Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News

[Ảnh] Đặc sắc đám cưới của người Dao đỏ Bát Xát

Cũng như những ngành Dao khác và các dân tộc khác ở Lào Cai, người Dao đỏ có phong tục cưới hỏi độc đáo, được trao truyền qua nhiều thế hệ và vẫn giữ được bản sắc rất riêng.

a2-2368.jpg
Xã hội ngày càng phát triển. Theo thời gian, nhiều phong tục của đồng bào các dân tộc đã dần mai một. Tuy nhiên, với người Dao đỏ Lào Cai, những nét văn hóa độc đáo mang tính nghi lễ linh thiêng trong việc tổ chức đám cưới vẫn được lưu truyền cho đời sau.
z5926361852028-52e650c5d52f45d81f4c87e8ce89224d-2224.jpg
Trước đây, việc rước dâu thường đi bộ đường mòn, nhà trai và nhà gái ở xa nhau, giờ "lành" thường vào buổi sớm nên việc trang điểm cho cô dâu được thực hiện từ rạng sáng. Cô dâu trong đám cưới người Dao đỏ thường diện trang phục truyền thống với nhiều yếu tố cầu kỳ, phức tạp. Vấn khăn là công đoạn tốn nhiều thời gian chuẩn bị nhất. Nhiều lớp khăn lần lượt được đội lên đầu cùng với các dây, chuông bạc đính lên với mục đích xua đuổi điềm xấu.
z5926361852071-346de745d3504e8df6f6c6070c8d5215-8429.jpg
Trang sức trên trang phục cô dâu chủ yếu làm bằng bạc.
z5926361851983-f641d22af8d802e960cb8576af69fca1-2429.jpg
Phía bên nhà trai, chú rể cũng được chuẩn trang phục cưới cổ truyền, vấn khăn, đeo vòng bạc, chuẩn bị cho ngày trong đại của của cuộc đời.
z5926361911310-3d83e82adba7edfb0236c1169e6b0e94-402.jpg
Sau khi chuẩn bị xong mọi thủ tục, cô dâu và đoàn rước râu sẽ "khởi hành" khỏi nhà bố mẹ đẻ của cô dâu. Theo phong tục của người Dao, giờ và ngày "khởi hành" có ý nghĩa rất lớn, đem theo niềm may mắn cho đôi trẻ trong cuộc sống sau này. Thời gian được chọn không được trùng với giờ và ngày sinh của tất cả thành viên gia đình đôi bên.
z5926788887404-55b0011fcdaa0e72a5c5c03687e6f7d2-1677.jpg
Khi cách cổng nhà trai khoảng 100m, đoàn rước dâu sẽ dừng lại, chỉnh sửa trang phục cho cô dâu. Theo lý của người Dao, trang phục của cô dâu mặc là trang phục thêu tay truyền thống, rất đẹp và quý nên khi di chuyển đường xa sẽ dễ bị bẩn, thậm chí hỏng. Do đó, khi cách nhà chú rể một khoảng nhất định, đoàn sẽ thay trang phục cưới truyền thống cho cô dâu, để cô dâu xinh đẹp nhất trong thời khắc bước vào nhà chồng.
a1-7066.jpg
Người Dao đỏ chuộng màu sắc sặc sỡ nên những gam màu hồng, đỏ được chọn làm màu chủ đạo trong đám cưới. Trên trang phục của cô dâu và chú rể hoặc các đồ vật dùng trong đám cưới (như kèn, ô...) đều được phủ một chiếc khăn đỏ với mong muốn những điều may mắn, hạnh phúc sẽ đến.
6-2183.jpg
Khi đoàn nhà gái gần đến, đoàn nhà chú rể sẽ ra đón rước bằng tiếng kèn, trống, chũm chọe... với những nghi lễ trang trọng và linh thiêng theo truyền thống của người Dao. Và theo lý của người Dao, lúc này chú rể chưa ra đón cô dâu mà chỉ có trưởng đoàn nhà trai và các thành viên của đoàn ra đón.
z5926369737349-6c6cb121a3527959340ca8bcb42b4379-6099.jpg
Đến giờ đẹp, cô dâu được rước qua cửa chính vào nhà chú rể. Trước đây, việc đưa dâu sẽ được thực hiện từ chiều hôm trước, sau đó cô dâu và 2 người phù dâu sẽ làm nhà tạm ở phía ngoài nhà chú rể 1 đêm để sáng hôm sau làm lễ "nhập gia". Việc nghỉ qua đêm gần nhà trai nhằm tránh trường hợp đoàn nhà gái không kịp đến, qua giờ đẹp làm lễ. Tuy nhiên, ngày nay giao thông thuận lợi hơn, thêm vào đó là người dân nhận thấy tốn kém, rườm rà trong thực hiện nên đã bỏ và chủ động căn giờ di chuyển giữa 2 nhà để kịp giờ đưa, rước dâu.
z5926361851919-3f352425af16309228a1491b7832d45f-2709.jpg
Đôi tân lang, tân nương làm lễ trước bàn thờ gia tiên nhà trai. Mọi nghi lễ được dẫn dắt bởi thầy cúng với những bài dâng cúng lên tổ tiên cầu chúc cho đôi trẻ được sung túc, hạnh phúc.
z5926361851920-fb506ee5c9ca685389fcf5eabb47debb-9056.jpg
Phụ nữ trong đoàn nhà gái và chủ rể đưa cô dâu vào phòng tân hôn của đôi vợ chồng trẻ.
z5926361851981-5da6c631cc5a6fb2eb5bdb4f8e929965-5290.jpg
Bữa tiệc cầu chúc những điều tốt lành cho đôi bạn trẻ được tổ chức tại nhà chú rể. Trước đây, đám cưới thường diễn ra trong 3 ngày 3 đêm, còn hiện nay theo nếp sống mới các gia đình đã rút ngắn thời gian tổ chức đám cưới chỉ còn 2 ngày 1 đêm.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Kế thừa truyền thống vẻ vang trong suốt chiều dài lịch sử 94 năm qua (18/11/1930 - 18/11/2024), với vai trò là tổ chức liên minh chính trị, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống chính trị, MTTQ Việt Nam có vai trò nòng cốt trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Tối 16/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), lễ khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024 đã chính thức diễn ra. Đây là sự kiện thường niên, hướng tới việc tôn vinh truyền thống đại đoàn kết dân tộc và di sản văn hóa của 54 dân tộc anh em.

