Người dùng có thể trải nghiệm 5G bằng Sim 4G

Trước đây, để trải nghiệm 4G, người dùng phải đổi thành SIM 4G; còn nay với mạng 5G, họ chỉ cần khai báo với nhà mạng để được kích hoạt ngay trên SIM 4G đang sử dụng.

Ngay sau khi nhà mạng VNPT - VinaPhone chính thức thông báo sẽ tiến hành phát sóng và cung cấp kết nối mạng 5G thử nghiệm thương mại tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM trong tháng 12-2020, MobiFone cho biết nhà mạng này đang gấp rút hoàn thành việc lắp đặt những trạm phát 5G thương mại đầu tiên ở trung tâm TPHCM để bắt đầu phát sóng 5G cũng trong tháng 12.

Kết quả đo đạc bằng Speedtest của bạn Phạm Lý Thành khi thử nghiệm VinaPhone 5G ngày 26-11. (Ảnh từ Facebook của Phạm Lý Thành).

Cho tới nay, Việt Nam có 3 nhà mạng di động là VinaPhone, Viettel, MobiFone được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép thử nghiệm thương mại mạng và dịch vụ viễn thông 5G với quy mô trạm BTS có giới hạn. Trong đó, chỉ có VinaPhone thử nghiệm tại cả TP HCM lẫn Hà Nội, Viettel thử nghiệm tại Hà Nội còn MobiFone tại TP HCM.

Các nhà mạng sẽ tiến hành thử nghiệm 5G với công nghệ IMT 2020 theo tiêu chuẩn 3GPP phiên bản 15 và các phiên bản tiếp theo. Các nhà mạng cũng được cho phép tạm sử dụng các đoạn băng tần nằm trong nhóm các băng tần đã được Việt Nam quy hoạch để thử nghiệm thương mại 5G. Cụ thể, VinaPhone được sử dụng các băng tần 2.600MHz, 3.700-3.800MHz (C-Band); Viettel sử dụng các đoạn băng tần 2.500-2.600MHz, 3.700-3.800MHz, 27.100-27.500MHz; và MobiFone sử dụng băng tần 2.600MHz. Theo giấy phép, các nhà mạng sẽ phải hoàn trả lại Bộ Thông tin và Truyền thông các tài nguyên tần số này sau khi hết hạn thử nghiệm hay khi có yêu cầu từ bộ này.

Trong một thời gian dài trước đây, các nhà mạng được cấp phép thử nghiệm 5G ở Việt Nam chỉ mới tiến hành các bước thử nghiệm nội bộ, trong diện hẹp và mang tính kiểm tra kỹ thuật. Với hoạt động thử nghiệm thương mại này, nhà mạng có thể cung cấp cho các thuê bao của mình được trải nghiệm 5G và cũng có thể kết nối với các mạng công cộng để phục vụ diện rộng hơn. Chẳng hạn, với VinaPhone, để nhiều khách hàng có điều kiện trải nghiệm tốc độ vượt trội của 5G, VNPT sẽ triển khai vùng phủ sóng 5G liền mạch tại các quận trung tâm của Hà Nội và TP HCM, bao gồm các địa điểm tập trung đông người, không gian công cộng.

Có một điểm khác về kỹ thuật, trước đây, để trải nghiệm 4G, người dùng phải đổi thành SIM 4G; còn với mạng 5G, họ chỉ cần khai báo với nhà mạng để được kích hoạt 5G ngay trên SIM 4G đang sử dụng. Sau khi khai báo và khởi động lại máy để SIM hoạt động là người dùng có thể thấy icon 5G hiện ra nơi cột sóng mép trên màn hình.

Qua các thử nghiệm thực tế vài ngay qua tại Trung tâm Chăm sóc Khách hàng VinaPhone 121 Pasteur (Q1, TP HCM), các bạn thuộc giới truyền thông công nghệ dùng thử đều nhận xét tốc độ vượt trội của 5G so với 4G đang dùng.

