Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư - "Cây đại thụ" văn hóa vững chãi qua trăm năm

Không chỉ là "đại thụ" do ở độ tuổi xưa nay… cực hiếm (104 tuổi) mà nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư còn là 'đại thụ' văn hóa với nhiều công trình nghiên cứu giá trị lớn.

Ông cũng vừa vinh dự nhận Giải thưởng Trần Văn Giàu cho tác phẩm Gia Định - Sài Gòn - TP.HCM dặm dài lịch sử (1698 - 2020) và xác lập kỷ lục Việt Nam.

Đến thăm nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư, lần nào cũng thấy cụ ngồi miệt mài gõ chữ trên máy tính và lại khoe chuẩn bị ra sách mới. Tập hồi ký Một kiếp người do Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên đặt hàng, mà ông cho rằng "số tôi khổ suốt đời", là những hồi ức, hoài niệm từ ngày còn nhỏ cho đến… hiện tại, vừa gửi đi. NXB Tổng hợp TP.HCM đang hoàn thiện bản thảo với tựa mới Đi qua trăm năm. Ông tiếp tục hoàn thiện bộ Từ điển lịch sử địa danh hành chính Trung bộ và chuẩn bị viết tiếp cho hai vùng khác là Bắc bộ và Tây nguyên.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư và tác phẩm nhận giải thưởng Trần Văn Giàu năm 2023.

Nhắc lại tuổi thơ, ông bồi hồi: "Lúc nhỏ, ở quê Thanh Chương (Nghệ An) tôi xém bỏ học mấy lần không phải vì dốt hay làm biếng mà vì nhà quá nghèo. Tương lai khi đó mờ mịt lắm. Trường công ở Vinh xa xôi, vì quá tuổi không được thi vào, tôi còn phải học trường tư, học phí tới 2 đồng/tháng, ngoài ra tiền ăn chưa kể nhà trọ là 6 đồng/tháng. Kham không nổi nên dù khổ nhục tôi vẫn bám trụ dạy kèm không công để nhà người ta nuôi cơm. Tết đến, vất vả cả năm mà chẳng có đồng xu dính túi, nước mắt tôi cứ thế chảy dài trên đường về nhà. Nhờ khổ từ bé mà cuộc sống tạo cho tôi sự rắn rỏi, không bao giờ bỏ cuộc trước khó khăn sau này".

Tiết lộ về con đường đến với nghiên cứu lịch sử từ một người "tay ngang" rẽ sang, ông kể: "Tôi đã mê mẩn môn lịch sử nên gặp được cuốn Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim ở đâu là đọc ngấu nghiến và mơ ước sau này làm được như vậy. Tác phẩm đầu tay năm 23 tuổi tôi viết là sách dành cho thiếu nhi có tựa Nguyễn Xí, một danh tướng khai quốc công thần của Lê Lợi, cũng là ông tổ họ Nguyễn Đình của tôi. Hồi đó, dù không tin tưởng vào sức viết lắm nhưng tôi vẫn liều mạng gửi cho NXB lớn nhất Việt Nam lúc đó là Tân Dân ở Hà Nội. Chỉ 1 tháng sau, ra thăm các tiệm sách ở Vinh (Nghệ An), thấy sách mình bán la liệt thì mừng không sao tả xiết".

Cụ Nguyễn Đình Tư nhận giải thưởng Trần Văn Giàu năm 2023 từ Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi (phải).

"Vạn sự khởi đầu nan" có vẻ… xuôi chèo, thanh niên Nguyễn Đình Tư sung sức đầu tư công sức cho cuốn Thù chồng nợ nước (2 tập), nói về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng; rồi quyển truyện xã hội Dì ghẻ con chồngNguồn sống. Thừa thắng xông lên, ông viết tiếp truyện cổ tích Vàng trong miệng đá, ai ngờ bạn đọc hoan nghênh quá xá, bỗng nhiên trở thành nhà viết sách.

Những ngày cả đất nước kháng Pháp, anh thanh niên Nguyễn Đình Tư cũng thoát ly tham gia từ đầu chí cuối (1946 - 1954). Sau đó vì hoàn cảnh lưu lạc vào làm tại Ty điền địa Phú Yên nhưng nghiệp viết lách cũng không buông tha. Ông nhớ lại: "Công chức nhà đất khi ấy chẳng hiểu sao quá… rảnh, nhà lại đông con (6 đứa), thiếu thốn quá nên tôi lại nhớ nghề tìm kiếm tài liệu nghiên cứu cho bộ Giang sơn gấm vóc Việt Nam. Nhờ vậy, mà chỉ thời gian ngắn, cuốn Non nước Phú Yên (1965) nhanh chóng hoàn thành. Rồi cũng nhờ có nó mà tôi thêm một kỷ niệm tuyệt vời với học giả Nguyễn Hiến Lê".

