“Ngôi nhà xanh” lan tỏa nghĩa tình…

Hiểu tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường (BVMT), nhiều địa phương trong tỉnh đã triển khai các mô hình hiệu quả. Hơn thế, những mô hình như “Ngôi nhà xanh”, “Thu gom phế liệu gây quỹ tình thương” không đơn thuần là một sáng kiến xây dựng cảnh quan xanh - sạch - đẹp mà còn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện tinh thần tương thân tương ái trong cộng đồng.

Mô hình "Ngôi nhà xanh" xã An Lập ngoài tác dụng bảo vệ môi trường còn gây quỹ hỗ trợ phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

Tác động tích cực

Hơn một năm nay, mỗi khi gom được chai nhựa, giấy vụn, vỏ lon, chị Nguyễn Thị Kim Chi, người dân ở ấp Kiến An (xã An Lập, huyện Dầu Tiếng) lại đem đến “Ngôi nhà xanh” đặt tại văn phòng ấp. Chị Chi cho biết: “Cứ 2 - 3 ngày tôi lại đem phế liệu gom được bỏ vào ngôi nhà xanh. Nhiều người dân nhìn thấy tôi làm như vậy cũng làm theo”.

Không chỉ riêng chị Chi, ở ấp Kiến An, phong trào thu gom phế liệu ủng hộ mô hình “Ngôi nhà xanh” được người dân hưởng ứng nhiệt tình. Ông Phạm Thanh Hùng, Trưởng ấp Kiến An, chia sẻ: “Ấp có 310 hộ dân, thông qua công tác tuyên truyền không chỉ người dân thường trú mà các gia đình ở trọ trên địa bàn đều dần hình thành thói quen phân loại rác thải. Đến nay, phế liệu như giấy, vỏ chai, lon bia được người dân tự nguyện mang đến “Ngôi nhà xanh”. Mô hình thật sự có ý nghĩa và hiệu quả, giúp nâng cao ý thức BVMT trong cộng đồng, giảm thiểu rác thải ra môi trường”.

Người dân tích cực tham gia chương trình đổi rác thải lấy quà tặng tại ấp Kiến An, xã An Lập

Mô hình “Ngôi nhà xanh” được Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã An Lập triển khai từ năm 2023 hiện đã nhân rộng tại 5 ấp: Kiến An, Hố Cạn, Bàu Khai, Phú Bình, Chót Đồng. Với 5 “Ngôi nhà xanh” đã thu hút hơn 300 hội viên tham gia. Chị Nguyễn Thị Thùy Duyên, hội viên Chi hội Phụ nữ ấp Kiến An, cho biết: “Nhiều hộ dân biết đến mô hình qua thông báo của Chi hội Phụ nữ, Ban Điều hành ấp và loa phát thanh hàng ngày. Ngoài việc nâng cao ý thức phân loại rác thải, hội viên và các hộ dân đã ý thức tốt trách nhiệm BVMT”.

Mô hình “Ngôi nhà xanh”; “Đổi rác thải lấy quà tặng” là một trong những mô hình thiết thực, hiệu quả, sáng tạo. Điểm độc đáo đó là mô hình kết hợp bảo vệ môi trường với hoạt động an sinh xã hội.

Bà Nguyễn Thị Trang, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã An Lập, huyện Dầu Tiếng

Theo chị Nguyễn Thị Ngọc Duyên, Chủ tịch Hội LHPN xã An Lập, hàng ngày các loại phế liệu sau khi sử dụng vẫn còn bị vứt bừa bãi, vừa lãng phí, vừa ảnh hưởng tới môi trường. Mô hình “Ngôi nhà xanh” với nội dung thu gom rác thải tái chế, phế liệu, vật liệu bằng lon, nhựa nhằm mục đích nâng cao ý thức của hội viên và nhân dân về BVMT cũng như tích cực tham xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Từ đó, toàn thể cán bộ, hội viên và các tầng lớp nhân nhân thay đổi cách nghĩ, nhận thức và hành động đúng, chuyển đổi hành vi để cải thiện điều kiện sinh hoạt và tham gia các phong trào vệ sinh môi trường. Mô hình đạt hiệu quả cao sẽ tiếp tục triển khai 2 ấp còn lại là ấp Đất Đỏ và ấp Hàng Nù.

