Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
Phát triển thành phố Lào Cai xứng tầm đô thị trung tâm kết nối

Phát triển thành phố Lào Cai xứng tầm đô thị trung tâm kết nối

Quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021 - 2030 xác định thành phố Lào Cai là đô thị cửa ngõ, có vai trò là đô thị trung tâm, có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh. Kể từ ngày thành lập đến nay, đô thị thành phố Lào Cai đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về kết cấu hạ tầng, kiến trúc cảnh quan và không gian quy hoạch.

Mở rộng không gian

Những ngày này, sau khi được bàn giao mặt bằng, đơn vị thi công đang gấp rút triển khai phương tiện, nhân lực đẩy nhanh tiến độ dự án đường Trần Hưng Đạo kéo dài. Đây là dự án trọng điểm nhằm hoàn thiện trục giao thông Bắc - Nam kết nối các khu vực của thành phố, mở ra không gian phát triển để thu hút đầu tư, hình thành các khu đô thị mới, thực hiện quy hoạch sắp xếp dân cư khang trang, hiện đại hơn.

2-8351.jpg

Kể từ ngày thành lập, thành phố Lào Cai đã trải qua quá trình phát triển mạnh mẽ, không chỉ về kinh tế mà còn mở rộng đáng kể không gian đô thị. Trong đó, hướng phát triển chủ yếu là về phía Tây và phía Đông Nam.

Hướng Tây về phía các xã Đồng Tuyển, Hợp Thành, Tả Phời, Cốc San và một số khu vực giáp đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai được định hướng hình thành các cụm công nghiệp, khu công nghệ cao, các khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, du lịch trải nghiệm, sân golf gắn với cảnh quan tự nhiên và văn hóa truyền thống các dân tộc. Hướng Đông Nam về các phường Bình Minh, Xuân Tăng, xã Thống Nhất (một phần xã Gia Phú sáp nhập về thành phố) được quy hoạch hình thành đô thị dạng chuỗi theo hướng Tây Bắc - Đông Nam dọc theo sông Hồng, lấy trung tâm là khu hành chính - chính trị tỉnh. Phát triển khu đô thị sinh thái, trung tâm nông nghiệp công nghệ cao, khu logistics.

Hướng Đông Nam còn đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối thành phố Lào Cai với các vùng kinh tế lân cận, đặc biệt là qua các tuyến giao thông huyết mạch như cao tốc Nội Bài - Lào Cai, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của toàn khu vực.

3-7634.jpg

Theo đồ án quy hoạch chung của thành phố Lào Cai và vùng phụ cận đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050, thành phố Lào Cai được phân thành 7 phân khu có tính chất, quy mô diện tích, dân số và chức năng khác nhau.

5 trục không gian đô thị chủ đạo gồm: Trục cảnh quan dọc hai bên sông Hồng là hành lang cảnh quan sinh thái kết hợp mặt nước, cây xanh cảnh quan dọc hai bờ sông. Trục dọc Đại lộ Trần Hưng Đạo là trục trung tâm hành chính - chính trị - văn hóa - đào tạo và dịch vụ thương mại. Trục Hoàng Liên - Hoàng Quốc Việt là trục kết nối đô thị hiện hữu với đô thị mới phía Nam, gắn với các công trình nhà ở đô thị và các công trình thương mại, dịch vụ. Trục công nghiệp Đồng Tuyển - Cam Đường là trục kết nối khu cụm công nghiệp tại xã Đồng Tuyển với khu cụm công nghiệp tại xã Cam Đường, kết hợp với các khu logistics, khu công nghệ cao, khu hỗn hợp du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng - thể thao và sân golf, công viên sinh thái rừng cảnh quan, khu nông nghiệp chất lượng cao tạo động lực phát triển nội thị mở rộng ra phía Tây, Tây Nam thành phố. Trục cảnh quan ven suối Ngòi Đum, Ngòi Đường, Ngòi San, Ngòi Bo... gắn với các công trình thương mại, dịch vụ nghỉ dưỡng, tắm suối khoáng nóng kết hợp nhà ở biệt thự, nhà liền kế.

4-4405.jpg

Không gian đô thị mở rộng tạo ra nhiều dư địa để thu hút đầu tư, tạo động lực phát triển kinh tế. Từ phía Bắc đến phía Nam thành phố, các nhà đầu tư có năng lực và uy tín như Tập đoàn Bitexco, Nam Tiến, Kosy Group, Phú Hưng, Sun Group, Geleximco, Tecco, FLC đã và đang triển khai hàng loạt dự án phát triển đô thị với tổng mức đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng. Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng với nhiều khu đô thị mới, các tòa nhà cao tầng và trung tâm thương mại hiện đại mọc lên.

Điều đáng ghi nhận là quá trình mở rộng đô thị của thành phố Lào Cai luôn gắn liền với quan điểm phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và giữ gìn cảnh quan thiên nhiên. Chính quyền thành phố chú trọng xây dựng các khu đô thị xanh, tích hợp không gian sống, làm việc và giải trí phù hợp với định hướng “thành phố trong rừng, rừng trong thành phố”.