Thấy chúng tôi tò mò, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư giải đáp: "Biết ông ấy là người có uy tín trong giới văn hóa ở Sài Gòn nên tôi nhờ người nhà mang bản thảo vào gặp học giả. Ai ngờ lâu nay cũng nhiều người mới viết như tôi "tra tấn" dữ quá nên nghe nói nhà có khách, ông Nguyễn Hiến Lê sợ quá… trốn lên lầu. Vợ ông bảo ông đi vắng nhưng lường trước việc này, khi đi tôi dặn người nhà phải đợi cho bằng được. Đứng trên lầu nhìn xuống vẫn thấy người nhà tôi đợi suốt buổi, ông động lòng xuống đất mời vào. Một tháng sau ông ấy gửi bản thảo với lời tựa ra cho tôi, đánh giá rất cao công trình của tôi. Nhờ thế, sách in ra bao nhiêu hết bấy nhiêu. Nhà văn Sơn Nam viết báo cũng khen cuốn sách rất giá trị, làm động lực cho tôi có thêm Non nước Khánh Hòa (1969), Non nước Ninh Thuận - Phan Rang (1974) rồi tiếp tục viết Non nước Quảng Trị".

Đất nước thống nhất, ông Nguyễn Đình Tư xuôi theo vào Nam và lập nghiệp tại TP.HCM. Khi ấy cũng lớn tuổi, không còn được lưu dụng làm việc, tài sản chẳng có gì ngoài 2 bàn tay trắng nên ông quyết định khởi nghiệp sửa xe đạp ở cổng xe lửa số 7 trên đường Nguyễn Văn Trỗi.

Tranh thủ lúc thời gian ế khách, ông thong thả kê tạm bản thảo Loạn 12 sứ quân lên thùng đồ nghề để viết. Sinh viên nào tới, ông cũng nhờ đọc hộ nhận xét giùm. Kết quả khả quan nhận về quá nhiều, ông Tư thấy vui làm một lèo 6 tập, với gần 1.500 trang sách. Từ đó, ông say sưa nghiên cứu lịch sử quên cả… nghề vá xe đạp. Cứ sáng sớm ông đạp xe đến Trung tâm lưu trữ quốc gia 2 để tìm kiếm tư liệu. Trưa ra ngoài ăn cơm hộp xong trải tấm áo mưa dưới sàn nhà nằm, chiều lại vào việc ròng rã 6 - 7 năm như thế. "Chắc ở nước mình, không có nhà nghiên cứu nào độc và lạ như tôi vậy đâu", ông cười khà khà.

MỖI NGÀY CÒN ĐƯỢC VIẾT SỬ LÀ NIỀM VUI

Thưa cụ, một tác phẩm về lịch sử đâu phải muốn là xong ngay mà từ khi "thai nghén" đến lúc hoàn thành chắc nhiều công đoạn khổ ải lắm, chưa nói lúc ra mắt có khi phải bầm dập vì còn bị nhà phê bình soi mói đủ thứ. Vậy, cụ đã vượt qua nó như thế nào?

Đúng vậy. Bộ Gia Định - Sài Gòn - TP.HCM: Dặm dài lịch sử (1698 - 2020) tôi viết hơn 20 năm. Một số cuốn khác cũng hoàn thành sau 15 năm, có cuốn mất 3 năm. Để có cuốn Từ điển địa danh hành chính Nam bộ, tôi phải nghiên cứu trọn vẹn bộ Công báo suốt 80 năm đô hộ của thực dân Pháp (ra mỗi tuần 1 số) cho đến hết. Cũng do dày công "kiến tha lâu đầy tổ" mà tác phẩm này đem lại cho tôi giải Bạc giải thưởng Sách Việt Nam (năm 2009), và cuốn Chế độ thực dân Pháp trên đất Nam Kỳ vinh dự nhận giải A giải thưởng Sách quốc gia (năm 2018). Tài liệu sử thì phải "tích trữ" từ năm này qua năm khác. Tôi còn cả chồng sổ tay ghi chép vẫn chưa dùng tới.

Giống người thợ hồ, từng cây sắt, viên gạch nhặt được tôi giữ lại hằng ngày, đến khi cần thiết xây nhà mới mang ra thì rất hữu dụng. Tuy nhiên, không phải bản thảo có là in ngay đâu. Như cuốn Non nước Quảng Trị, tôi viết xong từ năm 1972 nhưng khi đó chiến tranh ác liệt vẫn không in được.

