Trung tâm dữ liệu - nền tảng đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số

Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, hạ tầng số gồm hạ tầng viễn thông băng rộng, hạ tầng điện toán đám mây, hạ tầng công nghệ số và các nền tảng số. Hạ tầng số là hạ tầng chiến lược, luôn phải đi trước, đầu tư trước, có tầm nhìn xa, có khả năng mở rộng.

Phối cảnh Trung tâm dữ liệu và Nghiên cứu phát triển công nghệ cao Viettel tại Củ Chi.
Phối cảnh Trung tâm dữ liệu và Nghiên cứu phát triển công nghệ cao Viettel tại Củ Chi.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, hạ tầng số Việt Nam phải đảm bảo băng thông siêu rộng, phổ cập, bền vững, thông minh, mở, xanh và an toàn. Hình thành các trung tâm dữ liệu mới đạt tiêu chuẩn xanh theo tiêu chuẩn quốc tế là một trong những mục tiêu của Chiến lược hạ tầng số đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.

Trung tâm dữ liệu là một địa điểm vật lý được thiết kế để lưu trữ các ứng dụng và dữ liệu quan trọng của tổ chức, với các thành phần như máy chủ, các hệ thống lưu trữ, bộ định tuyến, bộ chuyển mạch, mạng, hệ thống làm mát, hệ thống an ninh, bộ điều khiển phân phối ứng dụng. Trung tâm dữ liệu được coi là "trái tim" của Internet và là "xương sống" của nền kinh tế số, đóng vai trò quan trọng trong việc lưu trữ, xử lý và quản lý lượng dữ liệu khổng lồ, giúp quá trình chuyển đổi số diễn ra thuận lợi và thành công.

Việc xây dựng riêng một Trung tâm dữ liệu là lựa chọn an toàn so với các phương pháp lưu trữ truyền thống do có các ưu điểm nổi bật về lưu trữ và quản lý an toàn, tăng cường hiệu quả hoạt động, đảm bảo dịch vụ liên tục, khả năng mở rộng linh hoạt, tiết kiệm chi phí và là nền tảng quan trọng trong chuyển đổi số.

Việt Nam hiện có 33 trung tâm dữ liệu thuộc các doanh nghiệp viễn thông trong nước VNPT, Viettel IDC, FPT Telecom, CMC Telecom và bắt đầu có sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài như Gaw Capital, Worldwide DC Solution (Singapore)…Theo báo cáo gần đây của Bộ Khoa học và Công nghệ, có bốn doanh nghiệp dự kiến đầu tư trung tâm dữ liệu quy mô lớn với tổng công suất 220 MW. Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đánh giá hạ tầng trung tâm dữ liệu của Việt Nam có nhiều bước tiến, tuy nhiên tổng công suất mới đạt 182 MW, cách xa mục tiêu 870 MW vào năm 2030. Hiện chỉ có một trung tâm dữ liệu quy mô siêu lớn công suất 30 MW được Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đưa vào hoạt động tháng 4/2024 tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội).

Dự báo những năm tới tại Việt Nam sẽ bùng nổ về trung tâm dữ liệu với quy mô đạt 1,27 tỷ USD vào năm 2030, tốc độ tăng trưởng kép bình quân 10,8%. Một trong lợi thế của Việt Nam là chi phí xây dựng và vận hành trung tâm dữ liệu tại Việt Nam thấp hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực, do đó giá thuê dịch vụ cũng thấp hơn. Đây là cơ hội lớn cho Việt Nam trong bối cảnh làn sóng chuyển dịch dữ liệu và hạ tầng công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ từ các nền kinh tế phát triển sang Đông Nam Á.

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường, các trung tâm dữ liệu tại Việt Nam liên tục được đưa vào hoạt động. Mới đây Viettel khởi công trung tâm dữ liệu quy mô siêu lớn tại Khu công nghiệp Tân Phú Trung, Thành phố Hồ Chí Minh. Dự án được triển khai trên diện tích gần 4 hecta, tổng công suất điện theo thiết kế 140 MW, cho phép lắp đặt khoảng 10.000 tủ rack, dự kiến hoạt động giai đoạn đầu từ quý 1/2026 và hoàn thành toàn bộ trước năm 2030. Khi hoàn thành, đây là trung tâm dữ liệu đầu tiên của Việt Nam đạt công suất trên 100 MW, còn gọi là quy mô siêu lớn, tương đương các trung tâm dữ liệu lớn trên thế giới.

Trung tâm dữ liệu Tân Phú Trung được thiết kế và vận hành theo tiêu chuẩn quốc tế Uptime Tier III; có mật độ công suất trung bình 10kW/rack, cao gấp 2,5 lần mức trung bình tại Việt Nam. Công suất rack cao nhất lên tới 60 kW, đáp ứng nhu cầu tính toán hiệu năng cao của các mô hình và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) quy mô lớn. Để đạt được mật độ công suất cao này, Trung tâm dữ liệu Tân Phú Trung áp dụng các công nghệ làm mát tiên tiến, hệ thống quản lý thông minh dựa trên trí tuệ nhân tạo.

Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), Thiếu tướng Tào Đức Thắng cho biết: “Trung tâm dữ liệu không đơn thuần là những công trình kỹ thuật lưu trữ tài nguyên mà là nền móng của chủ quyền số, là hạ tầng số - nền tảng cho nền kinh tế số, xã hội số, chính phủ số. Toàn bộ giải pháp bảo mật, giám sát và điều phối an ninh số đều do Viettel tự phát triển, đảm bảo chủ quyền tuyệt đối về công nghệ - không phụ thuộc vào bên thứ ba”.

