằng con thích cô giáo lớn tuổi hay thích thầy cô giáo trẻ dạy học? Con không trả lời thằng vào câu hỏi của tôi mà nói rằng “Các thầy cô giáo của con rất tuyệt vời, biết được chúng con mong muốn gì nên chúng con đến trường thấy rất vui ạ”.

Đứng trước một vấn đề khoa học, đặc biệt nhạy cảm như giáo dục, thì việc có nhiều ý kiến trái chiều là điều khó tránh khỏi, và thậm chí đó là điều rất đáng quý, vì nó thể hiện sự quan tâm của xã hội với “quốc sách”. Tuy nhiên, cách bày tỏ như thế nào cho chuẩn mực, có văn hoá lại là điều vô cùng cần thiết. Những người buông lời chửi rủa, nhục mạ… người khác xin hãy thử một lần đặt cương vị mình vào vị trí của người khác xem họ có đáng bị hứng chịu những lời lẽ như vậy hay không? Nhìn vào những gì mà cư dân mạng đã “lên đồng” trong thời gian qua đối với GS Bùi Hiền và GS Hồ Ngọc Đại, có lẽ những nhà khoa học có bản lĩnh nhất cũng bị thui chột sự sáng tạo./.

VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Trắng ngà sợi tơ Trà Chẩu

Trắng ngà sợi tơ Trà Chẩu

Mặc dù, bản sắc văn hóa truyền thống của không ít đồng bào dân tộc thiểu số đang đứng trước nguy cơ mai một, nhưng cộng đồng người Dao họ tại thôn Trà Chẩu, xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng vẫn gìn giữ, bảo tồn những giá trị của nghề dệt truyền thống.

Tháp Thần nông tại Bắc Ninh được công nhận Kỷ lục thế giới

Tháp Thần nông tại Bắc Ninh được công nhận Kỷ lục thế giới

Tối 13/10, tại xã Lâm Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh, Liên minh Kỷ lục thế giới phối hợp với Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam và Tổ chức Kỷ lục gia Việt Nam Vietkings tổ chức trao Bằng công nhận Kỷ lục thế giới với Tháp Thần nông làm từ cối đá tạo hình hạt lúa lớn nhất thế giới.

Đồ cũ trong không gian mới

Đồ cũ trong không gian mới

Cộng cà phê bên đường Xuân Viên, thị xã Sa Pa là một trong những quán cà phê mang phong cách bao cấp được nhiều khách du lịch lựa chọn check-in khi đến Sa Pa. Dễ nhận thấy ở Cộng là hàng ghế cũ kỹ, họa tiết công phượng từng rất thịnh hành ở những thập niên trước. Những chiếc ca sứ sứt mẻ vì thời gian, bộ quân phục cũ cũng được sử dụng như món đồ trang trí, tạo điểm nhấn trong quán. Đồ đạc bày trí, vật dụng trong quán, màu sắc… đều gợi nét hoài cổ.

Cảm mến Lào Cai qua từng nét vẽ

Cảm mến Lào Cai qua từng nét vẽ

Ai đó đã từng nói rằng, vùng đất thơ mộng Lào Cai dù còn nhiều gian khó nhưng lại là nơi mang lại nguồn cảm hứng sáng tác bất tận cho thi ca, cho những sáng tác nghệ thuật trong nhiều lĩnh vực, như hội họa, nhiếp ảnh, điêu khắc... Rất nhiều họa sỹ, nhà điêu khắc, nhiếp ảnh gia khi đặt chân đến mảnh đất biên cương Lào Cai đều bị cảm mến bởi cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, những sắc màu văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây.

[Ảnh] Đặc sắc văn hóa dân tộc Xá Phó ở Sa Pa

[Ảnh] Đặc sắc văn hóa dân tộc Xá Phó ở Sa Pa

Tại thị xã Sa Pa, người Xá Phó sống quần cư ở xã Liên Minh (trước là xã Nậm Sài) với 125 hộ dân, hơn 300 nhân khẩu. Mặc dù là dân tộc có số dân ít nhất của thị xã, nhưng người Xá Phó ở Sa Pa lại có những nét văn hóa đặc sắc, được lưu truyền từ đời này qua đời khác.

Người say nghiệp văn chương

Người say nghiệp văn chương

Đoàn Hữu Nam cho biết: Năm 1975, anh nghỉ học giữa chừng chỉ vì gia đình nghèo khó, bố mẹ luôn đau yếu, chẳng có tiền học tiếp… Năm đó, có một công ty cầu đường ở Yên Bái về tận Hà Nam tuyển công nhân, anh dự tuyển, hy vọng được đi làm để bớt gánh nặng cho gia đình. Gần 18 tuổi mà người nhỏ thó, còm nhom, Đoàn Hữu Nam “còm” nhất trong số 160 người được tuyển dụng.

Hai nhà báo Việt Nam nhận Học bổng Lãnh đạo Truyền thông Trẻ Temasek Foundation 2024

Hai nhà báo Việt Nam nhận Học bổng Lãnh đạo Truyền thông Trẻ Temasek Foundation 2024

Diễn đàn Biên tập viên Khu vực châu Á, thuộc mạng lưới WAN-IFRA, đã công bố danh sách 23 nhà lãnh đạo trẻ triển vọng từ ngành truyền thông châu Á được chọn tham gia chương trình Học bổng Lãnh đạo Truyền thông Trẻ Temasek Foundation 2024. Trong số này, có 2 nhà báo đến từ Việt Nam là Thi Uyên, phóng viên Báo Nhân Dân, và Đậu Tiến Đạt, phóng viên Báo Thanh Niên.

fbytzltw