Cuốn Gia Định - Sài Gòn - TP.HCM: Dặm dài lịch sử (1698 - 2020) cũng từng bị một lần phải gác lại. Tôi còn nhớ vào năm 1998, chuẩn bị tổ chức kỷ niệm 300 năm Sài Gòn - TP.HCM, nhưng không thấy ai hay tổ chức nào loan báo sẽ viết cuốn sách về TP.HCM. Mà ngày kỷ niệm đã cận kề, tôi tranh thủ viết bản đề cương gửi bộ này cho GS Trần Văn Giàu đề nghị viết cuốn sách vào dịp kỷ niệm Sài Gòn - TP.HCM 300 năm, nhằm cung cấp cho độc giả cái nhìn bao quát, toàn diện, cụ thể các giai đoạn lịch sử, chế độ chính trị, các lĩnh vực hoạt động về hành chính, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế, tôn giáo, tín ngưỡng, thể dục thể thao… ở từng thời kỳ. Tuy nhiên, rất tiếc cuốn sách đã không ra mắt bạn đọc được như đã nói trên. Nhưng tôi vẫn không nản chí, nay bộ sách gặp được duyên lành, đã được xuất bản với nội dung phong phú hơn, được các nhà phê bình, báo chí, thông tấn, truyền thanh, truyền hình đánh giá cao, nên tác phẩm nhận được giải thưởng Trần Văn Giàu năm 2023.

Năm 2022, tôi vinh dự được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) tôn vinh Giá trị nội dung Kỷ lục Việt Nam: Người có quá trình 80 năm lao động, sáng tạo, cống hiến, đóng góp nhiều nội dung đặc biệt giá trị về văn hóa, lịch sử, địa chỉ của các vùng miền, tỉnh - thành phố Việt Nam với gần 60 tác phẩm đã xuất bản, và trao kỷ lục bằng Bách niên trường thọ vào năm 2023 (103 tuổi).

Cụ Nguyễn Đình Tư có thể tiết lộ bí quyết gì để sống lâu, sống khỏe, có tác phẩm mới ra đều đặn khi đã trên 100 tuổi?

Đời tôi sống lạc quan, vô tư. Mỗi ngày thức dậy từ 6 giờ sáng, tôi "canh me" khoảng 7 giờ cho bớt không khí lạnh buổi sáng là ra trước hiên lầu tập thể dục. Muốn có sức khỏe tốt, cái quan trọng là phải buông bỏ những sân si, hơn thua ở đời. Tôi chẳng bao giờ giận hay chấp trách ai điều gì cả. Với tôi, mỗi ngày được nghiên cứu là một niềm vui. Tôi đang mong ông trời rộng rãi cho mình thêm thời gian để hoàn thành 10 đầu sách nữa.

Cụ Nguyễn Đình Tư dù 104 tuổi vẫn say mê nghiên cứu và viết sách

Để đạt được mục tiêu này, mỗi ngày tôi còn đi bộ lên xuống cầu thang 36 bậc 10 vòng. Nhờ vậy mà tôi không bao giờ đau đầu, cũng chẳng bị đau lưng, đau đầu gối. Từ nhỏ đến giờ tôi chỉ bị thương hàn "thập tử nhất sinh" một lần vào viện duy nhất lúc 9 tuổi. Giờ tới ngày đi bệnh viện khám sức khỏe định kỳ rồi về thôi. Buổi trưa ăn xong tôi nghỉ ngơi, ngủ đến 14 giờ rồi làm việc. Có đêm say mê quá tôi cặm cụi gõ bài tới 12 giờ, bị tụi nhỏ nhắc nhở. Tôi hiện sống với đứa con trai thứ tư lo lắng rất chu đáo.

Rảnh rỗi tôi ngồi đọc báo, xem ti vi mà không phải đeo kính. Tôi thích nhất là coi đá banh trực tiếp. Hiện tôi chẳng có thu nhập gì ngoài nhuận bút và khoản trợ cấp của chính quyền 480.000 đồng/tháng, nên nhờ siêng viết cũng sống thư thả, lâu lâu có dư đồng nào, tôi lại gửi làm từ thiện san sẻ với người khó khăn hơn mình.

Niềm tự hào nhất của cụ đến bây giờ đã làm được là gì? Nhân dịp năm mới, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư có nhắn nhủ gì đến thế hệ trẻ?

