Sẽ triển khai ứng dụng sinh trắc học tại các sân bay, bến cảng, cửa khẩu

Giải pháp ứng dụng định danh, xác thực điện tử và nhận diện sinh trắc học phục vụ thủ tục lên tàu bay nhằm thực hiện Kết luận số 03-TB/BCĐTW ngày 6/3/2025 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.  

Người dân trải nghiệm sinh trắc học tại nhà ga T3, sân bay Tân Sơn Nhất.
Người dân trải nghiệm sinh trắc học tại nhà ga T3, sân bay Tân Sơn Nhất.

Hiện tại, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) quản lý 21 Cảng hàng không trong đó có 8 Cảng hàng không quốc tế gồm Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Cát Bi, Phú Bài, Cam Ranh, Phú Quốc, Cần Thơ và 13 Cảng hàng không nội địa gồm Vinh, Buôn Ma Thuột, Liên Khương, Rạch Giá, Cà Mau, Côn Đảo, Phù Cát, Pleiku, Tuy Hòa, Chu Lai, Đồng Hới, Thọ Xuân và Điện Biên.

Trong năm 2024, ACV đã phục vụ khoảng 109 triệu lượt khách, trong đó có 41 triệu khách quốc tế, tăng 26% so với năm trước.

Việc kiểm tra danh tính hành khách hiện diễn ra tại các khâu: làm thủ tục sẵn sàng bay (check-in), kiểm soát an ninh, làm thủ tục lên tàu bay. Việc kiểm tra theo phương pháp trên đã bộc lộ nhiều hạn chế, đặc biệt, trong một số khung giờ cao điểm, các dịp lễ tết, lưu lượng hành khách cần kiểm soát tăng cao, thường xảy ra tình trạng quá tải gây ùn tắc tại cửa kiểm soát an ninh và cửa lên tàu bay...

Trước thực tế đó, trong năm 2023, Cục hàng không phối hợp Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội và các đơn vị ngành hàng không cùng ACV đã triển khai tại các Cảng hàng không Nội Bài, Phú Bài, Cát Bi.

Cụ thể, từ tháng 2 đến tháng 5/2023, các đơn vị triển khai thí điểm xác thực sinh trắc học và thẻ căn cước công dân tại điểm kiểm tra an ninh hàng không tại 2 cảng hàng không quốc tế là Cát Bi và Nội Bài.

Từ tháng 9 đến tháng 10/2023, các đơn vị triển khai thí điểm xác thực sinh trắc học và thẻ căn cước công dân toàn trình (điểm check-in, kiểm tra an ninh hàng không và boarding) tại Cảng hàng không quốc tế Phú Bài và Cát Bi.

Việc triển khai thí điểm đã tối ưu hóa thời gian làm thủ tục của hành khách; thực hiện đối với hành khách tự nguyện, có sự chấp thuận của hành khách trước khi tiến hành lưu trữ các dữ liệu công dân (khuôn mặt, số định danh cá nhân, danh tính) tại máy chủ của ACV đặt tại cảng hàng không, bảo đảm thông tin cá nhân hành khách được bảo vệ và chỉ sử dụng thông tin hành khách vào mục đích cung cấp dịch vụ hàng không theo mô hình tương tự như các sân bay trên thế giới đã triển khai, tuân thủ các quy định tại Nghị định 13/2023/NĐ-CP ngày 17/4/2023 của Chính phủ về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Từ những kết quả bước đầu, ACV chủ trì, phối hợp Cục Quản lý xuất nhập cảnh và Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội rà soát toàn bộ kế hoạch, quy trình khẩn trương hoàn thiện các bước nhằm ứng dụng thành công các thủ tục toàn trình trên VneID tại các sân bay, bến cảng...

Ngày 19/4, tại Lễ công bố triển khai giải pháp ứng dụng định danh, xác thực điện tử và nhận diện sinh trắc học phục vụ lên tàu bay do Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự xã hội, Bộ Công an phối hợp cùng các đơn vị liên quan thực hiện, Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Công an nêu rõ: Đây mới chỉ là bước khởi đầu. Thời gian tới, Bộ Công an sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp để mở rộng triển khai giải pháp này tại tất cả các sân bay, bến cảng, cửa khẩu trên cả nước trong tháng 7/2025.

