Thống nhất nội hàm các khái niệm năng lực cạnh tranh số quốc gia, học tập số

Bộ KH&CN đã gửi các bộ, tỉnh tài liệu hướng dẫn làm rõ định nghĩa, nội hàm, lượng hóa các khái niệm mới trong Nghị quyết 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị như năng lực cạnh tranh số quốc gia, kinh tế dữ liệu, học tập số...

Việc xây dựng hướng dẫn làm rõ định nghĩa, nội hàm, lượng hóa các khái niệm mới trong Nghị quyết 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia là một nhiệm vụ Chính phủ giao Bộ KH&CN với mục đích thống nhất nhận thức để tổ chức triển khai Nghị quyết quan trọng này.

Sáu khái niệm mới trong Nghị quyết 57 đã được Bộ KH&CN hướng dẫn làm rõ định nghĩa, nội hàm và lượng hóa gồm có: Bản sao số của thành phố; năng lực cạnh tranh số quốc gia; kinh tế dữ liệu; học tập số; năng lực số; doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam ngang tầm doanh nghiệp công nghệ của các nước tiên tiến.

Trong đó, về năng lực cạnh tranh số quốc gia, Bộ KH&CN cho biết, Việt Nam hiện chưa có khái niệm này. Dựa trên báo cáo xếp hạng năng lực cạnh tranh số thế giới năm 2024 do Trung tâm Cạnh tranh thế giới thuộc Viện Phát triển quản lý quốc tế - IMD thực hiện, Bộ KH&CN đã hướng dẫn thống nhất cách hiểu về năng lực cạnh tranh số quốc gia.

Cụ thể, năng lực cạnh tranh số quốc gia được định nghĩa là khả năng của một quốc gia trong việc sử dụng và phát triển các công nghệ số để nâng cao năng lực cạnh tranh tổng thể của quốc gia đó.

2-7922.jpg
Kiến thức, công nghệ và sự sẵn sàng cho tương lai là 3 chỉ số chính trong xếp hạng năng lực cạnh tranh số do Viện Phát triển quản lý quốc tế đánh giá và công bố. (Ảnh minh họa)

Nội hàm của năng lực cạnh tranh số quốc gia là việc đánh giá, phân loại và xếp hạng các quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương dựa trên năng lực và mức độ sẵn sàng của một nền kinh tế trong việc tiếp cận và khai thác công nghệ số - động lực then chốt cho quá trình chuyển đổi kinh tế trong doanh nghiệp, chính phủ và toàn xã hội.

Đưa ra đề xuất cách thức tổ chức việc đánh giá, thúc đẩy nâng cao năng lực cạnh tranh số quốc gia, Bộ KH&CN cho biết Bộ sẽ đóng vai trò đầu mối liên lạc, trao đổi với IMD và các tổ chức quốc tế khác để Việt Nam tham gia vào quá trình đánh giá của các tổ chức quốc tế và có kết quả công bố, xếp hạng về năng lực cạnh tranh số thế giới.

Khi các tổ chức quốc tế thực hiện việc đánh giá năng lực cạnh tranh số của Việt Nam và đưa ra các chỉ số, tiêu chí, cách thức đánh giá cụ thể, Bộ KH&CN sẽ cụ thể hóa, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan phối hợp, tổ chức triển khai, cung cấp số liệu để thực hiện việc đánh giá và thúc đẩy các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh số của Việt Nam.

Hiện tại, trong khi Việt Nam chưa được tham gia đánh giá chính thức, các nội dung tóm tắt về bộ chỉ số xếp hạng năng lực cạnh tranh số thế giới của IMD được Bộ KH&CN gửi để các bộ, ngành, địa phương tham khảo, quan tâm thúc đẩy nâng cao các chỉ số xếp hạng thành phần về năng lực cạnh tranh số theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Đối với khái niệm “Học tập số”, hướng dẫn của Bộ KH&CN nêu rõ, học tập số trong Nghị quyết 57 được hiểu là học tập kỹ năng số, là quá trình tiếp thu, phát triển và nâng cao kỹ năng, năng lực sử dụng công nghệ số một cách hiệu quả, phù hợp, an toàn và có trách nhiệm phục vụ cho mục đích cá nhân, học tập, nghề nghiệp hay tham gia xã hội trên môi trường số.

