Hội thảo khoa học “Xây dựng Lào Cai trở thành trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam – Trung Quốc”

Chiều 12/7, tại thành phố Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp cùng UBND tỉnh Lào Cai tổ chức Hội thảo khoa học “Xây dựng Lào Cai trở thành trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam – Trung Quốc”.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
htkh2.jpg
Quang cảnh hội thảo.

Dự hội thảo có đồng chí Nguyễn Sinh Nhật Tân, Thứ trưởng Bộ Công Thương; lãnh đạo Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương; các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực kinh tế, công thương.

Về phía tỉnh Lào Cai có đồng chí Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện một số sở, ngành tỉnh Lào Cai.

htkh1.jpg
Đồng chí Nguyễn Sinh Nhật Tân, Thứ trưởng Bộ Công Thương phát biểu khai mạc hội thảo.

Phát biểu khai mạc hội thảo, đồng chí Nguyễn Sinh Nhật Tân, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho rằng: Dự thảo Đề án “Xây dựng Lào Cai trở thành trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam – Trung Quốc” chứa đựng nhiều nội dung mới về phát triển và liên kết vùng, đặc biệt là kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam – Trung Quốc. Do vậy, cần có sự đóng góp ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và các bên liên quan để làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn, xác định Lào Cai trở thành trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam – Trung Quốc. Đánh giá những khó khăn, hạn chế, lựa chọn một số ngành mũi nhọn để làm nổi bật tính chất “trung tâm kết nối giao thương kinh tế” của tỉnh Lào Cai.

Trình bày Dự thảo Đề án, đại diện Viện Nghiên cứu chính sách, chiến lược Công Thương cho biết, tỉnh Lào Cai có điều kiện thuận lợi để trở thành trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam - Trung Quốc. Là tỉnh có vị trí chiến lược của vùng Trung du và miền núi phía Bắc, đồng thời là tỉnh trung tâm của khu vực biên giới tiếp giáp với Vân Nam (Trung Quốc). Lào Cai cũng được xem là điểm trung chuyển giao thương kết nối Việt Nam và các nước ASEAN với thị trường Tây Nam rộng lớn của Trung Quốc, một điểm nhấn quan trọng trên tuyến hành lang Bắc - Nam trong khuôn khổ hợp tác các nước tiểu vùng sông Mekong (GMS).

Nghị quyết số 11-NQ/TW về “Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” xác định “… đưa Lào Cai trở thành trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc”.

Theo quy hoạch tỉnh Lào Cai đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Khu Kinh tế cửa khẩu Lào Cai là vùng kinh tế động lực chủ đạo và là 1 trong 8 khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm của quốc gia, là hạt nhân để Lào Cai trở thành trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa các nước ASEAN và vùng Tây Nam Trung Quốc.

Cùng với đó, thương mại toàn cầu có xu hướng dịch chuyển từ Trung Quốc sang ASEAN. Đây là cơ hội và thời điểm rất phù hợp để Lào Cai nắm bắt, trở thành trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam - Trung Quốc.

Trong Giai đoạn 2001 - 2019, tổng giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Lào Cai tăng bình quân 43,61%/năm, năm 2019 đạt kim ngạch 3,8 tỷ USD (năm 2001 là 210 triệu USD). Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai hiện có 240 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký gần 16 nghìn tỷ đồng. Hoạt động xuất- nhập khẩu qua các cửa khẩu tại Lào Cai với gần 600 doanh nghiệp thường xuyên tham gia, góp phần đẩy mạnh phát triển giao lưu kinh tế qua biên giới.

Tuy nhiên, thực tế phát triển kinh tế của Lào Cai chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; phát triển của ngành dịch vụ chưa tạo ra được sự đột phá, nhất là hạ tầng giao thông chưa đồng bộ, chất lượng chưa cao, gây cản trở cho việc liên kết và kết nối vùng; tỉ lệ đô thị hóa chưa cao, đời sống Nhân dân, đặc biệt là khu vực miền núi, vùng cao, vùng dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều khó khăn...

Do đó, xây dựng Đề án là việc làm cần thiết nhằm làm rõ những điều kiện để xác định lợi ích, quan điểm, mục tiêu; định hướng các giải pháp và đề xuất kiến nghị các nội dung, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành Trung ương để xây dựng Lào Cai trở thành trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam - Trung Quốc.

htkh3.jpg
Các chuyên gia, nhà khoa học đóng góp ý kiến tại hội thảo.

