Lào Cai đã thực hiện 44 đề án khuyến công với 6.047,5 triệu đồng

Sở Công Thương Lào Cai đang đôn đốc các đơn vị chức năng, cơ sở thụ hưởng nhằm hoàn thành mục tiêu chương trình khuyến công giai đoạn 2021-2025.

Sau 3 năm triển khai chương trình khuyến công giai đoạn 2021-2025, Lào Cai đã thực hiện 44 đề án khuyến công với tổng kinh phí hỗ trợ là 6.047,5 triệu đồng, tập trung chủ yếu vào nhiệm vụ: Hỗ trợ đào tạo nghề, truyền nghề và nâng cao tay nghề; nâng cao năng lực quản lý cho các cơ sở công nghiệp nông thôn; ứng dụng máy móc tiên tiến; phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu...

Theo đại diện Sở Công Thương Lào Cai, công tác khuyến công đã và đang trợ sức cho các cơ sở, doanh nghiệp công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh phát triển sản xuất, kinh doanh, tăng doanh thu lợi nhuận và tạo thêm việc làm cho lao động địa phương. Chương trình khuyến công giai đoạn cũng cơ bản đảm bảo mục tiêu theo kế hoạch.

Tuy nhiên, cũng như một số địa phương khu vực miền núi khác, Lào Cai còn một số nội dung chưa thực hiện được, đồng thời gặp vướng mắc trong quá trình triển khai các nội dung của hoạt động khuyến công.

Thông qua chương trình khuyến công, Lào Cai hỗ trợ phát triển sản xuất, tiêu thụ cho sản phẩm công nghiệp nông thôn.
Thông qua chương trình khuyến công, Lào Cai hỗ trợ phát triển sản xuất, tiêu thụ cho sản phẩm công nghiệp nông thôn.

Theo đó, kinh phí khuyến công quốc gia mức hỗ trợ còn thấp; khuyến công địa phương chưa có sự thống nhất trên cả nước về đơn vị chủ trì tổ chức quản lý và thực hiện các hoạt động khuyến công tại địa phương. Chưa có phần mềm thống nhất xây dựng cơ sở dữ liệu về khuyến công, cơ sở công nghiệp nông thôn, sản phẩm hàng hoá.

Mặt khác, Lào Cai có quy định phân cấp ngân sách cấp tỉnh và cấp huyện cho công tác khuyến công. Ngân sách cấp tỉnh để tổ chức các hoạt động khuyến công chung của tỉnh; ngân sách huyện hỗ trợ các hoạt động khuyến công trực tiếp cho cơ sở công nghiệp nông thôn cấp huyện. Hiện hầu hết các huyện trên địa bàn tỉnh chưa cân đối được kinh phí để bố trí triển khai thực hiện giải ngân hỗ trợ đề án khuyến công cấp huyện theo kế hoạch tỉnh giao.

Số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh đáp ứng được yêu cầu của thụ hưởng kinh phí khuyến công quốc gia rất ít, do quy mô sản xuất chưa đủ lớn, mức đầu tư chưa cao, chưa đủ mạnh để sản xuất sản phẩm hàng loạt để trở thành hàng hoá.

Một số nội dung hỗ trợ về đầu tư còn gặp khó khăn, do các cơ sở thường chủ động vay vốn đầu tư trước để đảm bảo cho sản xuất, chứ không chờ được đến thời điểm được giải ngân hỗ trợ (đề án khuyến công năm trước đăng ký, năm sau thực hiện) nên vướng phải quy định hóa đơn chứng trong năm tài chính.

Những khó khăn, tồn tại nêu trên không chỉ ảnh hưởng tới hiệu quả công tác khuyến công, còn ảnh hưởng tới mục tiêu, tiến độ triển khai chương trình khuyến công giai đoạn 5 năm. Để khắc phục, đại diện Sở Công Thương Lào Cai đã xác định triển khai một số giải pháp.

Theo đó, Sở Công Thương Lào Cai sẽ chủ động tham vấn rà soát tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các cơ chế chính sách để thúc đẩy phát triển lĩnh vực Công Thương. Phối hợp với Sở Công Thương các tỉnh trong khu vực tập trung hỗ trợ phát triển đề án khuyến công nhóm, đề án điểm, đề án liên kết chuỗi giá trị, liên kết phát triển cụm công nghiệp.

Kết hợp chặt chẽ giữa công tác khuyến công với công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, đầu ra cho sản phẩm thông qua các chương trình hội chợ trong và ngoài nước, là cầu nối để các doanh nghiệp đến với nhau, tạo điều kiện quảng bá phát triển thương hiệu sản phẩm.

