Ngành ngân hàng Lào Cai đồng hành với sự phát triển của tỉnh

Cùng với sự phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam, ngành ngân hàng Lào Cai đã không ngừng trưởng thành và lớn mạnh về mọi mặt. Hệ thống ngân hàng trên địa bàn được củng cố, mở rộng cả về quy mô và chất lượng hoạt động, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Sau khi tái lập tỉnh, ngành ngân hàng Lào Cai chỉ có 2 ngân hàng thương mại là Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lào Cai, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển. Đến nay, hệ thống ngân hàng Lào Cai đã có 11 chi nhánh ngân hàng thương mại, 2 quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển, cùng với hoạt động của 79 điểm giao dịch ngân hàng, 72 máy giao dịch tự động (ATM), trên 200.000 tài khoản cá nhân và hàng loạt dịch vụ tiện ích khác. Từ chỗ nguồn vốn và dư nợ cho vay rất nhỏ, đến hết 31/3/2016, quy mô tổng nguồn vốn đạt 35.203 tỷ đồng, tổng dư nợ đạt 33.644 tỷ đồng, trong đó nợ xấu chiếm tỷ trọng 0,58% tổng dư nợ các ngân hàng thương mại.

Hoạt động giao dịch tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội Chi nhánh Lào Cai.
Hoạt động giao dịch tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội Chi nhánh Lào Cai.

Ngành ngân hàng Lào Cai đã có đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương trong các lĩnh vực như, xây dựng cơ bản, đầu tư hạ tầng, phát triển sản xuất, kinh doanh, xuất - nhập khẩu, du lịch, dịch vụ và đặc biệt hỗ trợ mạnh cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, hộ nghèo, các gia đình chính sách và xây dựng nông thôn mới, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương, xóa đói, giảm nghèo. Cụ thể, tổng dư nợ cho vay các thành phần kinh tế đến ngày 31/3/2016 là 33.644 tỷ đồng, trong đó, dư nợ cho vay thành phần kinh tế quốc doanh 4.363 tỷ đồng, dư nợ cho vay doanh nghiệp dân doanh 17.641 tỷ đồng, cho vay hộ kinh doanh cá thể 4.339 tỷ đồng, cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách theo các chương trình cho vay ưu đãi của Nhà nước là 2.163 tỷ đồng. Riêng dư nợ cho vay hộ nghèo là 858 tỷ đồng, với 31.205 hộ được vay vốn ngân hàng; cho vay hộ sản xuất nông - lâm nghiệp 1.615 tỷ đồng, với 22.147 hộ vay vốn; cho vay tiêu dùng 3.520 tỷ đồng. Thời gian gần đây, ngành ngân hàng Lào Cai đã tài trợ vốn và các dịch vụ ngân hàng cho một số dự án lớn của tỉnh, như dự án Nhà máy Gang thép Lào Cai (2.842 tỷ đồng), Nhà máy Sản xuất phân bón Diamon Photphat (DAP) số 2 (1.810 tỷ đồng); các nhà máy thủy điện, dự án cáp treo Fansipan Sa Pa… Ngoài ra, hệ thống ngân hàng còn thực hiện các dịch vụ khác phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ người tiêu dùng, đó là thanh toán trong và ngoài nước, chuyển tiền, kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh…, trong đó nổi bật là hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán xuất - nhập khẩu. Chỉ tính từ thời điểm 31/12/2010 đến 31/12/2015, doanh số hoạt động kinh doanh ngoại tệ tăng gấp 3,08 lần, đạt 34.239 tỷ đồng; doanh số thanh toán xuất - nhập khẩu tăng 2,1 lần, đạt 779 triệu USD (tương đương 17.054 tỷ đồng).

Không chỉ dừng lại ở mục tiêu kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ ngân hàng, ngành ngân hàng Lào Cai còn tích cực hỗ trợ và chia sẻ với cộng đồng thông qua các chương trình an sinh xã hội, hướng về người nghèo, thực hiện hỗ trợ kinh phí để xây dựng nhiều công trình phục vụ hoạt động văn hóa, giáo dục, hỗ trợ quỹ khuyến học, hỗ trợ đồng bào bị thiên tai, tặng quà tết cho đồng bào nghèo và tham gia công tác xã hội từ thiện, với tổng số tiền lên đến hàng trăm tỷ đồng.

Ngành ngân hàng Lào Cai đồng hành với sự phát triển của tỉnh ảnh 2
Khách hàng sử dụng dịch vụ ATM.

