"Lợi ích kép" từ phân phối nông sản qua sàn thương mại điện tử

Hiện nay, các sàn thương mại điện tử là kênh quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông sản đến với thị trường trong và ngoài nước theo hướng hiệu quả, tiết kiệm chi phí.

"Lợi ích kép" từ phân phối nông sản qua sàn thương mại điện tử.

"Lợi ích kép" từ phân phối nông sản qua sàn thương mại điện tử.

Giúp người nông dân tiêu thụ sản phẩm

Để đẩy mạnh tiêu thụ nông sản, bên cạnh hình thức quảng bá, mua bán truyền thống, việc đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử (TMĐT) đang được nhiều tổ chức, cá nhân chú trọng.

Nói về tính ưu việt của sàn thương mại điện tử, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Khánh Phong (huyện Mê Linh, Hà Nội) Nguyễn Thế Lâm chia sẻ, thông qua các sàn TMĐT, hợp tác xã (HTX) tiếp cận được nhiều khách hàng hơn và cũng đã ký kết được nhiều hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Có những thời điểm, một số nơi do áp lực thời vụ, ổi chỉ bán được giá 10.000 đồng/kg nhưng sản phẩm này của HTX vẫn bán được tại hệ thống cửa hàng tiện ích và các sàn thương mại điện tử với giá 25.000 đồng/kg.

Thông tin từ Alibaba.com Việt Nam, hiện có khoảng 2.000 doanh nghiệp Việt Nam tham gia bán hàng trên sàn Alibaba.com. Bình quân mỗi ngày, một nhà cung cấp Việt Nam trong nhóm hàng nông thủy sản có cơ hội tiếp xúc khoảng 15 người mua hàng tiềm năng, tức hơn 450 người mua mới mỗi tháng. Điều này cho thấy thông qua TMĐT các nhà cung cấp Việt trong lĩnh vực nông sản có cơ hội kết nối với khách hàng quốc tế, xuất khẩu sang nhiều thị trường mới.

Hay như trước đây, những thành viên của HTX Tây Bắc, huyện Yên Châu (Sơn La) bất lợi trong cạnh tranh sản phẩm trên thị trường bởi vị trí xa các thành phố lớn, phải qua nhiều cầu mới có thể đưa sản phẩm tới người tiêu dùng ngoại tỉnh. Nhưng từ năm 2018, khi sản phẩm tỏi đen của HTX được chứng nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao lên sàn TMĐT đã có thể giao dịch với mọi khách mà không phải qua trung gian.

Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) hiện có hơn 20 ha trồng cà gai leo tại Hà Nội, Hòa Bình, Lạng Sơn. Có thời điểm, sản phẩm gần như không tiêu thụ được qua kênh bán hàng truyền thống, vì vậy công ty đã tìm đến các kênh bán hàng trên mạng xã hội facebook, zalo… Kể từ khi công ty đưa sản phẩm lên các trang bán hàng trực tuyến, sàn TMĐT, sản phẩm cà gai leo đã phủ khắp thị trường cả nước, khắc phục được hạn chế về khoảng cách địa lý, hạ tầng giao thông, người tiêu dùng cũng dễ dàng tiếp cận… nên doanh thu tăng gấp 2 - 3 lần so với phương thức bán hàng truyền thống.

Nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam được bán qua các sàn thương mại điện tử.

Nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam được bán qua các sàn thương mại điện tử.

Hỗ trợ doanh nghiệp đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử

Với những lợi ích đó, hầu hết các doanh nghiệp (DN) đều tiếp cận việc tiếp thị thông qua các nền tảng số như các nền tảng mạng xã hội như facebook, youtube, tiktok... Có 50% DN đã tìm hiểu về thương mại điện tử và nhiều DN trong số đó đã sử dụng kênh phân phối hàng hóa là các sàn giao dịch điện tử. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy số lượng DN khai thác tốt kênh phân phối hàng hóa của mình trên các nền tảng số chưa nhiều.

Theo chia sẻ của nhiều DN, khó khăn thường gặp khi kinh doanh trên các sàn TMĐT là việc DN phải mất nhiều thời gian vào việc đăng tải sản phẩm và update thông tin. Trong khi DN sở hữu nhiều mặt hàng khác nhau, mỗi sản phẩm lại có thông tin chi tiết cũng như số lượng hàng hóa khác nhau. Bên cạnh đó DN phải dành thời gian để tương tác với khách hàng thường xuyên.

Thông tin về những khó khăn trong quá trình tiếp cận các sàn TMĐT để tiêu thụ hàng hóa, quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, các tổ chức, cá nhân mới tiếp cận sàn TMĐT nên việc chăm sóc gian hàng chưa được chú trọng; giá bán cũng chưa phù hợp với biến động của thị trường... Mặt khác, việc bán hàng thông qua phương thức phát hình ảnh trực tiếp (livestream), cũng như cách thức tham gia và hoạt động trên nền tảng sàn TMĐT… chưa được triển khai thường xuyên.

Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội Nguyễn Thị Mai Anh nhận định, hầu hết cơ sở kinh doanh, chế biến nông sản theo quy mô hộ gia đình sản xuất nhỏ lẻ, nên kỹ năng marketing online không thông thạo, dẫn đến cách đăng tin giới thiệu sản phẩm chưa gây ấn tượng với khách hàng. Ngoài ra một số đơn vị còn lúng túng trong cách tư vấn, chốt đơn hàng.

