Khởi công dự án cao tốc 10.000 tỷ nối Tuyên Quang và Hà Giang

Dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang (giai đoạn 1) có tổng chiều dài 105 km, tổng mức đầu tư 10.000 tỷ đồng, là dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông có quy mô lớn nhất từ trước tới nay trên địa bàn 2 tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu thực hiện nghi thức khởi công Dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang giai đoạn 1.

Dự án cao tốc đầu tiên của tỉnh Hà Giang

Chiều 28/5, tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công xây dựng Dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang (giai đoạn 1). Đây là dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông có quy mô lớn nhất từ trước tới nay trên địa bàn 2 tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang.

Dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang (giai đoạn 1) có tổng chiều dài 105 km, tổng mức đầu tư 10.000 tỷ đồng, trong đó đoạn qua Hà Giang có chiều dài khoảng 27 km, là dự án cao tốc đầu tiên của tỉnh.

Dự án được Chính phủ phân cấp cho tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang làm cơ quan chủ quản, thực hiện theo hình thức đầu tư công trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Dự án có quy mô 2 làn xe nhưng phạm vi giải phóng mặt bằng theo quy mô 4 làn xe, dự kiến hoàn thành năm 2025.

Khi hoàn thành giai đoạn 1, tuyến cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang sẽ tạo hành lang phát triển kinh tế từ trung tâm Thủ đô Hà Nội theo cao tốc Nội Bài - Lào Cai, cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ đến Hà Giang, đáp ứng nhu cầu đi lại, vận tải hàng hóa ngày càng tăng cao. Đồng thời, giải quyết điểm nghẽn về giao thông liên kết vùng, nội vùng giữa tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang.

Những năm tới, tuyến cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang sẽ được tiếp tục nghiên cứu, đầu tư giai đoạn 2 (nâng lên quy mô 4 làn xe) và đầu tư xây dựng đoạn kết nối đến cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy (Hà Giang).

Tuyến cao tốc Hà Giang - Tuyên Quang sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông khu vực miền núi phía bắc nói chung, tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang nói riêng, cụ thể hóa Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/2/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Dự án càng có ý nghĩa hơn khi góp phần giải quyết điểm nghẽn lớn của Hà Giang về hạ tầng giao thông, góp phần thực hiện thành công mục tiêu mà Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVII đề ra: "Đến năm 2030 Hà Giang là tỉnh có kinh tế - xã hội phát triển khá trong khu vực trung du miền núi phía bắc; đến năm 2045 là tỉnh có kinh tế - xã hội trung bình khá của cả nước".

Dứt khoát hoàn thành dự án đúng tiến độ, chậm nhất là 31/12/2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại lễ khởi công Dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang (giai đoạn 1).

Phát biểu tại lễ khởi công, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Đại hội lần thứ XIII của Đảng tiếp tục xác định xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ là một trong ba đột phá chiến lược để đất nước ta phát triển nhanh, bền vững; đồng thời đặt ra mục tiêu đến năm 2030, cả nước có 5.000 km đường bộ cao tốc. Như vậy, trong giai đoạn 2021-2030, chúng ta phải đầu tư, xây dựng gần gấp 4 lần số km đường bộ cao tốc đã xây dựng trong giai đoạn 2000 – 2020.

Các tuyến cao tốc sẽ góp phần bảo đảm quốc phòng - an ninh, đẩy mạnh kết nối vùng, tạo không gian phát triển mới, khí thế phát triển mới cho các vùng, các địa phương, thúc đẩy phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị mới, phát triển dịch vụ, đặc biệt là du lịch…

Đặc biệt, phát triển hạ tầng giao thông còn giúp giảm chi phí logistics (chi phí logistics ở Việt Nam đang là khoảng 17% trong khi đó các nước trong khu vực chỉ là 12-13%, làm cho hàng hóa xuất nhập khẩu của chúng ta thiếu tính cạnh tranh).

Để đạt được mục tiêu đã đề ra, đòi hỏi phải có sự vào cuộc của tất cả các cấp, các bộ ngành, các địa phương với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, hợp lý, hiệu quả; sự đồng lòng, tham gia tích cực của người dân, doanh nghiệp, đặc biệt là các chủ đầu tư, nhà thầu tham gia các dự án hạ tầng giao thông và những người dân sinh sống, làm ăn trong khu vực dự án đi qua.

