Giải pháp nào phòng bọ cánh cứng hại cây quế?

Hiện nay, một số đồi quế tại xã Bản Cái (Bắc Hà) vừa bước qua giai đoạn cao điểm gây hại của bọ cánh cứng. Tuy nhiên, những cây quế đang vào thời kỳ ra mầm non đã bị bọ cánh cứng gặm lỗ chỗ, nham nhở phần lá và cành non.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
z4295016729806_7f90b61c048b6f817b4b6947debca4de.jpg
Nhiều diện tích quế bị bọ cánh cứng gây hại.

Bọ cánh cứng là loài gây hại theo đàn, thời gian gây hại ngắn, nhưng ảnh hưởng nặng nề đến sinh trưởng và phát triển của cây quế. Loài này hiện chưa có biện pháp phòng trừ triệt để, thường gây hại trở lại vào những năm tiếp theo.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng trên 40.000 ha quế thuần loài, phân bố chủ yếu tại Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn, Bắc Hà và thành phố Lào Cai. Quế là cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao, diện tích ngày càng được mở rộng. Những năm gần đây, một số đối tượng sâu bệnh bắt đầu phát sinh gây hại mạnh, trong đó có bọ cánh cứng. Trong tháng 3 và tháng 4 năm nay, bọ cánh cứng bắt đầu phát sinh gây hại rải rác trên cây quế, đặc biệt gây hại mạnh, cục bộ tại các thôn: Làng Tát, Làng Cù, Làng Quỳ (xã Bản Cái, huyện Bắc Hà) với mật độ phổ biến 3 - 5 con/cành, thậm chí có thời điểm lên tới 10 -15 con/cành.

z4293557253844_c919c1a3d5c7ceee981384f61492adb8.jpg
Bọ cánh cứng gây hại trên cây quế.

Chị Hoàng Thị Thim, thôn Làng Cù, xã Bản Cái chia sẻ: Năm ngoái, bọ cánh cứng ăn hết phần lá non, ngọn quế của gia đình tôi, năm nay lại ăn tiếp. Nó (bọ cánh cứng – PV) chỉ ăn cây non thôi, cây già không ăn. Mấy năm rồi, năm nào cũng bị bọ cánh cứng gây hại, nên cây quế lớn rất chậm.

Hiện nay, một số đồi quế tại xã Bản Cái vừa bước qua giai đoạn cao điểm gây hại của bọ cánh cứng. Tuy nhiên, những cây quế đang vào thời kỳ ra mầm non đã bị bọ cánh cứng gặm lỗ chỗ, nham nhở phần lá và cành non. Những năm trước, cùng thời điểm này, bọ cánh cứng đã kết thúc chu kỳ gây hại nhưng năm nay vẫn còn lác đác trên một số diện tích.

z4293557027169_f6d935923ffaaf0012f8155deccd997f.jpg
Bọ cánh cứng bị tiêu diệt bằng phương pháp thủ công.

Theo anh Lương Văn Thước, cán bộ khuyến nông xã Bản Cái, năm nay bọ cánh cứng gây hại đối với hơn 5 ha quế trên địa bàn. Bọ gây hại cục bộ tại các đồi quế dưới 6 năm tuổi, chủ yếu ăn phần lá, ngọn non. Những đồi quế đã bị bọ gây hại năm trước thì năm nay tiếp tục bị “tấn công” nên ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng của cây.

“Chúng tôi đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn để tìm cách phòng trừ triệt để nhưng “đến hẹn lại lên”, cứ đến mùa, bọ cánh cứng lại gây hại. Hiện vẫn chưa tìm ra giải pháp nào thực sự hiệu quả để phòng bọ cánh cứng quay lại vào năm sau” – anh Thước chia sẻ.

Cũng như Bản Cái, một số xã tại huyện Bắc Hà, như Nậm Đét, Cốc Lầu, Nậm Lúc cũng xuất hiện bọ cánh cứng gây hại rải rác. Nếu như những năm trước, xã Nậm Đét bị ảnh hưởng nặng nhất bởi bọ cánh cứng thì năm nay, bọ cánh cứng gây hại nặng nhất tại xã Bản Cái.