Để khắc phục những hạn chế này các DN kiến nghị cơ quan chức năng cần tổ chức đào tạo, tập huấn, tạo tài khoản, gian hàng cho các hộ sản xuất… qua đó hỗ trợ đưa nông sản lên sàn TMĐT. Cùng với đó là hướng dẫn các hộ sản xuất nông nghiệp tạo ra những sản phẩm an toàn, chất lượng cao; hướng dẫn cách sử dụng nền tảng TMĐT trên máy tính, điện thoại thông minh, để nông dân sớm làm chủ được hình thức bán hàng mới trên sàn TMĐT.

TS Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa TP. Hà Nội cho hay, các sàn thương mại điện tử là kênh phân phối mới nhiều ưu điểm và hiệu quả, có tốc độ phát triển nhanh trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, muốn phát huy đầy đủ hiệu quả của kênh bán hàng này, vẫn cần sự phối hợp hỗ trợ của cơ quan nhà nước, bộ, ngành liên quan...

Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương Nguyễn Đình Cung cũng nêu rõ, để ngồi một nơi mà bán được sản phẩm tới người tiêu dùng toàn cầu đòi hỏi doanh nghiệp cần chuẩn bị nhân lực chất lượng cao, biết ngôn ngữ bản địa của khách hàng, có chuyên viên trả lời online 24/24h.

Theo Bộ Công thương, từ nay đến hết năm 2025 đơn vị sẽ phối hợp với các sàn TMĐT triển khai “Chương trình hỗ trợ DN ứng dụng thương TMĐT quốc gia - GoOnline.gov.vn”, qua đó hỗ trợ 200.000 DN sử dụng các ứng dụng TMĐT như: chuyển đổi số ứng dụng phần mềm; ứng dụng thanh toán điện tử; xây dựng chuỗi bán hàng đa kênh...
Thời báo Tài chính Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Về nơi khởi đầu phong trào “dịch rào hiến đất”

Về nơi khởi đầu phong trào “dịch rào hiến đất”

Đưa chúng tôi đi tham quan những tuyến đường giao thông vừa mới được mở rộng thoáng đãng, sạch đẹp, đồng chí Nguyễn Thị Trâm, Bí thư Đảng ủy xã Khánh Yên Thượng, huyện Văn Bàn tự hào chia sẻ: Ở vùng đất này, mỗi thửa ruộng, dòng suối, ngọn đồi và từng nếp nhà sàn của người Tày vẫn còn ghi dấu ấn về một thời cách mạng hào hùng. Tinh thần cách mạng ấy giờ đây tiếp tục thôi thúc những thế hệ người dân nơi đây quyết tâm xây dựng quê hương giàu đẹp.

[Infographic] Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật

[Infographic] Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật

Tại Nghị định số 9/2025/NĐ-CP ngày 10/1/2025 của Chính phủ ban hành có quy định về Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật. Theo đó, các cơ sở sản xuất bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật sẽ được hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, sản xuất muối hoặc một phần chi phí sản xuất ban đầu để khôi phục sản xuất nông nghiệp...

Cho mùa xuân thêm xanh

Cho mùa xuân thêm xanh

Sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán, đã trở thành truyền thống, các địa phương, cơ quan, đơn vị trong tỉnh nô nức trồng cây, trồng rừng để nhân lên những mầm xanh. Mỗi cây xanh được trồng gửi gắm ước mong, đón đợi những điều tốt lành cho một năm mới với niềm tin mới.

Đẩy nhanh các dự án nguồn, lưới điện

Đẩy nhanh các dự án nguồn, lưới điện

Theo Nghị quyết 01/NQ-CP vừa ban hành, Chính phủ yêu cầu các cấp, các ngành, địa phương tập trung chỉ đạo, điều hành, tăng trưởng GDP cả nước năm 2025 đạt ít nhất 8% và phấn đấu hai con số trong điều kiện thuận lợi hơn.

Kinh tế cửa khẩu khẳng định vị thế Lào Cai

Kinh tế cửa khẩu khẳng định vị thế Lào Cai

Những ngày đầu năm 2025, Nhân dân Lào Cai vui mừng khi Thủ tướng Chính phủ đồng ý với Dự án đầu tư xây tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng để trình Quốc hội phê duyệt tại kỳ họp Quốc hội trong tháng 2/2025. Đây sẽ là trục kết nối quan trọng giữa những cảng biển lớn ở miền Bắc với Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai, là “cú hích” để Lào Cai sớm trở thành Trung tâm kết nối giao thương giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc và châu Âu.

Khởi tạo những mùa vàng bội thu

Khởi tạo những mùa vàng bội thu

Sau nhiều năm chọn tạo và phát triển, giống lúa LC212 mang bản quyền của Trung tâm Giống Nông nghiệp tỉnh Lào Cai được nông dân nhiều địa phương phía Bắc lựa chọn đưa vào sản xuất, làm nên những vụ mùa bội thu. Càng vinh dự hơn khi giống lúa LC212 được chứng nhận “Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2024”.

Lào Cai có 269 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

Lào Cai có 269 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

Việc triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) có sự vào cuộc tích cực của cấp ủy đảng, chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, nên Chương trình OCOP của tỉnh Lào Cai đạt nhiều kết quả.

fb yt zl tw