Thủ tướng đề nghị Nhật Bản đồng hành trong các ngành công nghiệp chiến lược

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Nhật Bản tiếp tục đồng hành và tăng cường hỗ trợ Việt Nam trong các lĩnh vực then chốt như công nghiệp chiến lược, công nghệ cao, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, đổi mới sáng tạo...

Chiều 28/4, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru đồng chủ trì Diễn đàn Việt Nam - Nhật Bản về hợp tác trong các ngành công nghiệp chiến lược, công nghệ cao, chuyển đổi xanh và bán dẫn. Diễn đàn có sự tham dự của nhiều đại diện các bộ, ban, ngành và doanh nghiệp hai nước.

2.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru chứng kiến lễ trao các biên bản ghi nhớ hợp tác tại Diễn đàn.

Phát biểu tại Diễn đàn, Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết “Nhật Bản luôn là đối tác đặc biệt, chiến lược và tin cậy của Việt Nam. Với tổng vốn FDI hơn 78 tỷ USD và duy trì vị thế là nhà tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, Nhật Bản đã và đang góp phần quan trọng trong việc hiện đại hóa hạ tầng, chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực và nâng cao năng lực sản xuất của Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực chế biến, chế tạo và công nghệ cao”.

Theo ông, Diễn đàn là một bước cụ thể hóa, tạo điều kiện để Chính phủ hai nước cùng cộng đồng doanh nghiệp thảo luận và chia sẻ định hướng, cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực mang tính chiến lược. Đây cũng là dịp để giới thiệu các sáng kiến, mô hình hợp tác tiêu biểu, đồng thời ghi nhận những cam kết mới thông qua các biên bản ghi nhớ giữa các tổ chức, doanh nghiệp hai bên nhằm hướng tới hình thành hệ sinh thái hợp tác đổi mới sáng tạo và công nghiệp công nghệ cao giữa hai nước.

Dưới sự chứng kiến của hai Thủ tướng, các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản đã trao các biên bản ghi nhớ hợp tác nhằm thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực đổi mới sáng tạo, công nghiệp chiến lược, công nghệ cao, chuyển đổi xanh và bán dẫn. Trong đó, Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia, Bộ Tài chính (NIC) sẽ cùng Đại học Hiroshima hợp tác trong việc phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn và chuyển giao công nghệ trong các ngành công nghệ chiến lược.

Đại diện các công ty Nhật Bản trong các lĩnh vực điện tử, bán dẫn, y tế cho biết đã nhận được sự hỗ trợ và đồng hành của các cơ quan chức năng hai nước và đang triển khai các dự án mới tại Việt Nam. Các dự án nổi bật bao gồm nhà máy sản xuất silicon đa tinh thể tại Bà Rịa - Vũng Tàu, sản xuất than sinh học từ chất thải nông nghiệp hay trung tâm R&D về phần mềm, giải pháp chuyển đổi số quản trị chuỗi cung ứng.

Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng bày tỏ mong muốn hợp tác chặt chẽ hơn nữa với các doanh nghiệp Nhật Bản, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ... Lãnh đạo các doanh nghiệp đều muốn đóng góp trong việc hiện thực hóa tầm nhìn phát triển chiến lược giữa hai nước.

3.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru.

Phát biểu tại Diễn đàn, Thủ tướng Nhật Bản khẳng định: “Nhật Bản và Việt Nam - những quốc gia có chuỗi cung ứng liên kết chặt chẽ - hợp tác để nâng cao trình độ công nghiệp là một cơ hội lớn. Chúng tôi đang phối hợp với Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia để kết nối các startup với các doanh nghiệp hàng đầu của hai nước và đã đạt được những kết quả ban đầu rất khả quan".

"Gần đây, chúng tôi đang hợp tác chặt chẽ với Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) để hỗ trợ cho NIC nhằm giải quyết các vấn đề xã hội và nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo, cũng như năng lực cạnh tranh công nghiệp của Việt Nam. Tôi càng tin tưởng sâu sắc rằng tiềm năng hợp tác giữa Nhật Bản và Việt Nam là vô hạn. Chúng tôi mong muốn tiếp tục thúc đẩy hợp tác sâu rộng giữa khu vực công và tư, cùng nhau xây dựng mối quan hệ bền chặt hơn nữa, đem lại lợi ích cho cả hai nước”, Thủ tướng Ishiba Shigeru cho hay.

Điểm qua những nỗ lực và kết quả đạt được giữa hai nước trong thời gian qua, ông nhấn mạnh thời gian tới sẽ tăng cường giao lưu trao đổi nguồn nhân lực trong lĩnh vực khoa học công nghệ tiên tiến, đồng thời tiếp nhận khoảng 250 nghiên cứu sinh trình độ tiến sĩ, hỗ trợ Việt Nam giảm phát thải carbon tại khu công nghiệp, xây dựng nhà máy sản xuất silicon đa tinh thể.

4.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu định hướng tại diễn đàn.