Tại hội thảo, các nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý của các vụ, viện, trường, các đơn vị thuộc Bộ Công Thương đã thảo luận làm rõ toàn diện nội dung liên quan đến quy mô, nội hàm các khái niệm; khó khăn, thách thức, hạn chế; các giải pháp thực hiện Đề án “Xây dựng Lào Cai trở thành trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam – Trung Quốc”.

htkh4.jpg
Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai, Trịnh Xuân Trường phát biểu tại hội thảo.

Phát biểu tại hội thảo, đồng chí Trịnh Xuân Trường cho rằng: Các ý kiến tâm huyết, sâu sắc của các nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý có ý nghĩa quan trọng để tỉnh Lào Cai tiếp tục bổ sung, hoàn thiện Đề án. Bên cạnh đó, các ý kiến cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế và gợi mở cho tỉnh Lào Cai rất nhiều định hướng để phát triển trong tương lai. Tỉnh Lào Cai sẽ nghiêm túc tiếp thu, phối hợp với các cơ quan, đơn vị để hoàn thiện Đề án trình Thủ tướng phê duyệt trong thời gian sớm nhất.

Hội thảo kh.jpg

Kết luận hội thảo, đồng chí Nguyễn Sinh Nhật Tân, Thứ trưởng Bộ Công Thương đề nghị: Tỉnh Lào Cai, đơn vị tư vấn tập trung tiếp thu, bổ sung những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà quản lý; tiếp tục hoàn thiện Đề án theo hướng đề xuất những cơ chế quản lý, chính sách ưu đãi cụ thể, khả thi để xây dựng và phát triển trung tâm kết nối giao thương kinh tế. Gắn nội dung Đề án với bối cảnh, xu hướng phát triển chung của thế giới về khoa học công nghệ, khoa học quản lý và đổi mới sáng tạo. Khuyến khích doanh nghiệp và người dân tham gia góp ý xây dựng Đề án vì những kết quả đạt được theo những mục tiêu trong Đề án cuối cùng là để phục vụ cho cộng đồng, người dân và doanh nghiệp. Tỉnh Lào Cai và cơ quan tư vấn cần khẩn trương phối hợp hoàn thiện Đề án để trình Chính phủ phê duyệt theo đúng kế hoạch đề ra.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương kiểm tra sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại Lào Cai

Bộ Công Thương kiểm tra sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại Lào Cai

Ngày 14/5, đoàn kiểm tra của Bộ Công Thương do ông Trịnh Quốc Vũ, Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc về sử dụng năng lượng tiết kiệm tại Lào Cai. Tham gia còn có đại diện Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

[Infographic] Chính sách ưu đãi về lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp xuất - nhập khẩu

[Infographic] Chính sách ưu đãi về lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp xuất - nhập khẩu

Ngày 17/4/2024, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) triển khai chương trình đồng hành cùng doanh nghiệp xuất - nhập khẩu năm 2024. Chương trình nhằm thúc đẩy tăng trưởng cho vay ngắn hạn, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp xuất - nhập khẩu phục hồi sản xuất sau đại dịch Covid-19.

Si Ma Cai tăng cường quản lý tài nguyên nước

Si Ma Cai tăng cường quản lý tài nguyên nước

Để cung cấp nước cho các cụm công trình cấp nước sạch trị giá 234 tỷ đồng (theo Quyết định 1333/QĐ-TTg) sớm được triển khai xây dựng và vận hành hiệu quả, huyện Si Ma Cai đã chỉ đạo các ngành, địa phương tăng cường quản lý tài nguyên nước trên địa bàn.

Nâng cao hiệu quả hoạt động ngành hóa chất

Nâng cao hiệu quả hoạt động ngành hóa chất

Trong quý I/2024, các chỉ tiêu về sản xuất công nghiệp, doanh thu của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đều tăng ở mức hai con số, đồng thời Tập đoàn đã chủ động nguồn hàng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cũng như bảo đảm công ăn việc làm cho người lao động.

Tân Thượng - trù phú vùng đất ven sông

Tân Thượng - trù phú vùng đất ven sông

Người xưa thường có câu “nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ” để nói về lợi thế của một vùng đất nếu ở gần chợ, gần sông, gần đường lớn sẽ sớm trù phú, thịnh vượng. Với xã Tân Thượng, huyện Văn Bàn hiện nay có cả 3: “cận thị” - nằm ở cửa ngõ khu đô thị Bảo Hà - Tân An, “cận giang” - bám ven sông Hồng và “cận lộ” - nằm ngay nút giao IC16, cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Đây là lợi thế rất lớn để vùng đất này phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

fb yt zl tw