Trong thời gian qua, trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn, thách thức, ngành ngân hàng Lào Cai đã chủ động triển khai đồng bộ, mạnh mẽ các giải pháp về tiền tệ, tín dụng, quản lý ngoại hối và quản lý thị trường vàng, bảo đảm thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô, thúc đẩy phát triển và tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường. Dự báo kinh tế thế giới còn tiếp tục diễn biến phức tạp và khó lường, kinh tế đất nước tiếp tục hội nhập sâu với những hiệp định thương mại mới, cũng sẽ là những thách thức cho các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp tại Lào Cai cũng không nằm ngoài xu thế đó. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XV đã xây dựng 4 chương trình công tác trọng tâm, 19 đề án phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng, củng cố hệ thống chính trị, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Mục tiêu đến năm 2020, Lào Cai trở thành tỉnh phát triển của khu vực Tây Bắc. Vì vậy, vốn tín dụng ngân hàng có ý nghĩa hết sức to lớn và quan trọng để thực hiện các chương trình, đề án của tỉnh. Do đó, ngành ngân hàng Lào Cai tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả những chủ trương, chính sách của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại địa bàn. Cùng với đó, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có đạo đức, tinh thông nghiệp vụ, chủ động nắm tình hình, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp, quan tâm thực hiện và đề xuất các chương trình tín dụng chính sách phục vụ các đối tượng chính sách, hộ nghèo, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, nông thôn, chung tay xây dựng nông thôn mới… Tiếp tục đổi mới hoạt động, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển bền vững của tỉnh, phát triển hệ thống ngân hàng Lào Cai hiệu quả, an toàn.

Ðinh Ngọc Hiền

Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Lào Cai

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thúc đẩy tăng trưởng tháng cuối năm

Thúc đẩy tăng trưởng tháng cuối năm

Do ảnh hưởng nặng nề của hoàn lưu bão số 3, mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2024 của tỉnh theo kế hoạch giao khoảng 10% là không thể đạt được. Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, nếu nhanh chóng phục hồi hậu quả thiên tai và ổn định sản xuất, thì quý IV sẽ đạt được mức tăng trưởng là 6% và cả năm sẽ đạt mức tăng trưởng 7,23%. Để đạt mục tiêu này, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện mạnh mẽ, quyết liệt bảo đảm hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch.

Hội nghị giao thương logistics qua biên giới và kinh tế thương mại đầu tư Trung - Việt (Hồng Hà)

Hội nghị giao thương logistics qua biên giới và kinh tế thương mại đầu tư Trung - Việt (Hồng Hà)

Chiều 26/11, tại huyện Hà Khẩu, châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đã diễn ra Hội nghị giao thương logistics qua biên giới và kinh tế thương mại đầu tư Trung - Việt (Hồng Hà). Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Hội chợ Kinh tế Thương mại và Du lịch biên giới Trung - Việt (Hồng Hà) năm 2024.

Tập huấn kỹ thuật sơ chế, chế biến quế theo tiêu chuẩn thị trường

Tập huấn kỹ thuật sơ chế, chế biến quế theo tiêu chuẩn thị trường

Ngày 26/11, tại thôn Khởi Khe, thị trấn Nông trường Phong Hải (huyện Bảo Thắng), Hội Nông dân tỉnh phối hợp với các cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương tổ chức tập huấn kỹ thuật, đào tạo về sơ chế, chế biến các sản phẩm quế cho người dân tham gia liên kết sản xuất.

[Ảnh] Sức vươn Cam Đường

[Ảnh] Sức vươn Cam Đường

Cam Đường là vùng đất có bề dày lịch sử, truyền thống cách mạng, nơi thành lập chi bộ đảng nông thôn đầu tiên (trước khi chia tách) và cũng là nơi diễn ra khởi nghĩa võ trang đầu tiên của tỉnh. Nhờ sự quan tâm, lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền và sự đoàn kết, nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc, vùng quê cách mạng ngày càng khang trang, no ấm. Từ một vùng đất thuần nông, giờ đây xã Cam Đường tự tin bước lên chặng đường mới, phấn đấu trở thành phường trong tương lai không xa. 

Nông sản tìm cơ hội trong thách thức xuất khẩu

Nông sản tìm cơ hội trong thách thức xuất khẩu

Thị trường xuất khẩu nông sản được dự báo tiếp tục đối diện với nhiều thách thức từ nhiều thay đổi của các quốc gia. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam vẫn đang cố gắng tìm hướng đi, khắc phục khó khăn và tìm cơ hội xuất khẩu mới.

[Ảnh] Bảo Yên: Đổi thay ở các xã phấn đấu về đích nông thôn mới

[Ảnh] Bảo Yên: Đổi thay ở các xã phấn đấu về đích nông thôn mới

Năm 2024, huyện Bảo Yên phấn đấu có thêm 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới gồm Bảo Hà, Vĩnh Yên, Kim Sơn, Cam Cọn, Điện Quan và Nghĩa Đô đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao. Huyện đã ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội cho các địa phương này, đồng thời vận động Nhân dân thực hiện hiệu quả các mô hình sản xuất hàng hóa, góp phần nâng cao thu nhập, diện mạo nông thôn ngày càng đổi thay.

fbytzltw