3-5372.jpg
Tại Nghị quyết 57, Bộ Chính trị đã yêu cầu phải triển khai sâu rộng phong trào "học tập số", phổ cập, nâng cao kiến thức khoa học, công nghệ, kiến thức số trong cán bộ, công chức và nhân dân. (Ảnh minh họa)

Về nội hàm, học tập kỹ năng số gồm nhiều khía cạnh, từ kiến thức lý thuyết đến kỹ năng thực hành, từ cơ bản đến nâng cao như: Kiến thức, kỹ năng công nghệ cơ bản; kiến thức, kỹ năng truy cập, tìm kiếm, khai thác thông tin, dữ liệu trên môi trường số; kiến thức, kỹ năng tương tác, giao tiếp và cộng tác trên môi trường Internet; kiến thức, kỹ năng sáng tạo nội dung số; kiến thức, kỹ năng đảm bảo an toàn trên môi trường số; kiến thức kỹ năng nhận diện và giải quyết vấn đề trên môi trường số; kỹ năng học tập liên tục và thích ứng.

Việc đo lường, lượng hóa học tập số được thực hiện qua số lượng tiếp cận các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kỹ năng số; tỷ lệ học viên hoàn thành khóa học; tỷ lệ người dân có kỹ năng cơ bản về CNTT và truyền thông.

Về cách thức tổ chức thực hiện công tác học tập số, Bộ KH&CN đề xuất cùng Bộ GD&ĐT và các bộ, ngành có liên quan xây dựng khung kỹ năng số, chuẩn kỹ năng số và kế hoạch triển khai các chương trình bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kỹ năng số phục vụ từng đối tượng thuộc lĩnh vực quản lý của bộ, ngành mình.

Các địa phương sẽ xây dựng kế hoạch, triển khai các chương trình bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kỹ năng số, phong trào “Bình dân học vụ số” phù hợp với điều kiện và tình hình thực tiễn. Khuyến khích các địa phương triển khai những mô hình, cách làm sáng tạo, đạt kết quả và hiệu quả cao.

Nghị quyết 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị đã xác định các mục tiêu Việt Nam cần đạt đến năm 2030 như: Tiềm lực, trình độ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đạt mức tiên tiến ở nhiều lĩnh vực quan trọng, thuộc nhóm dẫn đầu trong các nước có thu nhập trung bình cao; Việt Nam thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á, nhóm 50 nước đứng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh số và chỉ số phát triển Chính phủ điện tử; quy mô kinh tế số đạt tối thiểu 30% GDP; tỉ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến của người dân và doanh nghiệp đạt trên 80%; Việt Nam thuộc nhóm các nước dẫn đầu về an toàn, an ninh không gian mạng, an ninh dữ liệu và bảo vệ dữ liệu....

Theo vietnamnet.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tập huấn kiến thức cho thành viên cốt cán của tổ công nghệ số cộng đồng

Tập huấn kiến thức cho thành viên cốt cán của tổ công nghệ số cộng đồng

Tỉnh đoàn Lào Cai triển khai chương trình tập huấn kiến thức cho các thành viên cốt cán của tổ công nghệ số cộng đồng trên địa bàn toàn tỉnh. Chương trình diễn ra trong 9 ngày, lần lượt tại 9 huyện, thị xã, thành phố; huyện Bảo Yên là địa phương đầu tiên thực hiện nội dung này.

AI cách mạng hóa ngành dự báo thời tiết

AI cách mạng hóa ngành dự báo thời tiết

Ngành dự báo thời tiết đã có những bước tiến lớn về độ chính xác nhưng vẫn gặp khó khăn với các dự đoán siêu cục bộ. Tuy nhiên, sự gia tăng của các mô hình thời tiết AI trong những năm gần đây đã giúp các công ty thương mại nhỏ phát triển khả năng đưa ra các dự đoán chuyên biệt, như lượng mưa tại một khu phố cụ thể hay tốc độ gió tác động lên turbine.

Doanh nghiệp nhà nước phải cùng đất nước tăng trưởng cao, bền vững

Doanh nghiệp nhà nước phải cùng đất nước tăng trưởng cao, bền vững

Kết luận Hội nghị Thủ tướng Chính phủ làm việc với doanh nghiệp nhà nước với chủ đề tiên phong trong chuyển đổi số và thúc đẩy tăng trưởng vào sáng 15/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định: Chính phủ luôn đồng hành, tạo điều kiện tốt nhất và sẵn sàng giải quyết các đề xuất, kiến nghị, tháo gỡ khó khăn để doanh nghiệp nhà nước phát triển nhanh, bền vững.

Bài cuối: Nền tảng dùng chung còn bất cập

Những rào cản trong chuyển đổi số ở cơ sở Bài cuối: Nền tảng dùng chung còn bất cập

Trong quá trình chuyển đổi số, nền tảng số đóng vai trò quan trọng tương tự như hạ tầng xây dựng cơ bản trong thế giới thực. Một nền tảng số thống nhất, kết nối toàn bộ hệ thống quản lý sẽ giúp chính quyền cấp xã hoạt động hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí và nâng cao chất lượng phục vụ người dân. Tuy nhiên, hiện nay, một trong những thách thức lớn trong chuyển đổi số cấp xã tại Lào Cai là chưa có một nền tảng dùng chung, khiến dữ liệu bị phân mảnh, công tác quản lý gặp nhiều khó khăn.

