Nhà trưng bày Hoàng Sa chính thức mở cửa đón du khách

Ngày 28/3, UBND huyện Hoàng Sa, TP. Đà Nẵng đã tổ chức lễ khánh thành công trình Nhà trưng bày Hoàng Sa, chính thức mở cửa đón người dân và du khách đến tham quan, tìm hiểu những bằng chứng lịch sử và pháp lý khẳng định quá trình xác lập và bảo vệ chủ quyền của người Việt đối với quần đảo Hoàng Sa.

Cắt băng khánh thành Nhà trưng bày Hoàng Sa. Ảnh: VGP/Thế Phong
Cắt băng khánh thành Nhà trưng bày Hoàng Sa. Ảnh: VGP/Thế Phong

Tới dự buổi lễ có lãnh đạo, cán bộ, công chức viên chức, nhân dân địa phương cùng với du khách, đặc biệt là những tổ chức, cá nhân đã có những đóng góp cho Nhà trưng bày Hoàng Sa.

Toạ lạc trên đường Hoàng Sa (phường Thọ Quang, quận Sơn Trà), Nhà trưng bày Hoàng Sa hoàn thành sau gần 2 năm thi công với diện tích sàn xây dựng 1.824 m, với quy mô 4 tầng, do nhóm tác giả Fuminori Minakami, Trần Quốc Thành và Nguyễn Huy Quang thiết kế dựa trên hình tượng “Con dấu chủ quyền của đất nước Việt Nam”.

Nhà trưng bày Hoàng Sa. Ảnh: VGP/Thế Phong
Nhà trưng bày Hoàng Sa. Ảnh: VGP/Thế Phong

Ý tưởng thiết kế độc đáo này đã thể hiện sinh động sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại, đồng thời chứng tỏ người Việt đã có một quá trình xác lập và bảo vệ chủ quyền từ rất sớm đối với quần đảo Hoàng Sa. Trong đó, việc vua Minh Mạng đóng dấu thành lập hải đội Hoàng Sa là một trong những dấu mốc quan trọng của quá trình này.

Nhà trưng bày Hoàng Sa là thiết chế văn hóa, lịch sử mang ý nghĩa chính trị đặc biệt; nơi trưng bày, giới thiệu, tuyên truyền những thông tin, tư liệu, hình ảnh sinh động, giá trị minh chứng lịch sử về quá trình khai phá, việc xác lập và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.

Những hình ảnh, tư liệu trưng bày được chia thành 5 chủ đề: Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của quần đảo Hoàng Sa; Hoàng Sa trong thư tịch cổ của Việt Nam trước thời nhà Nguyễn; Hoàng Sa trong thư tịch cổ ở thời nhà Nguyễn (1802-1945); Bằng chứng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa từ năm 1945-1974; Bằng chứng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa từ năm 1974 đến nay. 

Chiến sĩ hải quân tham quan Nhà trưng bày. Ảnh: VGP/Thế Phong
Chiến sĩ hải quân tham quan Nhà trưng bày. Ảnh: VGP/Thế Phong

Phát biểu tại lễ khánh thành, ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng đề nghị UBND huyện đảo Hoàng Sa mà trực tiếp là đội ngũ cán bộ, viên chức công tác tại Nhà trưng bày cần năng động, không ngừng đổi mới, xây dựng Nhà trưng bày Hoàng Sa thành một bảo tàng hiện đại; tiếp tục tìm kiếm tư liệu, hiện vật để làm phong phú đa dạng nội dung trưng bày; nâng cao năng lực bảo quản tư liệu hiện vật, năng lực thuyết minh hướng dẫn sao cho chạm tới trái tim người xem.

Được biết, Nhà trưng bày Hoàng Sa mở cửa, đón tiếp người dân và du khách từ thứ Hai đến thứ Sáu hằng tuần (buổi sáng từ 7h30 đến 11h30, buổi chiều từ 13h30 đến 17h30).

Chính Phủ

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Trắng ngà sợi tơ Trà Chẩu

Trắng ngà sợi tơ Trà Chẩu

Mặc dù, bản sắc văn hóa truyền thống của không ít đồng bào dân tộc thiểu số đang đứng trước nguy cơ mai một, nhưng cộng đồng người Dao họ tại thôn Trà Chẩu, xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng vẫn gìn giữ, bảo tồn những giá trị của nghề dệt truyền thống.