Đồng thời, Bộ Công an đang tích cực nghiên cứu giải pháp định danh cho người nước ngoài khi xuất nhập cảnh, dự kiến áp dụng từ tháng 6/2026, hướng tới mục tiêu đồng bộ, thống nhất trong toàn hệ sinh thái số quốc gia.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Long nhấn mạnh: Sự kiện không đơn thuần chỉ là một hoạt động triển khai kỹ thuật, mà còn là biểu tượng cho quyết tâm chính trị của Bộ Công an cho tinh thần đổi mới, sáng tạo và khát vọng xây dựng một đất nước phát triển dựa trên nền tảng số.

Mô hình “sân bay thông minh” không chỉ mang lại tiện ích cho người dân, mà còn là minh chứng cho tầm nhìn dài hạn của Chính phủ trong hành trình xây dựng Chính phủ số, xã hội số và công dân số. Trong đó, người dân là trung tâm, là chủ thể, đồng thời là động lực và mục tiêu cuối cùng của mọi chính sách chuyển đổi số.

Tính năng "Dịch vụ hàng không" tích hợp trên ứng dụng VNeID cho phép người dùng có tài khoản định danh điện tử mức độ 2 thực hiện trực tuyến, nhanh chóng và an toàn các thao tác mua vé, check-in online, qua cửa kiểm soát an ninh và cửa lên máy bay theo hình thức không chạm, toàn trình không giấy tờ thủ tục lên tàu bay.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm và các đồng chí trong Ban Chỉ đạo ấn nút khai trương ra mắt hệ thống 3 nền tảng số phục vụ giám sát triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW.

Tập trung cao độ, hành động quyết liệt 8 vấn đề về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Sáng 2-7, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (Ban Chỉ đạo) tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến với các địa phương. Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương chủ trì hội nghị.

96,5% dân số Lào Cai được quản lý sức khỏe điện tử

96,5% dân số Lào Cai được quản lý sức khỏe điện tử

Theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh, đến thời điểm hiện tại, 96,5% dân số trên địa bàn tỉnh đã được quản lý sức khỏe điện tử, vượt xa mục tiêu đề ra trong Kế hoạch 220/KH-UBND ngày 26/4/2023 về chuyển đổi số ngành y tế giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Xác định chuyển đổi số (CĐS) là xu thế, thời cơ, động lực tạo đột phá trong phát triển, tỉnh Yên Bái đã nỗ lực thúc đẩy CĐS trên nhiều lĩnh vực. Từ đó, làm thay đổi căn bản, toàn diện hoạt động chỉ đạo, điều hành, quản lý của cấp ủy, chính quyền các cấp, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân theo hướng tích cực, đem lại cuộc sống hiện đại, thông minh, tiện ích.

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra những thay đổi mãnh liệt trong lĩnh vực báo chí. Tỉnh táo trước làn sóng thông tin ảo, fake-news do AI tạo ra khi tác nghiệp trở thành đòi hỏi cấp thiết với đội ngũ phóng viên, biên tập viên. Các nhà báo, chuyên gia công nghệ đã chia sẻ vấn đề này với phóng viên báo Tin tức và Dân tộc.

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đang được ngành tư pháp cụ thể hóa bằng những hành động cụ thể.

Yên Bái: Nông thôn chuyển mình nhờ số hóa

Yên Bái: Nông thôn chuyển mình nhờ số hóa

Trong những năm gần đây, chuyển đổi số (CĐS) không còn là một khái niệm xa vời mà đã len lỏi vào từng ngóc ngách của cuộc sống, ngay cả ở địa bàn vùng cao, nông thôn hay vùng sâu, xa của tỉnh. Với quyết tâm nâng cao đời sống người dân và phát triển kinh tế địa phương, nhiều mô hình CĐS đã được triển khai hiệu quả, mang lại những đổi thay tích cực, mở ra một tương lai mới cho nông nghiệp, du lịch và giáo dục...

fb yt zl tw