Lào Cai trong trái tim du học sinh Lào

LCĐT - Lào Cai hiện có 6 lưu học sinh của nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào theo học ở Phân hiệu Đại học Thái Nguyên. Dù xa quê hương nhưng với mỗi sinh viên, quãng thời gian học tập và sinh sống ở vùng đất này chắc chắn để lại những dấu ấn khó quên, đó cũng là tình hữu nghị, hợp tác đặc biệt Việt - Lào trong nhiều năm qua.

Sinh ra và lớn lên tại tỉnh Chăm-Pa-Sắc, khi ngồi trên ghế trường phổ thông, Thidavanh Diyavong (sinh năm 2001) đã có mong muốn được đặt chân đến Việt Nam. Năm 2019, với thành tích học tập nổi trội, Thidavanh Diyavong đã hoàn thành mong ước của mình khi cô có tên trong danh sách các du học sinh đến Việt Nam.

Nhà trường tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho du học sinh Lào.
Nhà trường tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho du học sinh Lào.

Thidavanh Diyavong được phân công học tập tại Lào Cai. Ngày đầu tiên đặt chân đến đây, cô gặp không ít khó khăn vì khác biệt về văn hóa và ngôn ngữ, nhưng trước sự nhiệt tình, chu đáo của các thầy cô giáo và học sinh Việt Nam, mọi rào cản đã không còn. Chỉ thời gian ngắn, cô bắt nhịp được với cuộc sống xa quê, tập trung cho học tập. Thidavanh Diyavong tâm sự: Khi tới Lào Cai, nơi cách quê hương em gần 1.000 km, ban đầu cũng lo lắng, nhưng được sống trong tình yêu thương, sự quan tâm, gần gũi của các thầy cô giáo, các bạn sinh viên Việt Nam, em thấy ở đây cũng như quê mình vậy.

Ban đầu, Thidavanh Diyavong và các bạn được cán bộ, giảng viên Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai bồi dưỡng, rèn luyện tập đọc, nói tiếng Việt. Thidavanh Diyavong còn cài đặt thêm ứng dụng chuyển đổi ngôn ngữ Việt - Lào và ngược lại trên điện thoại để dịch nghĩa những từ khó; thường xuyên nghe nhạc, trò chuyện với các bạn sinh viên Việt Nam và đọc tài liệu trước để hôm sau lên giảng đường có thể trao đổi ngay với giảng viên vấn đề nào chưa hiểu. Vì vậy, chỉ sau 7 tháng học dự bị tiếng Việt, cô đã có thể nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt thông thạo.

Đối với sinh viên Soule Thongmasor (sinh năm 1995), trước khi du học, anh đã tự trang bị tiếng Việt bằng cách tham gia khóa học ngắn hạn tại quê nhà. Mặc dù chương trình đào tạo có 1 năm học tiếng Việt ở Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai trước khi học chuyên ngành, nhưng anh vẫn chủ động học tiếng Việt để không bỡ ngỡ khi sang Việt Nam.

Du học sinh Lào nhận lì xì trong ngày Tết Bunpimay.
Du học sinh Lào nhận lì xì trong ngày Tết Bunpimay.

Khi theo học chuyên ngành, Soule Thongmasor đã chọn ngành Thú y. Giải thích về lựa chọn của mình, anh cho biết: Tại Lào, nơi tôi đang đóng quân, người dân đầu tư phát triển chăn nuôi theo hướng hiện đại. Tôi lựa chọn ngành học này và cố gắng học thật tốt, nắm chắc kiến thức và kỹ năng để sau này trở về thực hiện tốt nhiệm vụ mà đơn vị giao, đồng thời hướng dẫn người dân địa phương.

