Đồ cũ trong không gian mới

1-875.png

Cộng cà phê bên đường Xuân Viên, thị xã Sa Pa là một trong những quán cà phê mang phong cách bao cấp được nhiều khách du lịch lựa chọn check-in khi đến Sa Pa. Dễ nhận thấy ở Cộng là hàng ghế cũ kỹ, họa tiết công phượng từng rất thịnh hành ở những thập niên trước. Những chiếc ca sứ sứt mẻ vì thời gian, bộ quân phục cũ cũng được sử dụng như món đồ trang trí, tạo điểm nhấn trong quán. Đồ đạc bày trí, vật dụng trong quán, màu sắc… đều gợi nét hoài cổ.

3-3274.png

Tại thành phố Lào Cai, mô hình cà phê bao cấp cũng khá thịnh hành và được nhiều người quan tâm. Điển hình như quán Cà phê bao cấp Lào Cai trên đường D1, phường Lào Cai luôn tấp nập khách ra vào mỗi ngày. Cà phê bao cấp Lào Cai có không gian không quá rộng với những ô cửa sơn màu xanh đặc trưng.

6-5731.png
Những vật dụng xưa cũ được sử dụng như món đồ trang trí cho không gian thêm ấn tượng.

Với những người thích chụp ảnh, quán có nhiều ban công nhỏ và sân thượng để tạo dáng. Những người thích trò chuyện, đọc sách… có thể chọn một chỗ ngồi yên tĩnh bên cửa sổ hoặc không gian ngoài trời. Khách đến quán có thể tìm thấy những đồ vật “huyền thoại” gắn liền tuổi thơ thế hệ 8X, 9X như ô mai thái, mì tôm trẻ em và một góc bày những cuốn truyện tranh quen thuộc, như Bảy viên ngọc rồng, Siêu quậy Teppi, Conan…

4-6519.png

Không chỉ các quán cà phê bao cấp có sức hút với nhiều người bởi không gian xưa cũ, ngày nay, những món đồ xưa cũ dần xuất hiện trong đời sống hiện đại như một đồ vật để trang trí “nơi ăn, chốn ở” của mỗi gia đình nhờ vẻ đẹp hoài cổ, như đồng hồ, ti vi, đài cassette, đĩa nhạc, phích nước…

Chị Huyền Trang (32 tuổi, ở phường Kim Tân, thành phố Lào Cai) rất yêu nhạc xưa, thích đắm chìm trong âm thanh từ chiếc cassette. Âm nhạc từ cassette không chỉ giúp chị Hà Trang rũ bỏ mệt mỏi sau nhiều giờ ngồi làm việc trên máy tính mà còn trở thành đồ trang trí cho căn phòng nhỏ. Chị Hà Trang tâm sự: Mỗi món đồ cổ đều là một phần của lịch sử, là minh chứng cho sự phát triển của xã hội. Việc sưu tầm và bảo tồn những món đồ xưa không chỉ để thỏa mãn niềm đam mê của bản thân mà còn góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc cho thế hệ sau.

5-5410.png
Mô hình cà phê bao cấp thu hút nhiều khách hàng.

Ngày nay, nhiều bạn trẻ cũng khéo léo sáng tạo, sử dụng đồ cũ từ gỗ để biến hóa thành kệ, giá đựng đồ, hay đơn giản là biến những khung hình cũ thành những chiếc đĩa nhỏ xinh để đựng hoa quả hoặc đồ dùng hằng ngày… Từ đó, những món đồ xưa cũ trở thành món đồ để decor làm mới không gian nhà mà không cần phải tốn quá nhiều chi phí.

7-5629.png
Đồ cũ được tái chế trở thành những vật dụng trong sinh hoạt hoặc đơn giản là để bày trí trong nhà.

Thực tế, giá trị những món đồ xưa cũ không chỉ ở vẻ đẹp bên ngoài mà còn bởi giá trị lịch sử và nét văn hóa ẩn chứa bên trong. Đó không chỉ là đam mê, sở thích mà còn là cách nhiều người lựa chọn lưu giữ giá trị văn hóa một thời.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nếp sống mới ở khu dân cư

Nếp sống mới ở khu dân cư

Đến thăm gia đình chị Giàng Thị Xinh ở khu dân cư Nặm Mèng, bản Tổng Kim (xã Vĩnh Yên), ấn tượng đầu tiên là ngôi nhà sàn rộng rãi, sạch sẽ, đồ đạc trong nhà sắp xếp gọn gàng, bao quanh nhà là rừng quế xanh tốt. Vườn rau và chuồng nuôi gia súc được bố trí hợp lý, cách xa nơi ở. Đó là những thay đổi tích cực khi gia đình chị Xinh tham gia mô hình “Khu dân cư đồng bào Mông thực hiện nếp sống văn hóa mới” do xã triển khai.

Nhiều tín hiệu tích cực cho truyện tranh Việt

Nhiều tín hiệu tích cực cho truyện tranh Việt

Gần đây các tác giả, họa sĩ truyện tranh của Việt Nam đã đa dạng hóa đề tài, cách thể hiện, từ đó thu hút được nhiều hơn đối tượng độc giả. Cùng với đó, ngày càng nhiều giải thưởng truyện tranh trong và ngoài nước được mở ra với quy mô lớn, cũng tạo điều kiện cho họa sĩ trẻ thể hiện tài năng…

[Ảnh] Miệt mài truyền dạy chữ Nôm Dao

[Ảnh] Miệt mài truyền dạy chữ Nôm Dao

Thôn Pờ Hồ, xã Thanh Bình (Mường Khương) là nơi quần cư của dân tộc Dao tuyển. Cũng như những ngành Dao khác, người Dao tuyển cũng có chữ cổ là chữ Nôm Dao. Trong nhịp sống hiện đại, việc đọc thông, viết thạo chữ cổ của dân tộc không được mấy người trẻ biết đến. Trăn trở với giá trị văn hóa cổ truyền của cha ông, những người tâm huyết đã cùng tạo nên lớp học “0 đồng” để cùng lưu truyền vốn văn hóa cổ.

Lào Cai có thêm 7 nghệ nhân dân gian

Lào Cai có thêm 7 nghệ nhân dân gian

Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam vừa có Quyết định phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn hóa văn nghệ dân gian Việt Nam cho các nghệ nhân đã có nhiều cống hiến trong gìn giữ và phát huy văn hóa văn nghệ dân gian dân tộc đợt 2 năm 2024.

[Ảnh] Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng ở Bản Sen

[Ảnh] Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng ở Bản Sen

Sản phẩm của nghề làm tranh cắt giấy “Chàng slaw” của dân tộc Nùng ở Bản Sen (huyện Mường Khương) là ngựa, cây tiền, nhà táng… được làm bằng giấy màu để cúng tiến cho người đã khuất, thể hiện ước muốn của người sống đối với người thân ở thế giới bên kia có cuộc sống no đủ, bình an.

fb yt zl tw