Tôi không dám đưa ra lời khuyên ai cả, chỉ mong các bạn hậu sinh phải học, học nữa, học suốt đời mà sách là người thầy bên cạnh hoàn chỉnh nhất, cung cấp đầy đủ và toàn diện mọi kiến thức. Riêng tôi, mỗi khi đến nhà ai, thấy có tủ sách là tôi thấy… yêu đời lắm, mừng với niềm vui chung của gia đình và mừng cho văn hóa đọc luôn được lan tỏa.

Điều tôi hạnh phúc nhất trong cuộc đời là khi còn ở trong Hội đồng đặt, đổi tên đường TP.HCM, đã đề xuất và được chấp nhận đặt khoảng 1.000 tên đường phố, trong đó có hai đường Hoàng Sa và Trường Sa ở hai bờ kênh Nhiêu Lộc để khẳng định hai quần đảo thiêng liêng ấy mãi mãi là của Việt Nam, đồng thời tôi có cuốn sách Đường phố nội thành TP.HCM, phục vụ rất tốt việc đi lại thuận tiện cho người dân thành phố và du khách, khiến tôi mãn nguyện vô cùng.

Nhân dịp bước qua năm mới Giáp Thìn (2024), tôi kính chúc đất nước ta ngày càng phát triển, đi lên ngang tầm các nước trên thế giới, dân tộc ta được sống mãi trong cảnh thanh bình, hạnh phúc; các cháu nhỏ được đi học theo ý nguyện, không phải bỏ học giữa chừng bất kỳ vì lý do gì.

Theo Báo Thanh Niên

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Đinh Phương Anh, nữ nhạc sĩ hiếm hoi của Hội Nhạc sĩ Việt Nam, mới đây đã cho ra mắt ca khúc “Bắc cầu yêu thương” đặc biệt dành cho các em nhỏ vùng cao. Ca khúc là những lời yêu thương dành cho chặng đường đi tìm con chữ của các em, dù còn rất nhiều khó khăn gian khổ, nhưng vẫn có sự lạc quan và hướng tới ngày mai tươi sáng.

Sáng trong một người thầy

Sáng trong một người thầy

Tôi biết ơn thầy nhiều lắm, sau cha tôi là thầy, cha sinh ra tôi nhưng thầy là người dưỡng dục. Nếu không có thầy làm sao tôi có được như ngày hôm nay, từ đứa bé nhà quê chân lấm tay bùn, “đầu tắt mặt tối” quanh năm... được học đại học rồi trở về cống hiến cho quê hương!

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Kế thừa truyền thống vẻ vang trong suốt chiều dài lịch sử 94 năm qua (18/11/1930 - 18/11/2024), với vai trò là tổ chức liên minh chính trị, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống chính trị, MTTQ Việt Nam có vai trò nòng cốt trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Tối 16/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), lễ khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024 đã chính thức diễn ra. Đây là sự kiện thường niên, hướng tới việc tôn vinh truyền thống đại đoàn kết dân tộc và di sản văn hóa của 54 dân tộc anh em.

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Cầm tinh tuổi Ngọ, như lời ông nói đó cũng là nhân duyên khi ông được coi là người đầu tiên đưa nghề làm mã về đất Bảo Hà. Năm nay đã gần 60 tuổi, ông Trần Văn Nghị ở bản Bảo Vinh, xã Bảo Hà (Bảo Yên) hào hứng nhớ lại câu chuyện của 24 năm về trước, ông khăn gói về Yên Bái học nghề đan và làm mã.

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Văn hóa thưởng trà của người Việt vốn ấm cúng, gần gũi và mộc mạc. Trải qua thời gian, văn hóa ấy không ngừng được bổ sung những giá trị mới. Trong đó, có thể tới nhiều mô hình: thưởng trà nghe nhạc, thưởng trà mạn đàm, thưởng trà vịnh thơ... và thời gian gần đây còn là "trà - tranh"một trải nghiệm hoàn toàn khác biệt.

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Thành phố Lào Cai là vùng đất cổ, có bề dày truyền thống văn hóa. Sự đa sắc màu của tộc người, với những lễ hội độc đáo, nét văn hóa riêng biệt đã làm nên bức tranh văn hóa đầy màu sắc của thành phố biên cương. Để tiếp nối mạch nguồn lặng lẽ chảy suốt ngàn năm, thành phố Lào Cai đã và đang bảo tồn, phát huy các giá trị để văn hóa thực sự là nền tảng, là trụ cột quan trọng trong tiến trình xây dựng và phát triển.

fbytzltw