Khẩn trương phòng trừ sâu, bệnh hại trên cây quế

LCĐT - Lào Cai hiện có hơn 53.300 ha quế thuần loài, tập trung tại các huyện: Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn, Bắc Hà. Thời gian gần đây, một số đối tượng sâu, bệnh bắt đầu phát sinh gây hại mạnh ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây quế.

Dự báo cuối tháng 2 đến giữa tháng 3 sẽ là cao điểm sâu, bệnh hại phát sinh gây hại trên cây quế như: Bệnh khô đầu lá, bệnh phấn trắng, sâu đo, bọ trĩ, bọ cánh cứng…

Để chủ động phòng trừ và hạn chế thấp nhất thiệt hại do sâu, bệnh gây ra trên cây quế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai vừa có văn bản khẩn đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn phối hợp UBND các xã, phường, thị trấn kiểm tra các rừng quế, khoanh vùng các diện tích quế bị sâu, bệnh gây hại và hướng dẫn chủ rừng áp dụng các biện pháp chăm sóc, phòng trừ hiệu quả, đồng thời thống kê và báo cáo tình hình về sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để kịp thời có biện pháp chỉ đạo.

UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo UBND các xã, khuyến nông viên cơ sở tăng cường thông tin, tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn chủ rừng phát hiện và chủ động áp dụng các biện pháp kỹ thuật phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại quế (ưu tiên sử dụng các biện pháp canh tác, thủ công và các loại thuốc sinh học).

Khẩn trương phòng trừ sâu, bệnh hại trên cây quế ảnh 1
Sâu đo ăn lá quế.                 (Ảnh: Kim Thoa)

Dưới đây là một số biện pháp:

Biện pháp canh tác: Trồng đúng mật độ, không trồng quá dày, tỉa thưa hợp lý đảm bảo mật độ phù hợp cho rừng quế; dọn thực bì, bón phân cân đối tạo điều kiện cho cây rừng sinh trưởng, phát triển tốt, có khả năng chống chịu sâu, bệnh.

Đối với diện tích cây đã trồng lâu năm đến tuổi khai thác, có thể thu hoạch thì tiến hành thu hoạch để vệ sinh thực bì và trồng mới thay thế, nên trồng rừng quế xen với cây lâm nghiệp khác loài theo các băng nhằm hạn chế sâu, bệnh phát sinh và lây lan gây hại trên diện rộng.

Biện pháp thủ công: Xới xung quanh gốc để diệt nhộng, ấu trùng trong đất. Dùng bẫy bắt, diệt sâu non khi sâu mới nở, còn co cụm ở một chỗ trên lá cây hoặc bắt con trưởng thành bọ cánh cứng khi chúng giả chết trên đất (đây là biện pháp mang lại hiệu quả cao, an toàn song cần tuyên truyền rộng rãi, phát động toàn dân áp dụng thì mới đem lại hiệu quả cao). Có thể dùng bẫy đèn để bẫy con trưởng thành bằng cách thắp đèn từ 7 giờ đến 10 giờ đêm ở những khu vực có sâu đo gây hại. Với cách này, con trưởng thành (ngài) sẽ bay đến, có thể dùng vợt bắt.

Biện pháp sinh học: Sử dụng các sản phẩm sinh học như Bacillus thuringiensis, Beauveria bassiana, Metarhizium anisopliae có nguồn gốc từ nấm hoặc vi khuẩn phù hợp để phòng trừ, vừa có tác dụng diệt sâu vừa tồn lưu lâu dài trong rừng, bảo vệ thiên dịch ký sinh, không độc hại, không gây ô nhiễm môi trường.

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Chỉ nên sử dụng khi mật độ sâu và tỷ lệ bệnh hại cao. Có thể sử dụng một số loại thuốc như:

+ Đối với bệnh phấn trắng: Bacillus amyloliquefaciens (Bacillus subtilis) QST 13 (Serenade SC); Ketomium 1.5 x 106Cfu/g bột; Daconil 500EC; Dipcy 750WP…

+ Đối với bệnh khô đầu lá: B Cure 1.75WP; Curenox oc 85WP, BM Bordeaux M 25WP,  Ridomil Gold® 68WG, Anvil 5SC…

+ Đối với bọ cánh cứng: Vimatox 1.9EC, 5SG; Ometar 1.2 x 109 bào tử/g; Dibamec 5 WG, Limater 7.5 EC...

+ Đối với sâu đo: Vimatox 5SG, Dylan 5WG, Kuraba WP, 3.6EC; Tasieu 1.9EC, 5WG…

+ Đối với bọ trĩ: Shertin 5.0EC; Silsau 6.5EC, 10WP; Vibamec 5.55EC; Vetsemex 40EC, 135WG

Lưu ý

Đối với các vùng sản xuất quế hữu cơ: Chỉ sử dụng các biện pháp canh tác, biện pháp thủ công và biện pháp sinh học. Tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc hóa học, chỉ được sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học và thảo mộc cho phép sử dụng trong sản xuất hữu cơ. Cần thiết kế và bố trí vùng đệm để cách ly với các vùng sản xuất đại trà theo đúng khoảng cách quy định.