Trao gửi yêu thương

Nhờ Hội LHPN xã An Lập giới thiệu, chị Lê Thị Hiệp (ấp Hàng Nù) trở thành “người quen” của “Ngôi nhà xanh”. Chị Hiệp là công nhân, chồng bị ung thư mất sớm bỏ lại chị và hai con đang độ tuổi học hành. Với đồng lương ít ỏi 5 triệu đồng/ tháng không đủ để chị Hiệp trang trải cuộc sống. Trước hoàn cảnh đặc biệt của gia đình chị Hiệp, Hội LHPN xã thường xuyên quan tâm, tặng quà trích từ nguồn quỹ của “Ngôi nhà xanh” và các cá nhân hảo tâm để hỗ trợ.

Thu gom phế liệu, phân loại rác thu hút đông người dân xã An Lập tham gia

“Biến cố quá lớn xảy ra khiến tôi hoang mang và lo lắng khi thu nhập ít ỏi, khó bảo đảm cho các con tiếp tục đến trường. Nhờ Hội LHPN xã thường xuyên động viên, hỗ trợ các con tôi cặp sách, học phí. Một tháng được xã hỗ trợ 500.000 đồng cho một bé học hành đến năm 18 tuổi. Đây là niềm động viên lớn lao khiến tôi rất cảm kích và yên tâm hơn về tương lai của con mình. Đồng thời mỗi khi có vỏ lon, chai nhựa, hộp giấy đã qua sử dụng, tôi đều để dành bỏ vào “Ngôi nhà xanh”. Mong rằng sẽ có nhiều chị em cùng các cháu nhỏ được hỗ trợ như mẹ con tôi”, chị Lê Thị Hiệp tâm sự.

Ý nghĩa của “Ngôi nhà xanh” do Hội LHPN xã An Lập triển khai thực hiện không chỉ giúp hội viên phụ nữ nâng cao ý thức BVMT mà còn “tích tiểu thành đại” để trợ giúp những phận đời yếu thế. Chị Nguyễn Thị Ngọc Duyên cho biết triển khai mô hình “Ngôi nhà xanh” nhận được sự tham gia tích cực từ hội viên. Trung bình phế liệu từ 5 “Ngôi nhà xanh” bán được khoảng 1 triệu đồng/ tháng. Số tiền được công khai, đến cuối năm xét tặng cho hội viên phụ nữ và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

Hiệu ứng lan tỏa của mô hình không chỉ ở các hội viên phụ nữ, nhiều hộ dân được biết đến mô hình qua thông báo cũng đồng lòng hưởng ứng. Bà Đỗ Thị Xuân, người dân sinh sống tại ấp Kiến An, chia sẻ: “Hiểu được ý nghĩa của mô hình tôi càng ủng hộ. Mô hình mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng, cần nhân rộng để xây dựng một xã hội văn minh, giàu tình người”.

Không riêng mô hình “Ngôi nhà xanh”, thời gian qua nhiều mô hình mang tính nhân văn sâu sắc, như: “Đổi rác thải lấy quà tặng”, “Thu gom phế liệu gây quỹ tình thương” được triển khai tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh. Các mô hình này đã tạo hiệu ứng tích cực trong việc nâng cao ý thức người dân về phân loại rác thải và tái chế, mang lại lợi ích thiết thực cho môi trường. Vượt xa hơn thế, số tiền thu được từ việc triển khai mô hình đã hỗ trợ nhiều hoàn cảnh khó khăn, giúp họ vươn lên trong cuộc sống.

Báo Bình Dươngnull

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của tỉnh Bình Dương

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của tỉnh Bình Dương

Việc cải thiện chất lượng đào tạo, tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo, cùng với sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương sẽ tạo ra một nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường lao động. Điều này không chỉ góp phần vào sự phát triển bền vững của tỉnh Bình Dương mà còn giúp doanh nghiệp cạnh tranh hiệu quả hơn trong nền kinh tế toàn cầu.

Về làng thông minh, cảm nhận sự đổi thay

Về làng thông minh, cảm nhận sự đổi thay

Xã Bạch Đằng (TP.Tân Uyên) được Bình Dương chọn là một trong những địa phương thí điểm xây dựng làng thông minh. Với sự nỗ lực chung, sau 3 năm triển khai xây dựng thí điểm mô hình, đến nay người dân, du khách đang cảm nhận rõ nét sự thay đổi của vùng đất cù lao này.