Bạn Nguyễn Chánh Trung dùng ứng dụng đo đạc Speedtest by Ookla ghi nhận tốc độ DL/UP của VinaPhone 5G là 973Mbps/87Mbps so với 57,2Mbps/34,9Mbps của 4G; nghĩa là nhanh hơn 10-20 lần. Bạn Phạm Lý Thành chia sẻ: "Tốc độ mạng 5G thử nghiệm thương mại của VinaPhone tại TP HCM đo bằng Speedtest: Có lúc tốc độ download đạt 1.091Mbps (tức hơn 136MB/s). Như vậy, theo tính toán, tải 1GB data chỉ mất 7,5 giây; tải 3,19GB chỉ mất 24 giây. Tuy nhiên, thực tế tải một file có dung lượng 3,19GB thì mất 1 phút 30 giây. Dù có chênh lệch nhưng như vậy cũng là kinh đấy. " Bạn Hồ Minh Phúc nhận xét: "Nhanh thật, ít nhất là so với 4G! Thử vào phim, kéo rê bỏ qua đoạn phim, màn hình thích ứng ngay. OK. Thử tải game có dung lượng 896MB. Nhanh. OK. Tốc độ dao động từ 916Mbps, cao nhất là 1.025Mbps. Dù chưa bằng con số công bố trước đó của Vinaphone là 2-2.2Mbps nhưng sau này, cứ dao động khoảng đó là OK". Bạn Dương Bá Tân ghi nhận: "1 giây cài xong ứng dựng Speedtest. Video 4K thì độ trễ bằng không, lướt web thì nháy mắt...".

Tất nhiên, những người dùng này thử nghiệm trong điều kiện "lý tưởng" tại cơ sở của nhà mạng. Chất lượng của mạng chỉ đáng giá nhất và là thực chất khi hoạt động trong môi trường thật, nghĩa là ngoài trời với nhiều người cùng truy cập một lúc. Điều này sẽ được kiểm chứng trong tháng 12khi việc thử nghiệm 5G thương mại chính thức bắt đầu được cung cấp tại những nơi công cộng được chọn thử nghiệm.

Vê công nghệ, mạng 5G không chỉ vượt trội về tốc độ so với 4G mà còn có những ưu điểm hữu dụng thực tế là có độ trễ hầu như bằng zero và cho phép hàng trăm thiết bị cùng kết nối một lúc. Và tùy thiết bị đầu cuối mà chất lượng 5G có khác nhau.

Người lao động

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tổ chức ngày hội truyền thông với chủ đề "Internet mở lối - văn hóa đọc dẫn đường"

Tổ chức ngày hội truyền thông với chủ đề "Internet mở lối - văn hóa đọc dẫn đường"

Sáng 21/4, Thư viện tỉnh Lào Cai phối hợp với Trường THPT số 3 thành phố Lào Cai tổ chức Ngày hội truyền thông về internet, chuyển đổi số, STEM và phát triển văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề: “Internet mở lối - văn hóa đọc dẫn đường". Hoạt động được tổ chức nhằm thực hiện hiệu quả Kế hoạch về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tỉnh Lào Cai.

Đổi mới tư duy làm thông tin đối ngoại trong kỷ nguyên số

Đổi mới tư duy làm thông tin đối ngoại trong kỷ nguyên số

Với thông điệp về sự cần thiết của việc đổi mới từ cách nghĩ đến cách làm trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Tọa đàm "Kinh nghiệm triển khai hiệu quả công tác thông tin đối ngoại ở ngoài nước, nâng cao kỹ năng truyền thông số" nhằm nâng cao hiệu quả quảng bá hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế trong bối cảnh truyền thông thay đổi nhanh chóng.

Lan tỏa giá trị di sản Việt trên nền tảng số, thúc đẩy du lịch bền vững

Lan tỏa giá trị di sản Việt trên nền tảng số, thúc đẩy du lịch bền vững

Ngày 17/4, tại Hà Nội, Quỹ Hỗ trợ Bảo tồn Di sản văn hóa Việt Nam phối hợp cùng nền tảng TikTok LIVE tổ chức chương trình “Nét đẹp Việt” mùa 3 với chủ đề “Chạm vào di sản”. Sự kiện nhằm quảng bá văn hóa, di sản Việt Nam, đồng thời thúc đẩy du lịch bền vững qua nền tảng số.

Áp dụng AI vào quản lý pháp luật là hướng đi tất yếu của thời đại số

Áp dụng AI vào quản lý pháp luật là hướng đi tất yếu của thời đại số

Trong kỷ nguyên chuyển đổi số mạnh mẽ, việc tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào lĩnh vực pháp luật không còn là viễn cảnh xa vời mà đã trở thành một xu hướng tất yếu. Tại Việt Nam, ngành Tòa án đang tiên phong trong công cuộc này với dự án “Trợ lý ảo Tòa án nhân dân”, một bước tiến quan trọng nhằm xây dựng hệ thống Tòa án điện tử.

fb yt zl tw