Hơn 10 ha quế tại Bảo Thắng bị sâu gây hại nặng, không có khả năng phục hồi

Theo thông tin từ Hạt Kiểm lâm huyện Bảo Thắng, hiện nay trên địa bàn huyện có 130 ha quế bị sâu đo ăn lá, trong đó có 10,3 ha bị sâu gây hại nặng, không có khả năng phục hồi.

2.jpg
Sâu đo ăn lá quế đang gây hại và có chiều hướng lan rộng trên diện tích quế 5 - 7 năm tuổi.

Sâu đo ăn lá quế đang gây hại và có chiều hướng lan rộng trên diện tích quế 5 - 7 năm tuổi, những rừng quế trồng thuần loài. Mật độ gây hại phổ biến khoảng 40 - 50 con/cây, có chỗ 100 con/cây, cục bộ hơn 300 con/cây.

Cây quế bị sâu ăn hết lá làm mất khả năng quang hợp, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây. Cây sẽ bị chết khô nếu mật độ sâu dày.

1.jpg
Nhiều diện tích quế bị sâu gây hại đã không còn khả năng phục hồi.

Ngay sau khi phát hiện sâu đo ăn lá quế, Hạt Kiểm lâm huyện Bảo Thắng đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện và UBND các xã đi kiểm tra thực địa và tuyên truyền, khuyến cáo Nhân dân các biện pháp phòng trừ, cung ứng thuốc bảo vệ thực vật cho chủ rừng phun phòng trừ kịp thời, không để lây lan ra diện rộng.

Theo đó, với diện tích nhiễm nặng cần tập trung phát dọn thực bì, chặt bỏ những cành, cây bị sâu gây hại, thu gom để đốt nhằm tiêu diệt mầm bệnh. Diện tích sâu gây hại với mật độ cao phải sử dụng một trong các loại thuốc hóa học như: Vimatox 5GS, Dylan 5WG, Kuraba WP, 3.6EC; Tasieu 1.9EC, 5WG... để phun trừ. Khi phun trừ sâu đo ăn lá quế, nên phun trừ khi sâu mới nở sống tập trung trên lá hoặc kẽ thân thì hiệu quả sẽ cao hơn.

Với diện tích nhiễm nhẹ, dùng bẫy đèn bắt sâu trưởng thành, xới đất diệt nhộng quanh tán cây quế. Đối với diện tích cây lớn có thể thu hoạch được cành, lá, vỏ thì tuyên truyền người dân thu hoạch sớm để hạn chế thiệt hại. Nhân dân cần chú ý gieo trồng đúng mật độ, không trồng quá dày, tỉa thưa hợp lý, đảm bảo độ thông thoáng cho rừng quế.

Hiện nay, với diễn biến bất thường của thời tiết, nắng - mưa xen kẽ, độ ẩm cao sẽ tạo điều kiện cho sâu đo ăn lá quế bùng phát và lây lan ra diện rộng. Để hạn chế thấp nhất thiệt hại do sâu đo ăn lá quế gây ra, Nhân dân cần chủ động kiểm tra rừng quế, phát hiện sâu đo ăn lá sớm, khoanh vùng và phòng trừ kịp thời.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bảo tồn và phát triển loài thông tre lá dài

Bảo tồn và phát triển loài thông tre lá dài

Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Văn Bàn hiện có quần thể loài thông tre lá dài (có tên khoa học là Podocarpus nerifolius), thuộc họ kim giao (bách niên tùng), với hơn 30 cá thể, một số cây có đường kính từ 60 - 80 cm, chiều cao vút ngọn khoảng 30 m.

[Ảnh] Ươm mạ xanh trên cánh đồng đá trắng Trịnh Tường

[Ảnh] Ươm mạ xanh trên cánh đồng đá trắng Trịnh Tường

Trong những ngày đầu tháng 4, khi cơn mưa đầu mùa đổ xuống, người dân xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát bước vào vụ cấy lúa xuân. Mặc dù trận lũ lớn tháng 9 năm 2024 đã vùi lấp cả cánh đồng Nà Lặc thành thung lũng đá trắng, nhưng người dân nơi đây vẫn đang nỗ lực khôi phục một số diện tích để cấy lúa, ươm màu xanh hi vọng trên cánh đồng đá sỏi ngổn ngang.

Doanh nghiệp lo ngại khi Mỹ áp thuế mới cho các sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam

Doanh nghiệp lo ngại khi Mỹ áp thuế mới cho các sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam

Chính sách thuế mới do Tổng thống Donald Trump công bố đang đặt các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trước thách thức lớn. Với mức thuế nhập khẩu cơ bản 10% và thuế đối ứng lên tới 46% đối với Việt Nam, hàng loạt ngành như đồ gỗ nội thất, dệt may, điện tử, thép, thủy sản, hạt điều… chịu ảnh hưởng nặng nề. Theo đó, việc duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp Việt đang trở nên khó khăn hơn.

Người dân Thượng Hà chủ động bàn giao mặt bằng để thi công Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Người dân Thượng Hà chủ động bàn giao mặt bằng để thi công Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Những ngày này, tranh thủ thời tiết thuận lợi, các hộ dân bị ảnh hưởng của Dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên tại xã Thượng Hà (Bảo Yên) đang tập trung nhân lực, chủ động khai thác cây trồng để bàn giao mặt bằng sạch cho đơn vị thi công đảm bảo tiến độ đề ra.

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Cách đây hơn 150 năm từ khi Đuyprê (dupre) Tổng Chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp tìm ra tuyến đường thủy vận chuyển hàng hóa từ Cửa Cấm (Hải Phòng) vào Hà Nội và ngược sông Hồng lên Lào Cai sang Vân Nam (Trung Quốc). Từ đó đến nay, dòng sông Hồng có vai trò quan trọng trong kết nối hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 26/CĐ-TTg ngày 31/3/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia.

fb yt zl tw