Hiện, huyện Bắc Hà có 9.981 ha quế, trong đó có hơn 2.000 ha đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ. Địa phương đã khuyến khích người trồng quế sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ để thuận tiện trong việc tiêu thụ và gia tăng giá trị kinh tế. Do vậy, việc phòng trừ bọ cánh cứng hại quế cũng được cơ quan chuyên môn khuyến khích sử dụng các biện pháp sinh học. Bọ cánh cứng được ghi nhận gây hại trên cây quế từ 7 - 8 năm trước và gây hại với mức độ nặng hơn trong 3 năm trở lại đây. Để phòng trừ bọ cánh cứng gây hại, các cơ quan chuyên môn huyện Bắc Hà đã mời Viện Nghiên cứu Lâm nghiệp Việt Nam nhiều lần phối hợp kiểm tra, lấy mẫu nhưng hiện vẫn chưa tìm được phương án triệt để. Theo ông Nguyễn Xuân Giang, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Bắc Hà, việc phòng trừ bọ cánh cứng gây hại trên cây quế, đặc biệt đối với vùng quế hữu cơ là khó triệt để.

Người trồng quế có thể áp dụng biện pháp thủ công để tiêu diệt bọ cánh cứng gây hại cây quế hoặc dùng thuốc phun phòng trừ. Tuy nhiên, phương pháp thủ công như rung cây để bọ rơi xuống rồi bắt, tiêu diệt hoặc bẫy ánh sáng rồi bắt bằng vợt thì tốn nhiều công sức. Phương pháp phun thuốc trừ sâu (có thể dùng thuốc sinh học hoặc hóa học) thì kém hiệu quả vì cứ phun là bọ sẽ bay theo đàn, gây hại chỗ khác. Ngoài ra, bọ cánh cứng có lớp vỏ cứng, việc phun thuốc chỉ hiệu quả khi phát hiện sớm, phun khi bọ còn non. Trong khi đó, loài này thường sinh trưởng rất nhanh trong điều kiện thời tiết ấm áp nên các cơ quan chuyên môn khuyến cáo áp dụng phương pháp thủ công, chỉ những diện tích bị gây hại quá nặng mới nên phun thuốc để tiêu diệt bọ cánh cứng.

Vừa qua, các cơ quan chuyên môn phối hợp UBND các xã đã khẩn trương kiểm tra các đồi quế, khoanh vùng các diện tích có nguy cơ nhiễm bọ cánh cứng, xác định chính xác thời điểm bọ cánh cứng gây hại tập trung để tuyên truyền, khuyến cáo người dân chủ động phòng trừ. Quế là cây trồng được khuyến khích phát triển theo hướng hữu cơ nên các địa phương chủ yếu tuyên truyền, tập huấn hướng dẫn chủ rừng phát hiện và áp dụng các biện pháp kỹ thuật phòng trừ hiệu quả (ưu tiên sử dụng các biện pháp thủ công và các loại thuốc sinh học).

Theo khuyến cáo của các cơ quan chuyên môn, ở những vùng đã xuất hiện bọ cánh cứng gây hại, trước khi trồng, cần cày sâu, làm đất kỹ, nhặt sạch cỏ dại, tàn dư cây trồng để hạn chế sự tồn tại của nhộng và bọ non (ấu trùng) bọ cánh cứng dưới đất.

Về phòng trừ, người trồng quế nên áp dụng biện pháp thủ công, như phát dọn thực bì, xới xung quanh gốc cây để diệt nhộng. Bọ cánh cứng trưởng thành có đặc tính mạnh với ánh sáng nên có thể thắp bóng điện sáng từ 19 - 22 giờ ở những khu vực có bọ cánh cứng gây hại, chúng sẽ bay đến, dùng vợt bắt, rồi tiêu diệt. Ban ngày, con bọ đậu ở dưới các tán lá cây, loài này có tính giả chết nên có thể rung cây để chúng rơi xuống đất, rồi nhặt gom, tiêu diệt. Đây là biện pháp mang lại hiệu quả cao, an toàn, song cần tuyên truyền rộng rãi trong cộng đồng để cùng vào cuộc thì mới đem lại hiệu quả cao.

Ngoài ra, người dân có thể sử dụng các biện pháp hóa học như: Sử dụng một số loại thuốc có tác dụng tiếp xúc, nội hấp mạnh, như Vimatox 5SG; Ometar 1.2 x 109 bào tử/g; Dibamec 5 WG; Limater 7.5 EC... để phun trừ.