Đối với các diện tích sản xuất quế không đăng ký chứng nhận hữu cơ: Ưu tiên sử dụng các biện pháp canh tác, biện pháp thủ công và biện pháp sinh học. Khi phun thuốc cần chú ý cắm cảnh báo khu vực mới phun thuốc nhằm đảm bảo an toàn cho người, động vật và cần  đảm bảo thời gian cách ly sau khi phun thuốc theo quy định; thời gian cách ly tùy từng loại thuốc, ít nhất là 15 ngày sau khi phun mới được khai thác, thu hái cành, lá.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kim ngạch xuất - nhập khẩu qua Lào Cai đạt hơn 468 triệu USD

Kim ngạch xuất - nhập khẩu qua Lào Cai đạt hơn 468 triệu USD

Theo thông tin từ Cục Hải Quan Lào Cai, từ đầu năm đến 15/4, tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu qua Lào Cai đạt hơn 468 triệu USD, trong đó xuất khẩu đạt 308,5 triệu USD (tăng 40,4% so với cùng kỳ năm 2023), nhập khẩu đạt 159,6 triệu USD (tăng 39,6% so với cùng kỳ năm 2023).

Bộ Công Thương điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện mùa khô

Bộ Công Thương điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện mùa khô

Quan điểm chỉ đạo của Bộ Công Thương xuyên suốt trong công tác bảo đảm cung ứng điện giai đoạn cao điểm mùa khô năm 2024 là yêu cầu các đơn vị xây dựng kế hoạch cung cấp điện, cung cấp nhiên liệu (than, khí, dầu) chủ động, có dự phòng ứng phó với các tình huống cực đoan có thể xảy ra, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng đứt gãy nguồn cung năng lượng do nguyên nhân chủ quan.

Đánh giá hoạt động ủy thác giữa Ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố Lào Cai

Đánh giá hoạt động ủy thác giữa Ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố Lào Cai

Chiều 23/4, Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Lào Cai tổ chức giao ban với các tổ chức - chính trị xã hội trên địa bàn thành phố Lào Cai để đánh giá hoạt động ủy thác nguồn vốn tín dụng chính sách quý I, triển khai nhiệm vụ quý II/2024.

Nhộn nhịp "sàn giao dịch" dứa Nậm Sưu

Nhộn nhịp "sàn giao dịch" dứa Nậm Sưu

Bản Phiệt (Bảo Thắng) là vùng trồng dứa lớn của Lào Cai nhưng ít ai biết đến điểm chuyên bán buôn mà người dân thường gọi vui là “sàn giao dịch” dứa tại thôn Nậm Sưu, đã hoạt động được hơn 10 năm. “Sàn giao dịch” họp từ 5 giờ thu hút nhiều tư thương đến trao đổi, mua bán. Mỗi ngày “sàn giao dịch” giúp nông dân địa phương tiêu thụ hàng chục, thậm chí hàng trăm tấn dứa.

Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng sản phẩm OCOP

Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng sản phẩm OCOP

Sáng 23/4, Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng giới thiệu và phân phối sản phẩm OCOP tại Bưu cục Cửa khẩu (Bưu điện thành phố Lào Cai). Đây là gian hàng đầu tiên trong chuỗi gian hàng sẽ được Bưu điện tỉnh triển khai nhằm thực hiện thỏa thuận hợp tác giữa Bưu điện tỉnh và Hội Nông dân tỉnh.

Tập huấn kỹ năng tổ chức sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng

Bảo Yên: Tập huấn kỹ năng tổ chức sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng

Ngày 22/4, Hội Nông dân tỉnh Lào Cai tổ chức lớp tập huấn kỹ năng sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng cho gần 140 đại biểu là cán bộ, hội viên nông dân tiên tiến; chủ trang trại, tổ kinh tế hợp tác, hợp tác xã trên địa bàn huyện Bảo Yên.

Điều chỉnh một số đoạn tuyến trên các Quốc lộ 37, 37B, 39 thành đường địa phương

Điều chỉnh một số đoạn tuyến trên các Quốc lộ 37, 37B, 39 thành đường địa phương

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa ban hành Quyết định số 442/QĐ-BGTVT, điều chỉnh một số đoạn tuyến cũ trên các Quốc lộ (QL)37, QL37B, QL39 qua tỉnh Thái Bình thành đường địa phương và bàn giao để UBND tỉnh quản lý, khai thác, bảo trì theo quy định pháp luật, do đã có các đoạn tuyến QL mới thay thế.

Hiệu quả quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi thủy sản

Hiệu quả quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi thủy sản

Thành bại của nuôi thủy sản phụ thuộc nhiều vào chất lượng nguồn nước tự nhiên. Đồng hành với người nuôi thủy sản, tỉnh Lào Cai chú trọng công tác quan trắc, cảnh báo môi trường nước trên địa bàn, phục vụ công tác chỉ đạo sản xuất, phòng ngừa dịch bệnh thủy sản, góp phần phát triển nuôi hiệu quả, bền vững.

Kinh nghiệm giải ngân vốn đầu tư công tại Lào Cai

Kinh nghiệm giải ngân vốn đầu tư công tại Lào Cai

Những năm gần đây, tỉnh Lào Cai luôn nằm trong nhóm những địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao. Năm 2023, Lào Cai giải ngân đạt 5.979 tỷ đồng, đứng thứ 12/63 các tỉnh, thành phố cả nước. Quý I/2024, tỷ lệ giải ngân của tỉnh đạt 21% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, tiếp tục nằm trong nhóm các địa phương có tỷ lệ giải ngân cao.

fb yt zl tw