Đa văn hoá - sức mạnh mềm của mỗi quốc gia

Khi đa văn hoá vẫn chưa phải là thuật ngữ quen thuộc với đại đa số người dân và công chúng quốc tế thì các hình thức truyền thông chính sách phải làm một cách sáng tạo hơn nữa trong bối cảnh hội nhập, mỗi quốc gia tôn trọng những nền văn hóa, giá trị khác nhau và tìm cách cùng tồn tại hài hòa.

Cồng chiêng Tây Nguyên - Di sản văn hóa phi vật thể nhân loại.
Cồng chiêng Tây Nguyên - Di sản văn hóa phi vật thể nhân loại.

Thông điệp này được các nhà khoa học đưa ra trong Hội thảo khoa học quốc tế “Truyền thông chính sách về đa văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế” do Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA), Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật và Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam phối hợp tổ chức vừa diễn ra tại Hà Nội.

Các nền văn hoá giao thoa và cùng tồn tại

Theo PGS.TS Phạm Minh Sơn - Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, đa văn hóa là một sức mạnh mềm của quốc gia và việc truyền thông về chính sách đa văn hóa là quá trình làm cho sức mạnh mềm ấy có cơ hội thăng hoa. Đa dạng văn hoá vốn là một đặc tính của văn hoá Việt Nam; trong đó có sự kết tinh giữa bản sắc văn hoá của 54 dân tộc hòa quyện bởi 99,5 triệu dân đang sinh sống ở khắp các vùng, miền của Tổ quốc. Đây là bức tranh về xã hội đa văn hóa đẹp nhất của một Việt Nam phồn vinh, đậm đà bản sắc dân tộc trong tâm trí bạn bè quốc tế. Đó cũng chính là nguồn lực quan trọng tạo ra sự thu hút, sức hấp dẫn khó có thể chối từ đối với các nhà đầu tư quốc tế.

PGS.TS Phạm Minh Sơn cho rằng: Khi các nền văn hóa từ khắp nơi trên thế giới giao thoa và cùng tồn tại trong một không gian xã hội chung, truyền thông chính sách không chỉ phải đáp ứng nhu cầu của cộng đồng bản địa mà còn phải được thiết kế phù hợp với một cộng đồng mang tính quốc tế. Điều này đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách và các chuyên gia truyền thông cần có sự hiểu biết sâu sắc về văn hóa, ngôn ngữ và lối sống của các nhóm văn hóa khác nhau trên thế giới.

Bảo tồn đa dạng văn hoá

Ở Việt Nam, theo thống kê , đến nay đã có 27 trong số 53 dân tộc thiểu số có bộ chữ viết riêng được bảo tồn. Một số ngôn ngữ được sử dụng chính thức trên các kênh truyền thông của Nhà nước và các địa phương, đồng thời được sử dụng để in các tác phẩm văn nghệ truyền thống, các sáng tác mới... Việc tổ chức dạy, học ngôn ngữ dân tộc thiểu số cũng được triển khai ở 30 tỉnh, với 700 trường học tiếng dân tộc thiểu số. Nhiều địa phương đã thực hiện thu thập, bảo tồn tiếng nói, chữ viết và tài liệu cổ của các dân tộc thiểu số, cũng như biên soạn và xuất bản sách bằng ngôn ngữ của các dân tộc này.

Tuy nhiên, theo phát biểu của các nhà nghiên cứu tại Hội thảo, hoạt động truyền thông chính sách về đa dạng văn hóa các dân tộc ở Việt Nam trong thời gian qua vẫn còn có những hạn chế, bất cập. Các chính sách truyền thông về đa dạng văn hóa còn thiếu tính hệ thống và đồng bộ, thiếu chiến lược dài hạn và các biện pháp đồng nhất giữa các cơ quan thực thi. Điều này dẫn đến hiệu quả truyền thông chưa cao, đặc biệt là trong việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của đa dạng văn hóa. Truyền thông chính sách về đa dạng văn hóa các dân tộc chưa được triển khai đồng đều ở tất cả các nhóm dân tộc. Một số nhóm dân tộc thiểu số chưa nhận được sự quan tâm truyền thông đúng mức...

