Khám phá văn hóa Việt Nam qua "Tiểu luận về nghệ thuật An Nam"

Cuốn sách “Tiểu luận về nghệ thuật An Nam” của Louis Bezacier do Nhã Nam ấn hành, gồm 7 bài nói chuyện và một tập sách kèm hình chiếu được thực hiện ở Bảo tàng Louis Finot (hiện là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Hà Nội), dưới sự bảo trợ của Hội Những người bạn của Viện Viễn Đông Bác Cổ.

Đây là một tư liệu quý báu không chỉ dành cho những người yêu nghệ thuật mà còn cho những ai quan tâm đến văn hóa và lịch sử Việt Nam. “Tiểu luận về nghệ thuật An Nam” được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1944 và được dịch ra nhiều thứ tiếng. Sách cung cấp một cái nhìn toàn diện và có hệ thống về nghệ thuật Việt Nam từ thời tiền sử đến hiện đại.

Louis Bezacier (1906-1966), theo học trường Mỹ thuật Paris từ năm 1926, là một trong số ít học giả đặt những viên gạch đầu tiên cho nghiên cứu lịch sử mỹ thuật Việt Nam. Ông tự nhận thức rằng công việc mà ông làm là nhặt nhạnh từng hạt ngọc, so sánh, đối chiếu, giám định, khảo tả, và phân tích, rồi tổng hợp lại để tạo nên chuỗi vòng nghệ thuật An Nam. Bezacier đã đưa ra một nhãn quan rộng mở khi nhìn các hiện vật với con mắt đa chiều và đa văn hóa.

Louis Bezacier muốn thông qua những trang sách này để chỉ ra rằng nghệ thuật ấy xứng đáng hơn thế. Đây là mục tiêu chung: cố gắng nhận thức và hiểu rõ về nghệ thuật An Nam; nghiên cứu không chỉ nguồn gốc và sự phát triển của nó, mà khai thông cả những ảnh hưởng đa dạng mà nó tiếp nhận.

Từ những nghiên cứu của Louis Bezacier, các học giả Việt Nam trong thế kỷ 20 đã triển khai hàng loạt chuyên luận, như “Mỹ thuật thời Lý”, “Mỹ thuật thời Trần”, “Mỹ thuật thời Lê”, “Mỹ thuật thời Mạc” của Viện Mỹ thuật, “Mỹ thuật người Việt” của Nguyễn Quân và Phan Cẩm Thượng… Sang thế kỷ 21, là cuốn “Arts of Việt Nam 1009-1945” của Kerry Nguyễn-Long (Nxb Thế giới, 2013), “L'envol du dragon-Art royal du Vietnam” (Musée National des Arts Asiatiques - Guimet, Paris, 2014), “Mỹ thuật Nguyễn” của Nguyễn Hữu Thông (Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2019).

Các hình ảnh tư liệu trong sách.

Tiểu luận về nghệ thuật An Nam còn là một hành trình khám phá văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt Nam. Bằng cách kết hợp những nghiên cứu chuyên sâu với cảm nhận tinh tế và sự đam mê với nghệ thuật của Louis Bezacier, cuốn sách này mở ra một cánh cửa mới cho người đọc hiểu biết thêm về vẻ đẹp và giá trị của nghệ thuật.

Louis Bezacier theo học tại Trường Mỹ thuật Paris từ năm 1926 và tham gia các tiết học về kiến trúc tại xưởng Defrasse-Madeline từ 1931-1932. Ông đến Hà Nội ngày 3/10/1935, đảm nhiệm vai trò bảo tồn các công trình ở Bắc Kỳ, rồi ở miền trung Việt Nam. Ông cũng tham gia tu bổ và nghiên cứu một số công trình cổ, trong đó có việc xác định một phong cách mới: nghệ thuật Đại La (thế kỷ 11-12).

Louis Bezacier có một số tác phẩm tiêu biểu gồm “L’Architecture religieuse au Tonkin” (Kiến trúc tôn giáo ở Bắc Kỳ, 1938), “L’art et les constructions militaires annamites” (Nghệ thuật và các công trình quân sự An Nam, 1941), “Le panthéon bouddhique des pagodes du Tonkin” (Điện thờ Phật giáo trong các chùa ở Bắc Kỳ, 1943), “Essais sur l’art annamite” (Tiểu luận về nghệ thuật An Nam, 1943), “L’art vietnamien” (Nghệ thuật Việt Nam, 1955).

Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật "Nét đẹp người chiến sĩ QĐND Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt"

Lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật "Nét đẹp người chiến sĩ QĐND Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt"

Hội Văn học - Nghệ thuật vừa có thông báo lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật “Nét đẹp người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt”. Theo đó, thời gian nhận tác phẩm sẽ kết thúc vào ngày 25/11/2024.

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Đinh Phương Anh, nữ nhạc sĩ hiếm hoi của Hội Nhạc sĩ Việt Nam, mới đây đã cho ra mắt ca khúc “Bắc cầu yêu thương” đặc biệt dành cho các em nhỏ vùng cao. Ca khúc là những lời yêu thương dành cho chặng đường đi tìm con chữ của các em, dù còn rất nhiều khó khăn gian khổ, nhưng vẫn có sự lạc quan và hướng tới ngày mai tươi sáng.

Sáng trong một người thầy

Sáng trong một người thầy

Tôi biết ơn thầy nhiều lắm, sau cha tôi là thầy, cha sinh ra tôi nhưng thầy là người dưỡng dục. Nếu không có thầy làm sao tôi có được như ngày hôm nay, từ đứa bé nhà quê chân lấm tay bùn, “đầu tắt mặt tối” quanh năm... được học đại học rồi trở về cống hiến cho quê hương!

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Kế thừa truyền thống vẻ vang trong suốt chiều dài lịch sử 94 năm qua (18/11/1930 - 18/11/2024), với vai trò là tổ chức liên minh chính trị, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống chính trị, MTTQ Việt Nam có vai trò nòng cốt trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Tối 16/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), lễ khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024 đã chính thức diễn ra. Đây là sự kiện thường niên, hướng tới việc tôn vinh truyền thống đại đoàn kết dân tộc và di sản văn hóa của 54 dân tộc anh em.

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Cầm tinh tuổi Ngọ, như lời ông nói đó cũng là nhân duyên khi ông được coi là người đầu tiên đưa nghề làm mã về đất Bảo Hà. Năm nay đã gần 60 tuổi, ông Trần Văn Nghị ở bản Bảo Vinh, xã Bảo Hà (Bảo Yên) hào hứng nhớ lại câu chuyện của 24 năm về trước, ông khăn gói về Yên Bái học nghề đan và làm mã.

fbytzltw