Hạ tầng kết nối ngày càng đồng bộ

Tỉnh lộ 156B đoạn qua xã Hợp Thành đang hoàn thiện những hạng mục cuối cùng để bàn giao đưa vào sử dụng. Tuyến đường được mở rộng chạy qua hầu hết thôn trên địa bàn xã kết nối thông suốt với xã Cam Đường, Tả Phời ra khu vực trung tâm thành phố, mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

5-6067.jpg

Trước đây, các đồ án quy hoạch thành phố đều xác định khu vực phía Tây, Đông Nam thành phố là khu vực nông thôn nên việc đầu tư hạ tầng còn rất hạn chế. Từ năm 2015 với định hướng trở thành đô thị loại 1, thành phố đã xác định chiến lược đầu tư hạ tầng giao thông kết nối để khai thác hiệu quả các trục không gian đô thị.

Theo đồ án quy hoạch chung của thành phố Lào Cai và vùng phụ cận đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050, thành phố Lào Cai sẽ đầu tư hình thành mạng lưới giao thông kết hợp 6 trục Bắc - Nam (trục dọc) và các trục Đông - Tây (trục ngang). Các trục đường trong khu thành phố cũ sẽ được cải tạo và nâng cấp, hè đường và các hạng mục hạ tầng kỹ thuật đi kèm phải được hoàn thiện đáp ứng tiêu chuẩn của đô thị loại I.

6-4755.jpg

Nếu như thời điểm mới thành lập thành phố chỉ có một số tuyến đường chính thì nay hệ thống đường giao thông đã được đầu tư đồng bộ với 62 tuyến đường nội thị mới, 33,9 km đường trục xã kết nối trung tâm thành phố, 90 km đường liên thôn... Sáu trục giao thông Bắc - Nam đã được định hình tương đối rõ nét gồm: Trục đường Võ Nguyên Giáp; trục Đại lộ Trần Hưng Đạo; trục đường Hoàng Liên - Hoàng Quốc Việt; trục đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai; trục đường vành đai 1 (trục công nghiệp) kết nối các khu cụm công nghiệp, khu tiếp vận logistics; trục đường vành đai 2 (trục nông nghiệp - du lịch) kết nối các trung tâm xã, các khu nuôi trồng nông sản và các khu du lịch sinh thái.

7.jpg

Trong khi đó, 8 Trục Đông - Tây (trục ngang) qua đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đang được thành phố tiếp tục ưu tiên nguồn lực đầu tư nhằm đạt cho được mục tiêu kéo khu nông thôn thành phố về gần khu đô thị trung tâm.

8 trục này bao gồm: Trục Tỉnh lộ 156 được giữ nguyên hiện trạng, từ thành phố Lào Cai đi huyện Bát Xát, tại đây sẽ thiết kế thêm nút giao với cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Trục thứ 2 là nâng cấp đường kết nối từ Tỉnh lộ 156 qua xã Đồng Tuyển (hầm chui cao tốc) tạo hướng kết nối thứ 2 đi Bát Xát. Trục thứ 3 xây mới tuyến đường kết nối từ khu đô thị phường Duyên Hải mới với cụm công nghiệp xã Đồng Tuyển. Trục thứ 4 là xây mới tuyến đường từ khu vực Bệnh viện Đa khoa thành phố với xã Đồng Tuyển và đi trung tâm xã Cốc San. Trục thứ 5 là trục Quốc lộ 4D hiện hữu. Trục thứ 6 là xây mới tuyến đường từ Đường 1 tháng 5, phường Nam Cường kết nối khu đô thị mới Lào Cai - Cam Đường, xã Vạn Hòa đi xã Tả Phời, kết nối khu vực trung tâm hành chính phía Đông sang khu nông nghiệp công nghệ cao, khu du lịch sinh thái phía Tây, tạo động lực mở rộng không gian thành phố. Trục thứ 7 là xây mới 3 tuyến đường từ Quốc lộ 4E, phường Bình Minh, phường Xuân Tăng kết nối với cụm công nghiệp phía Nam thành phố, khu vực nông nghiệp sạch và trung tâm xã Hợp Thành, tạo thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên - vật liệu phục vụ sản xuất tiểu thủ công nghiệp, đồng thời kết nối các khu du lịch sinh thái tại các xã Tả Phời, Hợp Thành. Trục thứ 8 là xây mới 2 tuyến đường từ Quốc lộ 4E, xã Thống Nhất để kết nối sang trục dọc nông nghiệp - du lịch phía Tây thành phố.

Với không gian đô thị mở rộng và hạ tầng giao thông được đầu tư ngày càng đồng bộ đã từng bước thay đổi diện mạo, mở ra cơ hội thu hút nguồn lực đầu tư, khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế - xã hội cho thành phố Lào Cai. Thành phố đang dần khẳng định vị thế là một đô thị biên giới hiện đại, là trung tâm giao thương kết nối và du lịch của vùng, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của tỉnh.

Những năm đầu tái lập tỉnh Lào Cai, thị xã Lào Cai có diện tích tự nhiên 5.038ha, gồm 8 đơn vị xã phường (5 phường, 3 xã).