Bàn về giải pháp thúc đẩy truyền thông chính sách về đa dạng văn hóa các dân tộc ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, PGS TS. Lê Thị Thục – Giám đốc Trung tâm Thông tin và Nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật cho rằng: Cần xây dựng chiến lược tổng thể truyền thông chính sách về đa dạng văn hóa các dân tộc một cách dài hạn, mang tầm cỡ quốc gia và triển khai thực hiện đồng bộ giữa các cơ quan, ban, ngành; Tăng cường truyền thông đồng đều đến tất cả các dân tộc, trong đó cần chú trọng đến các cộng đồng dân tộc thiểu số, đặc biệt là dân tộc thiểu số người và những nhóm chưa được quan tâm đúng mức trong từng nhóm dân tộc…

Dự báo biến đổi văn hoá trong bối cảnh hội nhập

Theo ông Lee Byung Hwa, Giám đốc quốc gia KOICA Việt Nam: Trong xã hội hiện đại, đa văn hóa là một vấn đề quan trọng vượt qua biên giới quốc gia và có tác động đáng kể đến xã hội, nền kinh tế và sự phát triển văn hóa. Với việc hội nhập vào xã hội toàn cầu, mỗi quốc gia tôn trọng những nền văn hóa, giá trị khác nhau và tìm cách cùng tồn tại hài hòa.

Cùng quan điểm này, PGS.TS Đoàn Triệu Long - Giám đốc Học viện Chính trị Khu vực III (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) cho rằng: Truyền thông chính sách đa văn hóa phải chủ động đánh giá, dự báo xu hướng biến đổi văn hóa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập để kịp thời điều chỉnh chính sách văn hóa cho phù hợp. Xu hướng giữ gìn, kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc phù hợp với điều kiện phát triển mới vẫn là xu hướng chủ đạo, nhằm hiện thực hóa các chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc.

Theo PGS.TS Đoàn Triệu Long, trong một quốc gia đa dân tộc, đa văn hóa như Việt Nam, định hướng chính thống, xuyên suốt trong các chính sách văn hóa là: Sự bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển. Các chính sách phát triển văn hóa dân tộc là một bộ phận hữu cơ của chính sách phát triển bền vững đất nước.

Bởi vậy, ông Long bày tỏ: Truyền thông chính sách đa văn hóa ở Việt Nam trong thế tiếp biến văn hóa hiện nay cần chú ý bồi đắp lòng tự hào văn hóa truyền thống dân tộc trong mỗi người Việt Nam, nhất là giới trẻ, nhằm khẳng định vị thế quốc gia - dân tộc, giá trị di sản văn hóa dân tộc, góp phần nâng cao vị thế quốc gia trong quá trình đối thoại văn hóa.

TS Kim Sonho - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu truyền thông, Quỹ xúc tiến Truyền thông Hàn Quốc cho biết các gia đình đa văn hóa tác động đến sự phát triển chung của kinh tế, xã hội không chỉ của Hàn Quốc mà cả Việt Nam. Những gia đình có cô dâu người Việt ở Hàn Quốc hiện xếp thứ 2 với 13,5%, chỉ sau các gia đình có cô dâu Trung Quốc. Như vậy, sự phát triển sau này của Hàn Quốc sẽ có sự đóng góp không hề nhỏ của các thế hệ tiếp theo của các gia đình Hàn - Việt.

Theo daidoanket.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

[Ảnh] Đặc sắc văn hóa dân tộc Xá Phó ở Sa Pa

[Ảnh] Đặc sắc văn hóa dân tộc Xá Phó ở Sa Pa

Tại thị xã Sa Pa, người Xá Phó sống quần cư ở xã Liên Minh (trước là xã Nậm Sài) với 125 hộ dân, hơn 300 nhân khẩu. Mặc dù là dân tộc có số dân ít nhất của thị xã, nhưng người Xá Phó ở Sa Pa lại có những nét văn hóa đặc sắc, được lưu truyền từ đời này qua đời khác.