Sau 2 năm gắn bó với Lào Cai, gặp không ít khó khăn do phải thay đổi thói quen sinh hoạt, nhưng Soule Thongmasor và các bạn đều nỗ lực hòa nhập với môi trường mới. Kỷ niệm mà Soule Thongmasor nhớ nhất là khi mới sang Việt Nam học thì dịch Covid-19 bùng phát mạnh và anh cũng mắc bệnh này. “Khi tôi mắc Covid-19 thì gia đình, người thân rất lo lắng. Trong thời gian ấy, mỗi ngày chúng tôi đều nhận được sự động viên, thăm hỏi của Ban Giám hiệu nhà trường và thầy cô. Thầy cô và các bạn học sinh Việt Nam còn chăm lo từng bữa ăn, viên thuốc và thường xuyên hướng dẫn sát khuẩn, kiểm tra, theo dõi sức khỏe cho tôi..., nên tôi sớm khỏi bệnh”, Soule Thongmasor bộc bạch.

Ngoài môi trường học tập thân thiện, thời gian sinh sống tại Lào Cai, các sinh viên Lào cũng có cơ hội đi lại, gặp gỡ nhiều người, thử những món ăn đặc trưng, làm quen với văn hóa truyền thống của Việt Nam. Soule Thongmasor cho hay: Bây giờ tôi quen rồi nên có thể chạy xe máy vòng quanh thành phố mà không sợ bị lạc đường. Thi thoảng vào ngày nghỉ, tôi và Thidavanh Diyavong còn được các bạn người Việt rủ về nhà chơi... Tôi thấy lựa chọn Việt Nam để du học là đúng. Nơi đây khí hậu mát mẻ, nhiều cảnh đẹp và con người thân thiện. Tôi cũng muốn một lần đưa gia đình qua đây du lịch.

Thidavanh Diyavong và Soule Thongmasor thường trao đổi thêm những phần mình chưa hiểu sau mỗi giờ học.
Thidavanh Diyavong và Soule Thongmasor thường trao đổi thêm những phần mình chưa hiểu sau mỗi giờ học.

Ngồi cạnh bên, Thidavanh Diyavong nhẹ nhàng tiếp lời: Chúng tôi đã đi được nhiều địa phương như Sa Pa, Bắc Hà, Bảo Yên… đặc biệt là đến Sa Pa nhiều lần. Mỗi lần đến, vùng du lịch này lại cho tôi cảm nhận mới, trong tương lai, nếu có điều kiện, tôi sẽ mời gia đình và bạn bè sang đây tham quan.

Trong quá trình học, các sinh viên Lào đều tích cực tham gia các hoạt động, phong trào của trường, của khoa; tham gia giao lưu văn hóa, giới thiệu những bài hát, điệu múa truyền trống, nét đẹp trong phong tục, tập quán, ngày Tết cổ truyền Bunpimay, các món ăn ngon của nước Lào với thầy cô, bè bạn.

Chị Lý Thị Kiều, Bí thư Đoàn Thanh niên Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai cho biết: Với vai trò của tổ chức Đoàn Thanh niên, chúng tôi luôn quan tâm hỗ trợ các lưu học sinh Lào trong học tập và sinh sống tại đây. Biết các bạn gặp khó khăn trong giao tiếp do rào cản ngôn ngữ, chúng tôi đã trao đổi với các bạn đoàn viên và ban cán sự các lớp hỗ trợ ngoài giờ, giúp sinh viên Lào nắm vững kiến thức. Các bạn cũng được khuyến khích tham gia các hoạt động hướng về cộng đồng, giao lưu văn hóa do Đoàn trường tổ chức. Đặc biệt, nhà trường luôn tạo điều kiện để lưu học sinh Lào đón Tết cổ truyền Việt Nam; thăm, động viên các bạn vào ngày lễ, Tết cổ truyền dân tộc Lào, giúp các bạn vơi đi nỗi nhớ nhà, gắn bó với trường lớp, phấn đấu hoàn thành chương trình đào tạo.

