"Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ": Câu chuyện về chữ viết của tiếng Việt

Việc truyền tải "Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ" thông qua truyện tranh giúp người đọc cảm thấy thú vị hơn khi tìm hiểu về chữ Quốc ngữ.

TS. Phạm Thị Kiều Ly - tác giả cuốn sách “Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ” tại buổi tọa đàm.
TS. Phạm Thị Kiều Ly - tác giả cuốn sách “Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ” tại buổi tọa đàm.

Sáng 12/10 tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, NXB Kim Đồng tổ chức buổi tọa đàm "Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ - Câu chuyện về chữ viết của tiếng Việt".

Tham dự buổi tọa đàm, các diễn giải trao đổi về hành trình sáng tạo và phát triển, phổ biến của chữ viết hệ Latinh của tiếng Việt, kể từ khi Giáo sĩ Alexandre de Rhodes lần đầu đặt chân tới Việt Nam vào 400 năm trước (1624-2024) và giá trị của các loại văn tự được ghi nhận trong sự thăng trầm của lịch sử Việt Nam.

Theo TS. Phạm Thị Kiều Ly - tác giả cuốn sách “Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ”, lịch sử chữ Quốc ngữ gắn với những câu chuyện li kỳ và hành trình truyền giáo của các giáo sĩ phương Tây.

Ban đầu, đây chỉ là một công cụ để học tiếng Việt nhằm trao đổi với người Việt và thuận tiện trong việc truyền giáo. Sau đó nó được sử dụng như một thứ mật mã và chỉ được dạy trong các chủng viện.

Dần dần, chữ Quốc ngữ thay thế chữ Nho trong các văn bản hành chính của đất nước, nắm vai trò khai dân trí và trở thành chữ viết chính thức của nước ta.

Mỗi quốc gia, dân tộc có tiếng nói, chữ viết khác nhau. Là một người Việt Nam, chúng ta đã bao giờ thắc mắc chữ viết Tiếng Việt ra đời như thế nào? Những nội dung trong “Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ” sẽ giải đáp những thắc mắc: Chữ viết Tiếng Việt ra đời như thế nào? Tại sao chúng ta hiện nay lại đang dùng văn tự Latinh, khác hẳn với các nước "đồng văn" xung quanh như Nhật Bản, Hàn Quốc?

Bìa sách "Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ".
Bìa sách "Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ".
“Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ” là cuốn tranh truyện bán hư cấu kể lại câu chuyện cuộc đời nhiều thăng trầm của Giáo sĩ Đắc Lộ - Alexandre de Rhodes, một vị linh mục, người của Tòa thánh Vatican, đã tới Việt Nam từ thế kỉ 17 và có công rất lớn trong việc in cuốn từ điển đầu tiên của tiếng Việt (Từ điển Việt-Bồ-La) vào năm 1651.
“Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ” là cuốn tranh truyện bán hư cấu kể lại câu chuyện cuộc đời nhiều thăng trầm của Giáo sĩ Đắc Lộ - Alexandre de Rhodes, một vị linh mục, người của Tòa thánh Vatican, đã tới Việt Nam từ thế kỉ 17 và có công rất lớn trong việc in cuốn từ điển đầu tiên của tiếng Việt (Từ điển Việt-Bồ-La) vào năm 1651.

Được biết, nội dung cuốn sách Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ dựa vào luận án tiến sĩ của tác giả Phạm Thị Kiều Ly về Lịch sử ngữ pháp và chữ viết hệ Latinh của tiếng Việt cũng như các tài liệu trong văn khố ở châu Âu cùng các cuốn sách viết về hành trình truyền giáo của các thừa sai.

Thông qua chương trình giao lưu, NXB Kim Đồng mong muốn công chúng hiểu rõ hơn về tiếng Việt, truyền ngọn lửa tình yêu tiếng Việt – thứ ngôn ngữ rất đẹp của dân tộc Việt Nam.

Theo giaoducthoidai.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Kế thừa truyền thống vẻ vang trong suốt chiều dài lịch sử 94 năm qua (18/11/1930 - 18/11/2024), với vai trò là tổ chức liên minh chính trị, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống chính trị, MTTQ Việt Nam có vai trò nòng cốt trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Tối 16/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), lễ khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024 đã chính thức diễn ra. Đây là sự kiện thường niên, hướng tới việc tôn vinh truyền thống đại đoàn kết dân tộc và di sản văn hóa của 54 dân tộc anh em.

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Cầm tinh tuổi Ngọ, như lời ông nói đó cũng là nhân duyên khi ông được coi là người đầu tiên đưa nghề làm mã về đất Bảo Hà. Năm nay đã gần 60 tuổi, ông Trần Văn Nghị ở bản Bảo Vinh, xã Bảo Hà (Bảo Yên) hào hứng nhớ lại câu chuyện của 24 năm về trước, ông khăn gói về Yên Bái học nghề đan và làm mã.

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Văn hóa thưởng trà của người Việt vốn ấm cúng, gần gũi và mộc mạc. Trải qua thời gian, văn hóa ấy không ngừng được bổ sung những giá trị mới. Trong đó, có thể tới nhiều mô hình: thưởng trà nghe nhạc, thưởng trà mạn đàm, thưởng trà vịnh thơ... và thời gian gần đây còn là "trà - tranh"một trải nghiệm hoàn toàn khác biệt.

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Thành phố Lào Cai là vùng đất cổ, có bề dày truyền thống văn hóa. Sự đa sắc màu của tộc người, với những lễ hội độc đáo, nét văn hóa riêng biệt đã làm nên bức tranh văn hóa đầy màu sắc của thành phố biên cương. Để tiếp nối mạch nguồn lặng lẽ chảy suốt ngàn năm, thành phố Lào Cai đã và đang bảo tồn, phát huy các giá trị để văn hóa thực sự là nền tảng, là trụ cột quan trọng trong tiến trình xây dựng và phát triển.

Đưa văn học thiếu nhi ra biển lớn

Đưa văn học thiếu nhi ra biển lớn

Suốt một thời gian dài, văn học thiếu nhi có phần bị xao nhãng, thậm chí bỏ trống. Tuy nhiên gần đây, với nhiều giải thưởng và nhất là văn học thiếu nhi của Việt Nam được dịch ra tiếng nước ngoài cho thấy con đường ra biển lớn đã rộng mở.

fbytzltw