Người say nghiệp văn chương

Người say nghiệp văn chương

Đoàn Hữu Nam cho biết: Năm 1975, anh nghỉ học giữa chừng chỉ vì gia đình nghèo khó, bố mẹ luôn đau yếu, chẳng có tiền học tiếp… Năm đó, có một công ty cầu đường ở Yên Bái về tận Hà Nam tuyển công nhân, anh dự tuyển, hy vọng được đi làm để bớt gánh nặng cho gia đình. Gần 18 tuổi mà người nhỏ thó, còm nhom, Đoàn Hữu Nam “còm” nhất trong số 160 người được tuyển dụng.

Hai nhà báo Việt Nam nhận Học bổng Lãnh đạo Truyền thông Trẻ Temasek Foundation 2024

Hai nhà báo Việt Nam nhận Học bổng Lãnh đạo Truyền thông Trẻ Temasek Foundation 2024

Diễn đàn Biên tập viên Khu vực châu Á, thuộc mạng lưới WAN-IFRA, đã công bố danh sách 23 nhà lãnh đạo trẻ triển vọng từ ngành truyền thông châu Á được chọn tham gia chương trình Học bổng Lãnh đạo Truyền thông Trẻ Temasek Foundation 2024. Trong số này, có 2 nhà báo đến từ Việt Nam là Thi Uyên, phóng viên Báo Nhân Dân, và Đậu Tiến Đạt, phóng viên Báo Thanh Niên.

Phát động Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Phát động Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lần đầu tiên, cuộc thi tìm hiểu về cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” được phát động thi tìm hiểu trực tuyến theo từng tuần. Cuộc thi do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức.

Tôn vinh những tác phẩm báo chí tâm huyết về Thủ đô

Tôn vinh những tác phẩm báo chí tâm huyết về Thủ đô

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào” do báo Hà Nội mới tổ chức đã thu hút hàng trăm tác phẩm báo chí chất lượng. Trong đó, nhiều bài viết đầy ắp tình cảm mến yêu, thương nhớ của các tác giả về Thăng Long - Hà Nội, một số bài viết thể hiện tâm huyết, trách nhiệm, khát vọng xây dựng Thủ đô giàu, đẹp.

Gần 1.000 học sinh tham gia ngày hội "Sáng tạo ứng dụng số - thúc đẩy phát triển văn hóa đọc" tại Bảo Thắng

Gần 1.000 học sinh tham gia ngày hội "Sáng tạo ứng dụng số - thúc đẩy phát triển văn hóa đọc" tại Bảo Thắng

Chiều 7/10, Thư viện tỉnh phối hợp với Trung tâm Văn hóa, Thể thao - Truyền thông huyện Bảo Thắng và Trường THPT số 2 Bảo Thắng tổ chức "Ngày hội truyền thông về internet, chuyển đổi số và phát triển văn hóa đọc thúc đẩy học tập suốt đời năm 2024" với chủ đề: "Sáng tạo ứng dụng số - thúc đẩy phát triển văn hóa đọc".

Tiếp thêm nguồn lực bảo tồn di sản văn hóa dân tộc

Tiếp thêm nguồn lực bảo tồn di sản văn hóa dân tộc

Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đang tiếp tục được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội chỉnh lý, trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV vào tháng 11 tới.

Văn hóa, phong cảnh Việt Nam đẹp ngỡ ngàng trong "Bond Live in Việt Nam"

Văn hóa, phong cảnh Việt Nam đẹp ngỡ ngàng trong "Bond Live in Việt Nam"

Tại "Good Morning Vietnam" mùa 2 với “Bond Live in Vietnam”, hiệu ứng âm thanh, hình ảnh, ánh sáng sân khấu đã làm âm nhạc của Bond thăng hoa và bùng nổ. Những tràng pháo tay liên tục vang lên trong khán phòng Trung tâm Hội nghị Quốc gia khi văn hóa truyền thống và phong cảnh Việt Nam hòa quyện trong các nhạc phẩm nổi tiếng thế giới. 

fbytzltw