Tọa đàm “Giải pháp sinh kế thích ứng và giảm thiểu rủi ro thiên tai tại cộng đồng”

Ngày 26/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh phối hợp với Trung tâm Khuyến nông quốc gia (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức Tọa đàm “Giải pháp sinh kế thích ứng và giảm thiểu rủi ro thiên tai tại cộng đồng”.

Đây là nội dung thuộc Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, đến năm 2030” (Theo Quyết định 553/QĐ-TTg ngày 6/4/2021, hay còn gọi là Đề án 553) thực hiện năm 2024.

Tham gia toạ đàm có 100 đại biểu đến từ các trạm khuyến nông, trung tâm dịch vụ nông nghiệp các huyện, thị trấn và nông dân tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

baolaocai-br_ef4ef96f-fc01-41b0-b39d-b8dfaaf66005.jpg
Quang cảnh toạ đàm.

Biến đổi khí hậu là thách thức đối với cuộc sống của con người và môi trường, không chỉ tác động riêng tới một quốc gia, một khu vực mà tác động đến toàn cầu. Biến đổi khí hậu gây ra các loại hình thiên tai mang tính cực đoan, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của con người và sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp.

Theo số liệu thống kê của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, thiệt hại do thiên tai gây ra ở nước ta rất nghiêm trọng. Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, thiên tai làm hơn 80.630 ha lúa, hoa màu, cây trồng thiệt hại; hơn 59.200 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi; gần 2.280 ha nuôi trồng thủy sản thiệt hại.

Lào Cai là tỉnh miền núi phía Tây Bắc thường xuyên chịu ảnh hưởng của 19/22 loại hình thiên tai như lũ quét, sạt lở, rét hại, băng tuyết, sương muối, sét đánh, dông lốc, mưa đá, hạn hán... Từ đầu năm đến nay, tình hình thiên tai trên địa bàn tỉnh diễn ra phức tạp, cực đoan, khó lường, gia tăng cả về số lượng và mức độ, gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản của Nhân dân.

Do tình hình thiên tai ngày càng cực đoan cùng với điều kiện chia cắt về mặt địa lý cũng như cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn hạn chế, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Lào Cai luôn xác định công tác chuẩn bị, phòng ngừa, ứng phó với thiên tai, nâng cao năng lực cộng đồng là một trong những giải pháp quan trọng và cấp thiết. Trung tâm đã thực hiện nhiều giải pháp về kỹ thuật tùy theo từng vùng, thế mạnh của mỗi địa phương để xây dựng các chương trình, dự án phù hợp như: Chủ động bố trí cơ cấu sản xuất tránh thiên tai; áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thời vụ; áp dụng tiến bộ giống cây trồng, vật nuôi… xây dựng các mô hình sinh kế thích ứng biến đổi khí hậu, khắc phục sau thiên tai trong sản xuất nông nghiệp nhằm giúp nông dân vùng bị ảnh hưởng có các giải pháp phát triển sinh kế phù hợp, bền vững và hiệu quả.

baolaocai-br_49568363-0727-4406-bda1-fe2db1445d06.jpg
Các đại biểu đặt câu hỏi thảo luận.

Tại toạ đàm, các đại biểu đã nghe báo cáo tham luận: Tổng quan tình hình thiên tai năm 2024, dự báo diễn biến thiên tai trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh Lào Cai; ảnh hưởng của các loại hình thiên tai tới hoạt động sản xuất nông nghiệp, định hướng và giải pháp tại tỉnh Lào Cai; một số giải pháp kỹ thuật nhằm thích ứng, giảm thiểu thiệt hại do các loại hình thiên tai gây ra đến sản xuất nông nghiệp khu vực miền núi phía Bắc...

baolaocai-br_7e565f3b-cf12-4576-8cc7-89fb004e6d17.jpg
Chuyên gia ngành nông nghiệp giải đáp thắc mắc của các đại biểu.