Bình Dương phải lấy con người làm trung tâm, chủ thể, động lực phát triển

Bình Dương phải lấy con người làm trung tâm, chủ thể, động lực phát triển

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị tỉnh Bình Dương chú trọng vào các vấn đề chủ đạo trong việc triển khai thực hiện quy hoạch. Đó là phải lấy con người làm trung tâm, chủ thể, động lực; không hy sinh lợi ích của người dân và môi trường… để đánh đổi lấy sự phát triển. Tổ chức thực hiện quy hoạch phải khoa học, phù hợp với sự phát triển thực tế của địa phương, khu vực, quốc gia, quốc tế.

Bình Dương vươn mình để trở thành thành phố trực thuộc trung ương: Tìm thấy "phương tiện đặc biệt"!

Bình Dương vươn mình để trở thành thành phố trực thuộc trung ương: Tìm thấy "phương tiện đặc biệt"!

Ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương khẳng định mô hình "Công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ" đã trở thành phương tiện giúp địa phương thu hút nguồn lực củng cố hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, nâng cấp đồng bộ đô thị, giao thông, văn hóa, xã hội.

Bình Dương cùng đồng bào miền Bắc vượt qua bão lũ

Bình Dương cùng đồng bào miền Bắc vượt qua bão lũ

Những ngày qua, hậu quả của bão số 3 (Yagi) và hoàn lưu sau bão để lại đã gây ảnh hưởng, thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản đối với đồng bào các tỉnh, thành miền Bắc nước ta. Cùng với cả nước, Bình Dương đang hướng về miền Bắc thân yêu với rất nhiều tình cảm chia sẻ cũng như huy động sự chung sức của cộng đồng để tiếp tục hỗ trợ cho đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả do bão gây ra, sớm vượt qua khó khăn.

Lớp học “khai giảng” sớm

Lớp học “khai giảng” sớm

Những ngày cuối tháng 8, hàng trăm học sinh ở những lớp học tình thương (LHTT) trên địa bàn tỉnh đã “khai giảng” năm học mới. Ở lễ khai giảng đó, không tiếng trống trường, không rộn ràng cờ hoa nhưng đầy ắp tình thương của những thầy cô giáo là các anh chị tình nguyện viên, đoàn viên thanh niên (ĐVTN). Bình Dương hiện có 12 LHTT do các tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh quản lý với hơn 400 em.

Có một “Không gian văn hóa Bác Hồ” trong đôi mắt trẻ thơ

Có một “Không gian văn hóa Bác Hồ” trong đôi mắt trẻ thơ

Từ ánh mắt trong veo, qua những câu chuyện sôi nổi, hồn nhiên của những đứa trẻ, hình ảnh Bác Hồ hiện lên thật gần gũi và kính yêu biết mấy… Đã lâu rồi, ở góc sân trường Tiểu học Phú Hòa 3 (TP.Thủ Dầu Một) có một “Không gian văn hóa Bác Hồ” trực quan sinh động như thế, nơi sự kính yêu, lòng biết ơn của thế hệ thiếu nhi dành cho Bác ngày càng nhiều hơn, nơi tình yêu quê hương đất nước và lý tưởng đẹp đẽ của các em đang được cô Lê Thị Kim Thúy, Hiệu trưởng nhà trường từng ngày vun đắp…

Bình Dương đổi mới trong thu hút đầu tư nước ngoài

Bình Dương đổi mới trong thu hút đầu tư nước ngoài

Nhờ triển khai nhiều giải pháp về đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, tập trung phát triển hạ tầng giao thông kết nối vùng tạo động lực tăng trưởng, chú trọng thu hút nguồn nhân lực phục vụ sản xuất, tỉnh Bình Dương tiếp tục là sự chọn lựa hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài thế hệ mới.

Áp dụng quy định 35 học sinh/lớp, Bình Dương gặp khó

Áp dụng quy định 35 học sinh/lớp, Bình Dương gặp khó

Đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2024 - 2025 đối với bậc Tiểu học, trong đó có nội dung không xếp quá 35 học sinh/lớp. Điều này đang đặt ra nhiều thách thức cho các trường Tiểu học ở Bình Dương.

fbytzltw