Để hỗ trợ địa phương thực hiện tốt các giải pháp trên, lãnh đạo Sở Công Thương Lào Cai đề nghị, Bộ Công Thương tham mưu sửa đổi, bổ sung Nghị định số 45/2012/NĐ-CP về khuyến công để phù hợp hơn trong giai đoạn hiện nay như tăng mức hỗ trợ làm đòn bẩy phát triển sản xuất, bổ sung các nội dung mới phù hợp với thực tế hiện nay.

Ban hành các quy định cụ thể thống nhất trên cả nước về sử dụng nguồn kinh phí khuyến công; quy trình quản lý, sử dụng, tổ chức thực hiện chính sách khuyến công từ Trung ương đến địa phương; xây dựng cơ sở dữ liệu, chuyển đổi số; đơn vị chủ trì tổ chức thực hiện chính sách khuyến công; chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, mạng lưới hoạt động khuyến công đến xã, phường, thị trấn; trình tự, hồ sơ thủ tục đăng ký và thụ hưởng chính sách khuyến công;....

Nghị định 68/2017/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp có quy định, UBND tỉnh cân đối nguồn ngân sách địa phương để hỗ trợ đầu tư, phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài cụm công nghiệp trên địa bàn nhưng nội dung này chưa có hướng dẫn cụ thể. Ngoài ra, việc xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển cụm công nghiệp tại địa phương cũng dễ xảy ra việc chồng chéo nội dung hỗ trợ với chính sách khuyến công. Đề nghị Bộ Công Thương tham mưu cho Chính phủ sửa đổi liên quan đến hỗ trợ cụm công nghiệp có sự kết nối đảm bảo đồng bộ giữa hai chính sách.

Qua Chương trình khuyến công giai đoạn 2021-2025, Lào Cai phấn đấu đạt giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên 5.310 tỷ đồng; tạo việc làm mới cho trên 3.000 lao động; nâng quy mô cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp từ 1,27 tỷ đồng lên trên 2 tỷ đồng/cơ sở; hoàn thiện quy trình quản lý và nâng cao năng lực tổ chức thực hiện hoạt động khuyến công.

congthuong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

“Cú hích” từ Chỉ thị 09

“Cú hích” từ Chỉ thị 09

Sau 3 năm triển khai Chỉ thị 09 ngày 26/4/2021 của Ban Thường vụ Huyện ủy Mường Khương về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, bên cạnh những kết quả đạt được cũng còn nhiều khó khăn, hạn chế đặt ra mà huyện cần giải quyết.

Diễn đàn Hợp tác - Liên kết và Phát triển doanh nghiệp khu vực phía bắc

Diễn đàn Hợp tác - Liên kết và Phát triển doanh nghiệp khu vực phía bắc

Ngày 2/10, tại tỉnh Hưng Yên, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tổ chức Diễn đàn Hợp tác - Liên kết và Phát triển doanh nghiệp khu vực phía bắc lần thứ XV năm 2024, với chủ đề "Chung sức, đồng lòng - Hợp tác hướng tới kỷ nguyên mới", với sự tham dự của 37 hiệp hội, doanh nghiệp đến từ các tỉnh, thành khu vực phía bắc.

Người chăn nuôi không buông xuôi

Người chăn nuôi không buông xuôi

Trận mưa lũ lịch sử vừa qua gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi. Hàng trăm hộ đang đối mặt với khó khăn, thậm chí lâm vào cảnh nợ nần khi hệ thống chuồng trại nhiều năm gây dựng, vật nuôi dày công chăm sóc đã bị cuốn trôi theo dòng nước.

Khám phá vùng măng bói Khánh Yên Thượng

Khám phá vùng măng bói Khánh Yên Thượng

Vùng đất Văn Bàn được mệnh danh là “xứ măng” với đủ loại măng, nào là măng sặt, măng vầu, măng mai, mùa nào măng nấy nối tiếp nhau tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương. Nhưng có lẽ mùa măng đáng nhớ và được mong chờ nhất là mùa măng bói, bởi loại măng đặc sản này ngon, ngọt nức tiếng, được đánh giá là ngọt nhất Việt Nam và chiếm được cảm tình của cả những thực khách khó tính. Ở Văn Bàn, măng bói được trồng nhiều nhất ở xã Khánh Yên Thượng.

Tích cực khử trùng, tiêu độc môi trường để bảo vệ chăn nuôi

Tích cực khử trùng, tiêu độc môi trường để bảo vệ chăn nuôi

Sau những đợt ngập lụt, việc phun khử trùng, tiêu độc không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn là giải pháp tích cực phòng, chống dịch bệnh để khôi phục ngành chăn nuôi. Do vậy, thời điểm này các ngành, địa phương trong tỉnh đang chú trọng phun khử trùng, tiêu độc tại các vùng chăn nuôi, sớm đảm bảo các điều kiện để tái đàn.

fbytzltw