Ngoài ra, các đại biểu đã thảo luận, đưa ra các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu rủi ro do thiên tai, phát triển các mô hình sinh kế bền vững cho người dân để ứng phó với biến đổi khí hậu; chia sẻ kinh nghiệm trong việc xây dựng các mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu, chuyển đổi cơ cấu thời vụ, cây trồng, vật nuôi thích nghi với điều kiện thiên tai. Từ đó đưa ra các giải pháp để phát triển nông nghiệp bền vững, có hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Vẻ đẹp của những "vựa lúa" nhìn từ trên cao

Vẻ đẹp của những "vựa lúa" nhìn từ trên cao

Năm 2025, toàn tỉnh gieo trồng hơn 33.000 ha lúa, trong đó có hơn 9.600 ha lúa vụ xuân. Diện tích này chủ yếu tập trung tại các huyện: Văn Bàn, Bảo Yên, Bảo Thắng, Bát Xát, thành phố Lào Cai... Thời điểm này, những cánh đồng lúa rộng lớn đã bắt đầu ngả vàng chờ nông dân thu hoạch. Nhìn từ trên cao, những "vựa lúa" mang vẻ đẹp kỳ vĩ như kiệt tác do bàn tay chăm chỉ, khéo léo của con người chạm khắc vào thiên nhiên.

Ảnh: Tảo tần trên nương chè Lùng Vai

Ảnh: Tảo tần trên nương chè Lùng Vai

Lùng Vai được gọi là “thủ phủ chè” của huyện Mường Khương, khi có gần 800 hộ dân trồng chè với gần 1 nghìn ha trải dài khắp 14 thôn bản. Nơi đây như được khoác tấm áo xanh mát mắt, uốn lượn theo những triền đồi. Những ngày này, trên các nương, đồi chè rộn rã tiếng nói, cười của những nông dân đang vào vụ thu hái chè.

“Lộc trời” trên núi Ngải Trồ

“Lộc trời” trên núi Ngải Trồ

Giữa trung tâm thôn Ngải Trồ, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát, rừng chè cổ thụ như báu vật thiên nhiên được gìn giữ qua bao đời. Trải dài trên diện tích 21,5 ha, hàng nghìn gốc chè cổ thụ không chỉ mang vẻ đẹp kỳ vĩ của núi rừng mà còn là nguồn sinh kế quý giá của người dân địa phương.

Tăng cường các biện pháp chăm sóc cây trồng

Tăng cường các biện pháp chăm sóc cây trồng

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng - Thủy văn quốc gia, từ tháng 5 đến tháng 7/2025, nhiệt độ trên phạm vi toàn quốc phổ biến xấp xỉ hoặc cao hơn trung bình nhiều năm, nắng nóng và nắng nóng gay gắt có thể diễn ra mạnh hơn trung bình nhiều năm. Dự báo nguy cơ có thể xảy ra hạn hán, thiếu nước ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất và sản lượng cây trồng.

Bản giàu ở vùng đất “trâu lăn”

Bản giàu ở vùng đất “trâu lăn”

Đứng ở sân trụ sở, Bí thư Đảng ủy xã Tân An (huyện Văn Bàn) Vũ Xuân Thủy đưa tay chỉ về phía đỉnh núi mờ xa: “Sau những tầng mây kia là thôn Khe Bàn, ở khu vực núi cao nhất xã, với gần 100% dân số là người Dao sinh sống…”. Trong câu chuyện về vùng đất mới, anh Thủy còn giới thiệu thêm, đây là thôn người Dao làm kinh tế rừng giỏi, có nhiều hộ khá và giàu, với những ngôi nhà xây kiểu nhà vườn xinh đẹp...

Trồng cây dâu tằm trên đất đồi

Trồng cây dâu tằm trên đất đồi

Huyện Bảo Yên đã có những cách làm sáng tạo và hiệu quả trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đáng chú ý là việc đưa cây dâu tằm trồng trên đất đồi. Đây là hướng đi mới nhằm tận dụng đất kém hiệu quả để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.

Điểm sáng xây dựng nông thôn mới ở Bản Cầm

Điểm sáng xây dựng nông thôn mới ở Bản Cầm

Với nỗ lực và sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị cùng người dân, những năm qua, xã Bản Cầm (huyện Bảo Thắng) đã trở thành địa phương tiêu biểu trong xây dựng nông thôn mới. Xã có 6 thôn thì 4 thôn đạt chuẩn nông thôn mới và 2 thôn duy trì danh hiệu thôn kiểu mẫu.

Thẩm định, xét công nhận 2 xã của thành phố Lào Cai đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

Thẩm định, xét công nhận 2 xã của thành phố Lào Cai đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

Sáng 28/4, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thẩm định tỉnh chủ trì Hội nghị thẩm định, xét công nhận xã Đồng Tuyển và Hợp Thành (thành phố Lào Cai) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.

fb yt zl tw