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Cầm tinh tuổi Ngọ, như lời ông nói đó cũng là nhân duyên khi ông được coi là người đầu tiên đưa nghề làm mã về đất Bảo Hà. Năm nay đã gần 60 tuổi, ông Trần Văn Nghị ở bản Bảo Vinh, xã Bảo Hà (Bảo Yên) hào hứng nhớ lại câu chuyện của 24 năm về trước, ông khăn gói về Yên Bái học nghề đan và làm mã.

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Văn hóa thưởng trà của người Việt vốn ấm cúng, gần gũi và mộc mạc. Trải qua thời gian, văn hóa ấy không ngừng được bổ sung những giá trị mới. Trong đó, có thể tới nhiều mô hình: thưởng trà nghe nhạc, thưởng trà mạn đàm, thưởng trà vịnh thơ... và thời gian gần đây còn là "trà - tranh"một trải nghiệm hoàn toàn khác biệt.

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Thành phố Lào Cai là vùng đất cổ, có bề dày truyền thống văn hóa. Sự đa sắc màu của tộc người, với những lễ hội độc đáo, nét văn hóa riêng biệt đã làm nên bức tranh văn hóa đầy màu sắc của thành phố biên cương. Để tiếp nối mạch nguồn lặng lẽ chảy suốt ngàn năm, thành phố Lào Cai đã và đang bảo tồn, phát huy các giá trị để văn hóa thực sự là nền tảng, là trụ cột quan trọng trong tiến trình xây dựng và phát triển.

Đưa văn học thiếu nhi ra biển lớn

Đưa văn học thiếu nhi ra biển lớn

Suốt một thời gian dài, văn học thiếu nhi có phần bị xao nhãng, thậm chí bỏ trống. Tuy nhiên gần đây, với nhiều giải thưởng và nhất là văn học thiếu nhi của Việt Nam được dịch ra tiếng nước ngoài cho thấy con đường ra biển lớn đã rộng mở.

fbytzltw