Chủ động khắc phục suy hao cáp quang, đảm bảo đường truyền ổn định

Xí nghiệp Lưới điện cao thế Lào Cai: Chủ động khắc phục suy hao cáp quang, đảm bảo đường truyền ổn định

Trong thời kỳ chuyển đổi số mạnh mẽ, hạ tầng truyền dẫn ổn định là yếu tố then chốt giúp ngành điện vận hành hiệu quả và nâng cao chất lượng dịch vụ. Nhận thức rõ điều đó, Xí nghiệp Lưới điện cao thế (LĐCT) Lào Cai - Công ty Điện lực Lào Cai đã và đang chủ động thực hiện các giải pháp kỹ thuật nhằm duy trì và nâng cao chất lượng hệ thống truyền dẫn cáp quang, đảm bảo kết nối thông suốt phục vụ sản xuất - kinh doanh và điều hành lưới điện.

Ứng dụng AI trong giảng dạy

Ứng dụng AI trong giảng dạy

Những năm gần đây, giáo dục Lào Cai đã có những bước tiến mạnh mẽ trong việc ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI) vào giảng dạy. Tại nhiều trường học, AI không chỉ giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học mà còn giúp học sinh tiếp cận kiến thức một cách trực quan, sinh động hơn. Nhờ các nền tảng học liệu số, công cụ tương tác thông minh và phần mềm hỗ trợ giảng dạy, nhiều tiết học đã trở nên hấp dẫn, kích thích sự sáng tạo và khả năng tự học của học sinh.

Bài 2: Kỹ năng của người dân và vấn đề đặt ra

Những rào cản trong chuyển đổi số ở cơ sở: Bài 2: Kỹ năng của người dân và vấn đề đặt ra

Chuyển đổi số không chỉ là nhiệm vụ của chính quyền hay doanh nghiệp mà còn cần sự tham gia của tất cả người dân. Tuy nhiên, đối với các địa phương vùng cao, vùng dân tộc thiểu số nơi có điều kiện kinh tế - xã hội, hạ tầng viễn thông còn nhiều khó khăn, việc nâng cao kiến thức, kỹ năng số cho người dân, giúp họ thích nghi với môi trường số, tiếp cận các dịch vụ công trực tuyến và kinh tế số vẫn đang là một thách thức lớn.

Bài 1: Nhân lực số - “nút thắt” ở cấp xã

Những rào cản trong chuyển đổi số ở cơ sở Bài 1: Nhân lực số - “nút thắt” ở cấp xã

Chuyển đổi số đang là nhiệm vụ cấp bách trong xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi Trung ương đang chủ trương sắp xếp tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn đối với các địa phương, đặc biệt là cấp xã tại Lào Cai, chính là nhân lực phục vụ cho công cuộc chuyển đổi số.

Lượng hóa một số khái niệm mới trong Nghị quyết số 57-NQ/TW

Lượng hóa một số khái niệm mới trong Nghị quyết số 57-NQ/TW

Nhằm đảm bảo việc thống nhất nhận thức và tổ chức triển khai, thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành công văn số 562/BKHCN-VCL hướng dẫn làm rõ định nghĩa, nội hàm, lượng hóa một số khái niệm mới trong Nghị quyết số 57-NQ/TW.

Ra mắt kênh chính thức tiếp nhận các sản phẩm đổi mới sáng tạo

Ra mắt kênh chính thức tiếp nhận các sản phẩm đổi mới sáng tạo

Là kênh chính thức để tiếp nhận đề xuất các sản phẩm, giải pháp mới về công nghệ, chuyển đổi số, Cổng thông tin tiếp nhận và công bố các sản phẩm, giải pháp khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số được triển khai với kỳ vọng mang lại hiệu quả thiết thực cho các cơ quan, doanh nghiệp; giúp doanh nghiệp khẳng định năng lực công nghệ, tạo niềm tin với khách hàng và đối tác.

Ngăn "nhạc rác" trên nền tảng số

Ngăn "nhạc rác" trên nền tảng số

Những năm gần đây, sự bùng nổ của các nền tảng nhạc số như YouTube, TikTok… đã mở ra cơ hội lớn cho người sáng tác và phát hành nhạc. Tuy nhiên, song song với những sản phẩm âm nhạc chất lượng, nhạc "rác" cũng đang tràn lan, gây ra nhiều tranh cãi trong giới chuyên môn và người nghe nhạc.

fb yt zl tw