Tin tưởng những lưu học sinh Lào sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trở về nước không chỉ phát huy năng lực chuyên môn, trở thành nguồn nhân lực có chất lượng, đóng góp vào sự phát triển đất nước Lào, mà còn trở thành cầu nối văn hóa, cầu nối nghĩa tình, khẳng định sự gắn bó keo sơn trong quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt - Lào, góp phần vun đắp để “Tình hữu nghị Việt - Lào mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững”.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản tăng 8 lần trong 10 năm

Lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản tăng 8 lần trong 10 năm

Trong những năm qua, lao động Việt Nam đi làm việc ở Nhật Bản không ngừng gia tăng. Trong số 15 nước phái cử thực tập sinh đến Nhật Bản, Việt Nam là nước đứng đầu về số lượng thực tập sinh nhập cảnh hàng năm vào quốc gia này. Hiện có khoảng 520.000 lao động Việt Nam sinh sống và làm việc tại Nhật Bản, tăng 8 lần trong vòng 10 năm qua.

Quan tâm công tác lao động, việc làm trong thời kỳ dân số “vàng”

Nhân ngày Quốc tế Lao động (1/5): Quan tâm công tác lao động, việc làm trong thời kỳ dân số “vàng”

Lực lượng lao động của Lào Cai hiện nay là hơn 488 nghìn người, đây được coi là thời kỳ dân số “vàng” khi người lao động chiếm 62,1% dân số toàn tỉnh. Hằng năm, tỉnh sẽ có khoảng hơn 8 nghìn lao động mới, đòi hỏi các cấp, các ngành phải thường xuyên quan tâm, thực hiện tốt công tác lao động - việc làm.

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động”

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động”

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động và tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (địa chỉ truy cập http:// laodongcongdoan.vn), Liên đoàn Lao động tỉnh đã ban hành công văn hướng dẫn các công đoàn cấp trên cơ sở tăng cường tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động tích cực tham gia cuộc thi.

Căng sức chữa cháy, cứu quần thể pơ mu lớn nhất huyện Văn Bàn

Căng sức chữa cháy, cứu quần thể pơ mu lớn nhất huyện Văn Bàn

10 giờ 30 phút ngày 30/4, lực lượng kiểm lâm huyện Văn Bàn nhận được thông tin xuất hiện điểm cháy tại Tiểu khu 513 thuộc xã Khánh Yên Trung. Ngay sau đó, các lực lượng của 3 đơn vị: Ban Quản lý rừng phòng hộ, Hạt Kiểm lâm và Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Văn Bàn chia thành 3 mũi để tiếp cận điểm cháy.

Em yêu Tổ quốc

Em yêu Tổ quốc

Nhân kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), các trường học trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã tổ chức nhiều hoạt động tăng cường công tác giáo dục truyền thống, thu hút đông đảo học sinh tham gia.

Tiệm nước "0 đồng"

Tiệm nước "0 đồng"

Từ đầu tháng 4 đến nay, nhiều người tham gia giao thông trên tuyến đường Trần Phú (thành phố Lào Cai) đã quen thuộc với một tiệm nước nhỏ miễn phí ở số nhà 1446, tổ 10, phường Nam Cường. “Nước lạnh miễn phí”, “Hãy đến khi bạn cần, mỗi người 1 chai”, “Xin cảm ơn”, đó là những lời giới thiệu, lời mời dễ thương, thân thiện đến từ tiệm nước “0 đồng” của anh Nguyễn Thành Chiến và chị Lý Thu Hằng.

Năm 2024, thiên tai tiếp tục diễn biến bất thường

Năm 2024, thiên tai tiếp tục diễn biến bất thường

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, các loại hình thiên tai xảy ra trên phạm vi cả nước năm 2023 có diễn biến cực đoan, dị thường và không theo quy luật. Điển hình như nhiệt độ trung bình toàn cầu là năm nóng nhất trong 174 năm qua, cao hơn khoảng 1,45°C so với mức nhiệt độ trung bình nhiều năm thời kỳ tiền công nghiệp. Đặc biệt, mùa bão năm 2023 không có cơn bão nào đổ bộ vào nước ta.

fb yt zl tw