Hội đàm định kỳ giữa Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Lào Cai và Ban Quản lý cửa khẩu huyện Hà Khẩu (Vân Nam - Trung Quốc)

Sáng 21/7, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Lào Cai và Ban Quản lý cửa khẩu huyện Hà Khẩu (Vân Nam - Trung Quốc) tổ chức hội đàm định kỳ lần thứ nhất năm 2023, trao đổi về công tác quản lý, xây dựng cửa khẩu và các vấn đề liên quan đến thúc đẩy phát triển các cửa khẩu.

Tại cuộc hội đàm, hai bên đã thông tin về tình hình thực hiện Biên bản Hội đàm lần thứ hai năm 2019; tổng kết các hoạt động cùng phối hợp thực hiện trong giai đoạn diễn ra dịch bệnh Covid-19; chia sẻ một số thông tin nổi bật về kết quả triển khai phát triển kinh tế cửa khẩu hai bên...

_MG_0519.JPG
Quang cảnh hội đàm.

Thảo luận tại hội đàm, hai bên đã bàn các biện pháp thúc đẩy thương mại song phương, cải thiện môi trường kinh doanh cửa khẩu; nâng cấp, mở lại lối mở Lồ Cố Chín (Việt Nam) - Lao Kha (Trung Quốc), cửa khẩu Mường Khương (Việt Nam) - Tân Điếm (Trung Quốc); tăng cường phối hợp, ứng xử theo quan hệ quốc tế nhằm sớm giải quyết việc tranh chấp thương mại giữa doanh nghiệp hai bên, duy trì hình thức hội đàm luân phiên...

_MG_0538.JPG
Ông Vương Trinh Quốc, Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh thông tin về tình hình xuất - nhập khẩu tại tỉnh Lào Cai.
_MG_0591.JPG

Đại diện Ban Quản lý cửa khẩu huyện Hà Khẩu (Vân Nam - Trung Quốc) phát biểu.

Trên cơ sở đánh giá kết quả đạt được, hai bên đã thống nhất một số nội dung: Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng cửa khẩu, đặc biệt là đẩy nhanh xây dựng cửa khẩu thông minh, nâng cao hiệu suất thông quan, rút ngắn quy trình thông quan, giảm chi phí thông quan. Hai bên cùng phối hợp thúc đẩy ứng dụng kỹ thuật thông tin trong vận hành cửa khẩu, chia sẻ cách làm, kinh nghiệm trong xây dựng cửa khẩu thông minh và cửa khẩu số, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất - nhập cảnh; phối hợp với các cơ quan liên quan báo cáo cấp trên để khôi phục, mở lại lối mở Lồ Cố Chín (Việt Nam) - Lao Kha (Trung Quốc), cửa khẩu Mường Khương (Việt Nam) - Tân Điếm (Trung Quốc); thúc đẩy xây dựng cầu đường bộ sông Hồng khu vực biên giới Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc)… Bên cạnh đó là tiếp tục phối hợp, mở rộng tuyên truyền, tăng cường các biện pháp phòng, chống xuất - nhập cảnh trái phép, bảo vệ trật tự cửa khẩu (lối mở); thúc đẩy xuất khẩu các loại nông sản có chất lượng cao của Việt Nam như bưởi, chanh tươi, chanh leo, dừa, dứa, thảo quả… sang Trung Quốc và chế phẩm sữa của Trung Quốc được phép nhập khẩu vào Việt Nam. Hai bên cũng thúc đẩy phát triển ngành thương mại điện tử qua biên giới, xây dựng địa điểm thanh khoản hàng thương mại điện tử qua biên giới tại Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành (Việt Nam)…

_MG_0641.JPG
Hai bên ký biên bản ghi nhớ.

Kết thúc hội đàm, hai bên đã ký kết biên bản ghi nhớ các nội dung, phương án thỏa thuận. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có phát sinh không thuộc thẩm quyền, hai bên cùng kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền để cùng phối hợp giải quyết.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam phải làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Việt Nam phải làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Đại biểu Quốc hội lo ngại, nếu dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam lại tiếp tục đấu thầu chọn nhà cung cấp nước ngoài như đã làm với các tuyến đường sắt đô thị thì rủi ro về thời gian chưa biết khi nào hoàn thành, vốn có thể đội lên... Do đó, đề nghị phải thực hiện theo phương thức chuyển giao công nghệ.

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Tờ Nhật báo Kinh tế (Trung Quốc) mới đây đăng bài viết với nhan đề “Tiêu dùng trực tuyến Việt Nam bước vào giai đoạn tăng trưởng”, dẫn báo cáo của hãng nghiên cứu dữ liệu Metric, cho thấy 3 quý đầu năm, doanh số của 5 nền tảng thương mại điện tử lớn đạt 227.700 tỷ đồng, tăng 37,66% so cùng kỳ năm ngoái.

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

Hơn 10 năm trước, anh Chấu Seo Câu ở thôn Sả Séng là người đầu tiên của xã Tả Ngài Chồ (huyện Mường Khương) chuyển đổi một số diện tích trồng ngô sang trồng quýt sen. Tới nay, gia đình anh Câu có hơn 4 ha quýt, với giá bán trung bình 15.000 đồng/kg, giá trị thu hoạch mỗi vụ đạt khoảng 200 triệu đồng. Hiện, gia đình anh Câu đã thoát nghèo, có cuộc sống ngày càng khấm khá khiến nhiều người dân vùng cao ngưỡng mộ.

fbytzltw