Trước những chia sẻ chân tình của Thủ tướng Nhật Bản cũng như các doanh nghiệp, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, sau 50 năm vun đắp và xây dựng, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đã phát triển mạnh mẽ, thực chất, trở thành hình mẫu quan hệ đặc biệt tốt đẹp, tin cậy chính trị cao, lợi ích ngày càng tương đồng, lĩnh vực hợp tác ngày càng toàn diện, bao trùm, lòng tin chiến lược ngày càng sâu sắc, mạnh mẽ.

Nhắc lại vai trò của Nhật Bản với tư cách đối tác kinh tế, đối tác cung cấp ODA và hợp tác lao động, đầu tư lớn của Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Chính phủ Nhật Bản tiếp tục đồng hành và tăng cường hỗ trợ thông qua các chương trình hợp tác phát triển (ODA), đặc biệt trong các lĩnh vực then chốt như công nghiệp chiến lược, công nghệ cao, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực, công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, trung tâm tài chính quốc tế, đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp Nhật Bản mở rộng đầu tư vào các lĩnh vực chiến lược nêu trên, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và hội nhập sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Người đứng đầu Chính phủ khẳng định, Việt Nam cam kết tạo môi trường đầu tư thuận lợi, minh bạch, ổn định, đồng thời chủ động đồng hành cùng doanh nghiệp Nhật Bản trong quá trình triển khai các dự án đầu tư chiến lược. Thủ tướng cũng đặc biệt đề nghị Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia phát huy vai trò hạt nhân của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam.

Nhấn mạnh tinh thần “Chân thành - Tình cảm - Tin cậy - Cùng có lợi” trong quan hệ hợp tác giữa hai nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng, hai bên sẽ cùng nhau hiện thực hóa những định hướng hợp tác chiến lược, tầm nhìn dài hạn mà Thủ tướng Nhật Bản vừa nêu để phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số. Thông qua đó, “đóng góp vào phát triển nhanh, bền vững của mọi người, mọi doanh nghiệp và thúc đẩy quan hệ hợp tác đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả, trở thành hợp tác phát triển lành mạnh và cùng có lợi, cùng thắng, cùng hưởng”.

Theo vietnamnet.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Xác định chuyển đổi số (CĐS) là xu thế, thời cơ, động lực tạo đột phá trong phát triển, tỉnh Yên Bái đã nỗ lực thúc đẩy CĐS trên nhiều lĩnh vực. Từ đó, làm thay đổi căn bản, toàn diện hoạt động chỉ đạo, điều hành, quản lý của cấp ủy, chính quyền các cấp, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân theo hướng tích cực, đem lại cuộc sống hiện đại, thông minh, tiện ích.

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra những thay đổi mãnh liệt trong lĩnh vực báo chí. Tỉnh táo trước làn sóng thông tin ảo, fake-news do AI tạo ra khi tác nghiệp trở thành đòi hỏi cấp thiết với đội ngũ phóng viên, biên tập viên. Các nhà báo, chuyên gia công nghệ đã chia sẻ vấn đề này với phóng viên báo Tin tức và Dân tộc.

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đang được ngành tư pháp cụ thể hóa bằng những hành động cụ thể.

Yên Bái: Nông thôn chuyển mình nhờ số hóa

Yên Bái: Nông thôn chuyển mình nhờ số hóa

Trong những năm gần đây, chuyển đổi số (CĐS) không còn là một khái niệm xa vời mà đã len lỏi vào từng ngóc ngách của cuộc sống, ngay cả ở địa bàn vùng cao, nông thôn hay vùng sâu, xa của tỉnh. Với quyết tâm nâng cao đời sống người dân và phát triển kinh tế địa phương, nhiều mô hình CĐS đã được triển khai hiệu quả, mang lại những đổi thay tích cực, mở ra một tương lai mới cho nông nghiệp, du lịch và giáo dục...

Nhà báo số

Nhà báo số

Trong dòng chảy không ngừng của truyền thông hiện đại, nghề báo đang chứng kiến những thay đổi mạnh mẽ. Người làm báo hôm nay chủ động sáng tạo nội dung đa phương tiện, linh hoạt ứng dụng công nghệ số để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của độc giả.

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tiểu thương không có hóa đơn đầu vào, phải làm thế nào?

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tiểu thương không có hóa đơn đầu vào, phải làm thế nào?

Chính sách áp dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đối với hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm trở lên đã được triển khai từ ngày 1/6/2025, nhưng đến nay, nhiều tiểu thương vẫn còn bỡ ngỡ, lo lắng vì chưa hiểu hết về lợi ích của chính sách thuế, cũng như quy trình sử dụng HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền.

Cơ hội để báo chí tìm lối đi trong thời đại số

Cơ hội để báo chí tìm lối đi trong thời đại số

Báo chí Việt Nam và thế giới đang trải qua một cuộc chuyển mình mạnh mẽ chưa từng có về phương thức, cách thức làm nghề. Công nghệ phát triển như vũ bão, đặc biệt là mạng xã hội và trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang tác động rất lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội.

fb yt zl tw