Quy mô, công nghệ và tính bền vững của dự án phù hợp với các định hướng tại Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và Quyết định số 36/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tổ chức ngày hội truyền thông với chủ đề "Internet mở lối - văn hóa đọc dẫn đường"

Tổ chức ngày hội truyền thông với chủ đề "Internet mở lối - văn hóa đọc dẫn đường"

Sáng 21/4, Thư viện tỉnh Lào Cai phối hợp với Trường THPT số 3 thành phố Lào Cai tổ chức Ngày hội truyền thông về internet, chuyển đổi số, STEM và phát triển văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề: “Internet mở lối - văn hóa đọc dẫn đường". Hoạt động được tổ chức nhằm thực hiện hiệu quả Kế hoạch về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tỉnh Lào Cai.

Đổi mới tư duy làm thông tin đối ngoại trong kỷ nguyên số

Đổi mới tư duy làm thông tin đối ngoại trong kỷ nguyên số

Với thông điệp về sự cần thiết của việc đổi mới từ cách nghĩ đến cách làm trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Tọa đàm "Kinh nghiệm triển khai hiệu quả công tác thông tin đối ngoại ở ngoài nước, nâng cao kỹ năng truyền thông số" nhằm nâng cao hiệu quả quảng bá hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế trong bối cảnh truyền thông thay đổi nhanh chóng.

Lan tỏa giá trị di sản Việt trên nền tảng số, thúc đẩy du lịch bền vững

Lan tỏa giá trị di sản Việt trên nền tảng số, thúc đẩy du lịch bền vững

Ngày 17/4, tại Hà Nội, Quỹ Hỗ trợ Bảo tồn Di sản văn hóa Việt Nam phối hợp cùng nền tảng TikTok LIVE tổ chức chương trình “Nét đẹp Việt” mùa 3 với chủ đề “Chạm vào di sản”. Sự kiện nhằm quảng bá văn hóa, di sản Việt Nam, đồng thời thúc đẩy du lịch bền vững qua nền tảng số.

Áp dụng AI vào quản lý pháp luật là hướng đi tất yếu của thời đại số

Áp dụng AI vào quản lý pháp luật là hướng đi tất yếu của thời đại số

Trong kỷ nguyên chuyển đổi số mạnh mẽ, việc tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào lĩnh vực pháp luật không còn là viễn cảnh xa vời mà đã trở thành một xu hướng tất yếu. Tại Việt Nam, ngành Tòa án đang tiên phong trong công cuộc này với dự án “Trợ lý ảo Tòa án nhân dân”, một bước tiến quan trọng nhằm xây dựng hệ thống Tòa án điện tử.

Tập huấn kiến thức cho thành viên cốt cán của tổ công nghệ số cộng đồng

Tập huấn kiến thức cho thành viên cốt cán của tổ công nghệ số cộng đồng

Tỉnh đoàn Lào Cai triển khai chương trình tập huấn kiến thức cho các thành viên cốt cán của tổ công nghệ số cộng đồng trên địa bàn toàn tỉnh. Chương trình diễn ra trong 9 ngày, lần lượt tại 9 huyện, thị xã, thành phố; huyện Bảo Yên là địa phương đầu tiên thực hiện nội dung này.

AI cách mạng hóa ngành dự báo thời tiết

AI cách mạng hóa ngành dự báo thời tiết

Ngành dự báo thời tiết đã có những bước tiến lớn về độ chính xác nhưng vẫn gặp khó khăn với các dự đoán siêu cục bộ. Tuy nhiên, sự gia tăng của các mô hình thời tiết AI trong những năm gần đây đã giúp các công ty thương mại nhỏ phát triển khả năng đưa ra các dự đoán chuyên biệt, như lượng mưa tại một khu phố cụ thể hay tốc độ gió tác động lên turbine.

Doanh nghiệp nhà nước phải cùng đất nước tăng trưởng cao, bền vững

Doanh nghiệp nhà nước phải cùng đất nước tăng trưởng cao, bền vững

Kết luận Hội nghị Thủ tướng Chính phủ làm việc với doanh nghiệp nhà nước với chủ đề tiên phong trong chuyển đổi số và thúc đẩy tăng trưởng vào sáng 15/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định: Chính phủ luôn đồng hành, tạo điều kiện tốt nhất và sẵn sàng giải quyết các đề xuất, kiến nghị, tháo gỡ khó khăn để doanh nghiệp nhà nước phát triển nhanh, bền vững.

Bài cuối: Nền tảng dùng chung còn bất cập

Những rào cản trong chuyển đổi số ở cơ sở Bài cuối: Nền tảng dùng chung còn bất cập

Trong quá trình chuyển đổi số, nền tảng số đóng vai trò quan trọng tương tự như hạ tầng xây dựng cơ bản trong thế giới thực. Một nền tảng số thống nhất, kết nối toàn bộ hệ thống quản lý sẽ giúp chính quyền cấp xã hoạt động hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí và nâng cao chất lượng phục vụ người dân. Tuy nhiên, hiện nay, một trong những thách thức lớn trong chuyển đổi số cấp xã tại Lào Cai là chưa có một nền tảng dùng chung, khiến dữ liệu bị phân mảnh, công tác quản lý gặp nhiều khó khăn.

fb yt zl tw