Cơ quan chuyên môn và các địa phương khuyến cáo người dân đặc biệt lưu ý: Đối với các diện tích sản xuất quế hữu cơ chỉ áp dụng các biện pháp phòng trừ thủ công. Đối với các diện tích sản xuất quế khác ưu tiên sử dụng các biện pháp thủ công và thuốc sinh học. Khi phun thuốc cần chú ý cắm cảnh báo khu vực mới phun thuốc nhằm đảm bảo an toàn cho người và động vật và cần đảm bảo thời gian cách ly sau khi phun thuốc từ 10 -14 ngày mới khai thác.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tập huấn kỹ năng tổ chức sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng

Bảo Yên: Tập huấn kỹ năng tổ chức sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng

Ngày 22/4, Hội Nông dân tỉnh Lào Cai tổ chức lớp tập huấn kỹ năng sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng cho gần 140 đại biểu là cán bộ, hội viên nông dân tiên tiến; chủ trang trại, tổ kinh tế hợp tác, hợp tác xã trên địa bàn huyện Bảo Yên.

Điều chỉnh một số đoạn tuyến trên các Quốc lộ 37, 37B, 39 thành đường địa phương

Điều chỉnh một số đoạn tuyến trên các Quốc lộ 37, 37B, 39 thành đường địa phương

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa ban hành Quyết định số 442/QĐ-BGTVT, điều chỉnh một số đoạn tuyến cũ trên các Quốc lộ (QL)37, QL37B, QL39 qua tỉnh Thái Bình thành đường địa phương và bàn giao để UBND tỉnh quản lý, khai thác, bảo trì theo quy định pháp luật, do đã có các đoạn tuyến QL mới thay thế.

Hiệu quả quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi thủy sản

Hiệu quả quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi thủy sản

Thành bại của nuôi thủy sản phụ thuộc nhiều vào chất lượng nguồn nước tự nhiên. Đồng hành với người nuôi thủy sản, tỉnh Lào Cai chú trọng công tác quan trắc, cảnh báo môi trường nước trên địa bàn, phục vụ công tác chỉ đạo sản xuất, phòng ngừa dịch bệnh thủy sản, góp phần phát triển nuôi hiệu quả, bền vững.

Kinh nghiệm giải ngân vốn đầu tư công tại Lào Cai

Kinh nghiệm giải ngân vốn đầu tư công tại Lào Cai

Những năm gần đây, tỉnh Lào Cai luôn nằm trong nhóm những địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao. Năm 2023, Lào Cai giải ngân đạt 5.979 tỷ đồng, đứng thứ 12/63 các tỉnh, thành phố cả nước. Quý I/2024, tỷ lệ giải ngân của tỉnh đạt 21% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, tiếp tục nằm trong nhóm các địa phương có tỷ lệ giải ngân cao.

Việt Nam trở thành đối tác xuất khẩu gạo lớn nhất tại Singapore

Việt Nam trở thành đối tác xuất khẩu gạo lớn nhất tại Singapore

Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho biết: 3 tháng đầu năm 2024 đánh dấu sự vươn lên của Việt Nam bởi lần đầu tiên chạm ngưỡng quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Singapore trong giai đoạn gần đây, chiếm 32,03% thị phần, kim ngạch cao hơn so với Ấn Độ (6,96%) và Thái Lan (8,28%). Cùng đó, Ấn Độ, Thái Lan lần lượt giữ 2 vị trí tiếp theo với kim ngạch lần lượt là 33,63 triệu SGD và 33,16 triệu SGD. Cả 3 nước xuất khẩu hàng đầu chiếm 91,21% thị phần gạo tại Singapore.

Hái chè cổ thụ vụ xuân ở Tả Củ Tỷ

Hái chè cổ thụ vụ xuân ở Tả Củ Tỷ

Tháng Tư hằng năm là thời điểm người dân xã Tả Củ Tỷ, huyện Bắc Hà bắt đầu vào vụ thu hoạch lứa búp chè cổ thụ đầu tiên trong năm. Họ phải vượt núi, băng qua những cánh rừng, trèo lên cây chè cổ thụ cao vài mét để hái từng búp chè xanh non mơn mởn.

fb yt zl tw