Tập huấn kỹ thuật sơ chế, chế biến quế theo tiêu chuẩn thị trường

Ngày 26/11, tại thôn Khởi Khe, thị trấn Nông trường Phong Hải (huyện Bảo Thắng), Hội Nông dân tỉnh phối hợp với các cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương tổ chức tập huấn kỹ thuật, đào tạo về sơ chế, chế biến các sản phẩm quế cho người dân tham gia liên kết sản xuất.

baolaocai-tr_tap-huan.jpg
Quang cảnh buổi tập huấn.

Đây là một trong những nội dung thuộc mô hình “Hợp tác xã Chiến Thắng, thôn Nậm Đét, xã Nậm Đét, huyện Bắc Hà liên kết với Tổ nông dân nghề nghiệp thôn Khởi Khe, thị trấn Phong Hải, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai sản xuất quế theo chuỗi giá trị bền vững”. Mô hình được Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Chương trình Nông dân châu Á - Thái Bình Dương (APFP) tổ chức thực hiện.

baolaocai-tr_hnd.jpg
Ngoài tập huấn kỹ thuật sơ chế và chế biến, các thành viên trong tổ nông dân nghề nghiệp được hướng dẫn quản lý vùng nguyên liệu, khai thác quế bền vững, bảo vệ môi trường.

Trong chương trình tập huấn, hơn 30 thành viên thuộc các tổ nông dân nghề nghiệp liên kết sản xuất quế theo theo chuỗi giá trị bền vững tại thôn Khởi Khe, thị trấn Phong Hải đã được tập huấn các kỹ thuật quan trọng như: kỹ thuật khai thác quế định hướng tiêu chuẩn thu mua của doanh nghiệp; quản lý vùng nguyên liệu, khai thác quế bền vững, bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh thái trong vùng trồng quế, hỗ trợ việc xây dựng và quản lý vùng quế hữu cơ của các doanh nghiệp.

baolaocai-tl_so-che-que.jpg
Hướng dẫn thực hành kỹ thuật sơ chế, chế biến quế.

Trong khuôn khổ mô hình, các tổ, nhóm nghề nghiệp còn được hỗ trợ 10 máy bào quế để thay thế công đoạn bào quế thủ công, giúp rút ngắn thời gian bào quế, vỏ quế không bị khô cứng, giảm thiểu hao hụt trong quá trình sơ chế.

Người dân cũng được hỗ trợ 10 máy chẻ quế có chế độ vận hành thủ công dùng thay thế công đoạn chẻ quế thủ công, tạo ra sản phẩm đồng đều về kích thước; phù hợp cho mô hình hợp tác xã, các hộ sản xuất quy mô vừa và nhỏ, giúp quá trình sản xuất dễ dàng và chủ động hơn.

Các trang bị máy bào quế, chẻ quế được hỗ trợ nhằm giữ an toàn cho người lao động; tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí nhân công, tăng giá trị cho nông sản, tăng thu nhập, tạo sản phẩm đạt giá trị cao đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

[Ảnh] Tả Phời hôm nay

[Ảnh] Tả Phời hôm nay

Tả Phời từng là xã khó khăn nhất trong những ngày đầu thị xã Lào Cai trở thành thành phố năm 2004. Đến nay, sau 20 năm xây dựng và phát triển, diện mạo xã vùng cao này đã đổi thay toàn diện về mọi mặt, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng nâng cao.

Đưa nông sản Việt vươn xa

Đưa nông sản Việt vươn xa

150 doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ thể OCOP của 32 tỉnh, thành phố, địa phương trong cả nước cùng quy tụ tại công viên Long Biên, quận Long Biên, thành phố Hà Nội từ ngày 28/11-1/12 tới để trưng bày, giới thiệu nông sản, sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp, nông thôn tiêu biểu; đồng thời quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại sản phẩm hàng hóa nông sản Việt tới các thị trường trong nước và quốc tế.

[Ảnh] Hợp Thành – miền ngoại ô tươi đẹp

[Ảnh] Hợp Thành – miền ngoại ô tươi đẹp

Về xã Hợp Thành (thành phố Lào Cai) hôm nay mới thấy được những đổi thay của vùng quê ven đô. Bức tranh tươi đẹp dựa trên các giá trị truyền thống được cấp ủy, chính quyền và người dân chung tay "vẽ" lên từ quyết tâm xây dựng nông thôn mới.

[Ảnh] Vựa rau lớn nhất thành phố Lào Cai hồi sinh sau mưa lũ

[Ảnh] Vựa rau lớn nhất thành phố Lào Cai hồi sinh sau mưa lũ

Hoàn lưu bão số 3 đã gây thiệt hại đối với hầu hết diện tích đất sản xuất nông nghiệp tại xã Thống Nhất - vựa rau lớn nhất thành phố Lào Cai. Thế nhưng, với nỗ lực của người dân, đến nay, màu xanh đã trở lại đồng đất các thôn: Hòa Lạc, Thái Bo, Giao Ngay, Giao Tiến…

fb yt zl tw