Sau hai năm sáp nhập thị xã Lào Cai và thị xã Cam Đường, ngày 30/11/2004, Chính phủ ban hành Nghị định số 195/2004/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Lào Cai, có diện tích tự nhiên 22.150ha, gồm 17 đơn vị xã, phường (12 phường, 5 xã).

Ngày 11/02/2020,Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 896/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Lào Cai, theo đó,thành phố Lào Cai có diện tích tự nhiên 28.213 ha , 17 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 10 phường: Bắc Cường, Bắc Lệnh, Bình Minh, Cốc Lếu, Duyên Hải, Kim Tân, Lào Cai, Nam Cường, Pom Hán, Xuân Tăng và 7 xã: Cam Đường, Cốc San, Đồng Tuyển, Hợp Thành, Tả Phời, Thống Nhất, Vạn Hòa.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

[Ảnh] Vựa rau lớn nhất thành phố Lào Cai hồi sinh sau mưa lũ

[Ảnh] Vựa rau lớn nhất thành phố Lào Cai hồi sinh sau mưa lũ

Hoàn lưu bão số 3 đã gây thiệt hại đối với hầu hết diện tích đất sản xuất nông nghiệp tại xã Thống Nhất - vựa rau lớn nhất thành phố Lào Cai. Thế nhưng, với nỗ lực của người dân, đến nay, màu xanh đã trở lại đồng đất các thôn: Hòa Lạc, Thái Bo, Giao Ngay, Giao Tiến…

Thúc đẩy tăng trưởng tháng cuối năm

Thúc đẩy tăng trưởng tháng cuối năm

Do ảnh hưởng nặng nề của hoàn lưu bão số 3, mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2024 của tỉnh theo kế hoạch giao khoảng 10% là không thể đạt được. Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, nếu nhanh chóng phục hồi hậu quả thiên tai và ổn định sản xuất, thì quý IV sẽ đạt được mức tăng trưởng là 6% và cả năm sẽ đạt mức tăng trưởng 7,23%. Để đạt mục tiêu này, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện mạnh mẽ, quyết liệt bảo đảm hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch.

Hội nghị giao thương logistics qua biên giới và kinh tế thương mại đầu tư Trung - Việt (Hồng Hà)

Hội nghị giao thương logistics qua biên giới và kinh tế thương mại đầu tư Trung - Việt (Hồng Hà)

Chiều 26/11, tại huyện Hà Khẩu, châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đã diễn ra Hội nghị giao thương logistics qua biên giới và kinh tế thương mại đầu tư Trung - Việt (Hồng Hà). Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Hội chợ Kinh tế Thương mại và Du lịch biên giới Trung - Việt (Hồng Hà) năm 2024.

Tập huấn kỹ thuật sơ chế, chế biến quế theo tiêu chuẩn thị trường

Tập huấn kỹ thuật sơ chế, chế biến quế theo tiêu chuẩn thị trường

Ngày 26/11, tại thôn Khởi Khe, thị trấn Nông trường Phong Hải (huyện Bảo Thắng), Hội Nông dân tỉnh phối hợp với các cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương tổ chức tập huấn kỹ thuật, đào tạo về sơ chế, chế biến các sản phẩm quế cho người dân tham gia liên kết sản xuất.

[Ảnh] Sức vươn Cam Đường

[Ảnh] Sức vươn Cam Đường

Cam Đường là vùng đất có bề dày lịch sử, truyền thống cách mạng, nơi thành lập chi bộ đảng nông thôn đầu tiên (trước khi chia tách) và cũng là nơi diễn ra khởi nghĩa võ trang đầu tiên của tỉnh. Nhờ sự quan tâm, lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền và sự đoàn kết, nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc, vùng quê cách mạng ngày càng khang trang, no ấm. Từ một vùng đất thuần nông, giờ đây xã Cam Đường tự tin bước lên chặng đường mới, phấn đấu trở thành phường trong tương lai không xa. 

Nông sản tìm cơ hội trong thách thức xuất khẩu

Nông sản tìm cơ hội trong thách thức xuất khẩu

Thị trường xuất khẩu nông sản được dự báo tiếp tục đối diện với nhiều thách thức từ nhiều thay đổi của các quốc gia. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam vẫn đang cố gắng tìm hướng đi, khắc phục khó khăn và tìm cơ hội xuất khẩu mới.

[Ảnh] Bảo Yên: Đổi thay ở các xã phấn đấu về đích nông thôn mới

[Ảnh] Bảo Yên: Đổi thay ở các xã phấn đấu về đích nông thôn mới

Năm 2024, huyện Bảo Yên phấn đấu có thêm 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới gồm Bảo Hà, Vĩnh Yên, Kim Sơn, Cam Cọn, Điện Quan và Nghĩa Đô đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao. Huyện đã ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội cho các địa phương này, đồng thời vận động Nhân dân thực hiện hiệu quả các mô hình sản xuất hàng hóa, góp phần nâng cao thu nhập, diện mạo nông thôn ngày càng đổi thay.

fbytzltw