Tháp Thần nông tại Bắc Ninh được công nhận Kỷ lục thế giới

Tháp Thần nông tại Bắc Ninh được công nhận Kỷ lục thế giới

Tối 13/10, tại xã Lâm Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh, Liên minh Kỷ lục thế giới phối hợp với Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam và Tổ chức Kỷ lục gia Việt Nam Vietkings tổ chức trao Bằng công nhận Kỷ lục thế giới với Tháp Thần nông làm từ cối đá tạo hình hạt lúa lớn nhất thế giới.

Đồ cũ trong không gian mới

Đồ cũ trong không gian mới

Cộng cà phê bên đường Xuân Viên, thị xã Sa Pa là một trong những quán cà phê mang phong cách bao cấp được nhiều khách du lịch lựa chọn check-in khi đến Sa Pa. Dễ nhận thấy ở Cộng là hàng ghế cũ kỹ, họa tiết công phượng từng rất thịnh hành ở những thập niên trước. Những chiếc ca sứ sứt mẻ vì thời gian, bộ quân phục cũ cũng được sử dụng như món đồ trang trí, tạo điểm nhấn trong quán. Đồ đạc bày trí, vật dụng trong quán, màu sắc… đều gợi nét hoài cổ.

Cảm mến Lào Cai qua từng nét vẽ

Cảm mến Lào Cai qua từng nét vẽ

Ai đó đã từng nói rằng, vùng đất thơ mộng Lào Cai dù còn nhiều gian khó nhưng lại là nơi mang lại nguồn cảm hứng sáng tác bất tận cho thi ca, cho những sáng tác nghệ thuật trong nhiều lĩnh vực, như hội họa, nhiếp ảnh, điêu khắc... Rất nhiều họa sỹ, nhà điêu khắc, nhiếp ảnh gia khi đặt chân đến mảnh đất biên cương Lào Cai đều bị cảm mến bởi cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, những sắc màu văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây.

[Ảnh] Đặc sắc văn hóa dân tộc Xá Phó ở Sa Pa

[Ảnh] Đặc sắc văn hóa dân tộc Xá Phó ở Sa Pa

Tại thị xã Sa Pa, người Xá Phó sống quần cư ở xã Liên Minh (trước là xã Nậm Sài) với 125 hộ dân, hơn 300 nhân khẩu. Mặc dù là dân tộc có số dân ít nhất của thị xã, nhưng người Xá Phó ở Sa Pa lại có những nét văn hóa đặc sắc, được lưu truyền từ đời này qua đời khác.

Người say nghiệp văn chương

Người say nghiệp văn chương

Đoàn Hữu Nam cho biết: Năm 1975, anh nghỉ học giữa chừng chỉ vì gia đình nghèo khó, bố mẹ luôn đau yếu, chẳng có tiền học tiếp… Năm đó, có một công ty cầu đường ở Yên Bái về tận Hà Nam tuyển công nhân, anh dự tuyển, hy vọng được đi làm để bớt gánh nặng cho gia đình. Gần 18 tuổi mà người nhỏ thó, còm nhom, Đoàn Hữu Nam “còm” nhất trong số 160 người được tuyển dụng.

Hai nhà báo Việt Nam nhận Học bổng Lãnh đạo Truyền thông Trẻ Temasek Foundation 2024

Hai nhà báo Việt Nam nhận Học bổng Lãnh đạo Truyền thông Trẻ Temasek Foundation 2024

Diễn đàn Biên tập viên Khu vực châu Á, thuộc mạng lưới WAN-IFRA, đã công bố danh sách 23 nhà lãnh đạo trẻ triển vọng từ ngành truyền thông châu Á được chọn tham gia chương trình Học bổng Lãnh đạo Truyền thông Trẻ Temasek Foundation 2024. Trong số này, có 2 nhà báo đến từ Việt Nam là Thi Uyên, phóng viên Báo Nhân Dân, và Đậu Tiến Đạt, phóng viên Báo Thanh Niên.

fbytzltw