Thủ tướng lưu ý các địa phương bảo đảm nguồn nguyên vật liệu cho các dự án, theo nguyên tắc giao trực tiếp các mỏ đất đá cho nhà thầu, không giao qua trung gian tư nhân, tránh việc găm hàng, nâng giá, đội giá, dẫn đến tiêu cực.

Thủ tướng yêu cầu dứt khoát hoàn thành dự án đúng tiến độ, chậm nhất là 31/12/2025; bảo đảm chất lượng; không tăng tổng mức đầu tư; không để xảy ra mất trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí…

Các nhà thầu phải đề cao tinh thần trách nhiệm, chủ động, tích cực triển khai dự án, bảo đảm đạt tiêu chí về quản lý tiến độ - chất lượng - mỹ quan, tiết kiệm chi phí, đổi mới, ứng dụng khoa học công nghệ, thi công nhanh, thực hiện đúng các quy định về quản lý chất lượng công trình, bảo đảm tuyệt đối an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong quá trình thi công, không để xảy ra tình trạng tiêu cực, tham ô, lãng phí, tiêu cực trong đấu thầu.

Theo Tạp chí Giao thông

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Gia tăng tốc độ phục hồi sản xuất công nghiệp

Gia tăng tốc độ phục hồi sản xuất công nghiệp

Tiếp tục đà tăng trưởng từ cuối năm 2023, sản xuất công nghiệp trong quý I/2024 tiếp tục khởi sắc với giá trị tăng thêm toàn ngành ước tính tăng 6,18% so với cùng kỳ (cùng kỳ năm trước giảm 0,73%), đóng góp 2,02 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.

Thống nhất sử dụng ngân sách tỉnh Lào Cai để thực hiện dự án hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên

Thống nhất sử dụng ngân sách tỉnh Lào Cai để thực hiện dự án hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên

Ngày 29/3/2024, HĐND tỉnh Lào Cai ban hành Nghị quyết số 17/NQ - HĐND về việc thống nhất sử dụng ngân sách tỉnh Lào Cai để thực hiện dự án hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên kết nối thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai với huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu do UBND tỉnh Lai Châu làm cơ quan chủ quản.

Tuyến cao tốc có hầm đường bộ lớn thứ tư cả nước chuẩn bị đưa vào khai thác

Tuyến cao tốc có hầm đường bộ lớn thứ tư cả nước chuẩn bị đưa vào khai thác

Sáng tạo trong mô hình huy động vốn, vượt nhiều khó khăn từ dịch bệnh Covid-19, nguyên vật liệu, địa chất phức tạp… khối lượng công việc "khổng lồ" tại dự án cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo đã được hoàn thành 99% để sẵn sàng hoà mình vào huyết mạch giao thông Bắc - Nam.

Người dân thành phố Lào Cai hưởng ứng Giờ Trái đất

Người dân thành phố Lào Cai hưởng ứng Giờ Trái đất

Đúng 20 giờ 30 phút tối 23/3, nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã thực hiện tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết để hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024 với chủ đề “Tiết kiệm điện - thành thói quen”. Những ngọn nến nhỏ được thắp lên như một thông điệp góp phần bảo vệ môi trường.

Đẩy nhanh tiến độ đầu tư các cụm công nghiệp

Đẩy nhanh tiến độ đầu tư các cụm công nghiệp

Theo kế hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp đến năm 2030, tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2025, mỗi huyện, thị xã, thành phố có tối thiểu 1 cụm công nghiệp mới được đầu tư hạ tầng kỹ thuật tương đối đồng bộ và đến năm 2030 có từ 1 - 2 cụm công nghiệp hoạt động hiệu quả với tổng diện tích 465 ha. Tuy nhiên, so với yêu cầu đặt ra, tiến độ hiện còn chậm, trong đó khó khăn lớn nhất là thiếu nguồn lực đầu tư.

UBND tỉnh làm việc với Đoàn công tác ADB

UBND tỉnh làm việc với Đoàn công tác ADB

Sáng 21/3, UBND tỉnh đã có buổi làm việc với Đoàn công tác Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) về Dự án Phát triển đô thị dọc hành lang tiểu vùng sông Mê Kông lần thứ 2 (GMS2) - tiểu dự án đô thị Sa Pa.

fb yt zl tw