Nghề nuôi ong lấy mật giữa lòng thành phố

Có nhiều người nói: "Nuôi ong lấy mật là một nghề khá thú vị và có lãi, nhưng chỉ ở khu vực nông thôn rộng rãi, thoáng mát… mới có thể nuôi được!". Câu nói đó chưa hẳn đã đúng, bởi vì ở khu phố Quy Hóa (thành phố Lào Cai) tôi đang ở có nhiều người nuôi ong lấy mật và chất lượng mật ong cũng chẳng kém nuôi ong ở khu vực nông thôn, miền núi.

Ông Vũ đang chuẩn bị lấy mật.

Ông Vũ đang chuẩn bị lấy mật.

Không biết có phải sẵn nghề làm nông nghiệp lâu năm hay không mà ông Phan Duy Hạnh "mắc" phải bệnh nghề nghiệp. Xung quanh căn nhà ông đang ở, chỗ nào cũng thấy có "sản phẩm" nông nghiệp. Từ nuôi gà tre, gà lông cảo, gà ri tới gần một chục con chim cảnh các loại ra, ông còn dành khoảng đất trống xây ao thả cá. Ông nuôi đủ các loại cá: Chép, trắm, mè đến cá rô-phi đơn tính… ngày nào ngoài giờ hành chính, ông cũng ra ngắm những đàn cá tung tăng bơi lội. Còn việc ông nuôi ong lấy mật thì tôi phục thật. Trong sân vườn nhà ông cứ cách 1 mét lại đặt một đõ (thùng) ong, phủ bên trên là những lá cọ còn tươi nguyên. Cứ vài tuần, ông lại đánh xe vào bản mua một ít lá cọ về che mưa, che nắng cho ong. Ông cẩn thận kiểm tra và phát hiện, tiêu diệt kịp thời những đàn kiến định phá những tổ ong. Ông bảo: Nuôi ong ở thành phố có cái hay của nó. Trên dọc hành lang đường phố chỗ nào cũng có cây xanh, từ nhãn, vải, phượng vĩ, tới cây hoa sữa… mùa nào cũng có hoa để ong hút làm mật.

Ông tìm sách hướng dẫn cách nuôi ong về nghiên cứu, rồi ghi ghi chép chép. Ông cho biết: Cứ vào cuối mùa xuân là ong chúa bắt đầu nở và trưởng thành. Những đàn ong cũng lần lượt chia đàn, có những đõ ong bay đi quá nửa, thậm chí bay đi cả đàn. Chính vì vậy mà ông cặm cụi đóng đõ ong, rồi lần mò, kiếm tìm ong chúa mới trưởng thành "cho ra ở riêng" trong những đõ ong mới. Tháng nào ông cũng thu hoạch mật ong. Những "thớt" mật được ông nhẹ nhàng đưa vào máy quay li-tâm, khi gần hết mật, ông đưa phần sáp (còn nguyên vẹn) khâu, cài vào thớt rồi để lại chỗ cũ để ong tiếp tục làm mật.

Quay mật ong theo phương pháp ly tâm.

Quay mật ong theo phương pháp ly tâm.

Cách nhà ông Hạnh mấy nhà cũng có người về hưu nuôi ong, điển hình là ông Ninh Quang Vũ. Hằng ngày, ông Vũ lần mò, cặm cụi trên tầng để chăm sóc những đàn ong. Trên nóc nhà ông xanh ngát màu của những cây hoa và rau xanh. Ông dùng những hộp xốp to xếp khít nhau, rồi dùng đất phù sa sông Hồng đổ vào để trồng rau, cây cảnh. Ông trồng đủ loại từ bí đỏ, su hào, cà chua đến rau muống, ớt… mùa nào thức ấy. Đã nhiều năm nay, bên cạnh những "thùng xốp" rau xanh, cây cảnh ông để những đõ ong mật khá quy củ. Nhìn những con ong chở nắng vàng tươi trên đôi cánh mỏng mang hương thơm ngát của hoa và cuộc sống sinh sôi tới tấp bay vào tổ, rồi lại túa đi tìm hoa hút mật, trông thật hấp dẫn. Ông cho biết: Khi trời râm mát hoặc mưa thì thôi, chứ ngày trời nắng, nhất là vào mùa hè thì phải phun nước lên nền bê-tông ngay từ sớm và che chắn cho những đõ ong bằng bao tải ướt. Những "thớt" ong phải để cách xa nhau, tạo sự thông thoáng thì ong mới chịu nổi…

Ở giữa lòng thành phố, với những khối bê-tông đồ sộ của những căn nhà xây nhiều tầng mà vẫn nuôi được ong thì quả thật đáng khen ngợi.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Tờ Nhật báo Kinh tế (Trung Quốc) mới đây đăng bài viết với nhan đề “Tiêu dùng trực tuyến Việt Nam bước vào giai đoạn tăng trưởng”, dẫn báo cáo của hãng nghiên cứu dữ liệu Metric, cho thấy 3 quý đầu năm, doanh số của 5 nền tảng thương mại điện tử lớn đạt 227.700 tỷ đồng, tăng 37,66% so cùng kỳ năm ngoái.

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

Hơn 10 năm trước, anh Chấu Seo Câu ở thôn Sả Séng là người đầu tiên của xã Tả Ngài Chồ (huyện Mường Khương) chuyển đổi một số diện tích trồng ngô sang trồng quýt sen. Tới nay, gia đình anh Câu có hơn 4 ha quýt, với giá bán trung bình 15.000 đồng/kg, giá trị thu hoạch mỗi vụ đạt khoảng 200 triệu đồng. Hiện, gia đình anh Câu đã thoát nghèo, có cuộc sống ngày càng khấm khá khiến nhiều người dân vùng cao ngưỡng mộ.

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Quan tâm triển khai công tác đầu tư, xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng; tích cực phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc vùng cao Si Ma Cai.

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhằm hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương vừa tiến hành Phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025.

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Gắn bó với nghề nuôi cá hơn 30 năm, trải qua bao thăng trầm nhưng với niềm đam mê, quyết tâm và sự sáng tạo, anh Nguyễn Văn Hợp, thôn Khởi Khe, thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng đã trở thành một trong những nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024.

fbytzltw