Giải pháp triển khai công tác giảm nghèo đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao

Tại Hội nghị đánh giá kết quả 3 năm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao; triển khai thực hiện kế hoạch năm 2024, đại diện các địa phương đã chia sẻ nhiều ý kiến, kinh nghiệm, giải pháp triển khai trong công tác giảm nghèo ở 10 xã nghèo nhất của tỉnh.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Phát huy vai trò người đứng đầu

Ông Nguyễn Quang Đại
Chủ tịch UBND xã La Pan Tẩn (Mường Khương)

IMG_7489.jpg
Ông Nguyễn Quang Đại.

Những năm qua, được sự quan tâm đặc biệt của đồng chí Trịnh Xuân Trường, Chủ tịch UBND tỉnh và các sở, ngành của tỉnh, huyện Mường Khương, diện mạo xã La Pan Tẩn ngày càng khởi sắc; kinh tế - xã hội đã có bước phát triển, thu nhập của người dân được nâng lên, tỷ lệ giảm nghèo bình quân của xã đạt 10%/năm. Cơ sở hạ tầng của xã từng bước được đầu tư đồng bộ, đặc biệt là hệ thống đường giao thông. Nhiều chương trình, dự án hỗ trợ sản xuất nông nghiệp được triển khai thực hiện trên địa bàn.

Dù đạt được nhiều kết quả trong công tác giảm nghèo, La Pan Tẩn vẫn là xã có tỷ lệ nghèo cao của tỉnh. Để công tác giảm nghèo thực chất, đi vào chiều sâu, La Pan Tẩn xác định phát huy vai trò người đứng đầu; tập trung bồi dưỡng trình độ cán bộ, công chức gắn với vị trí việc làm, quan tâm công tác quy hoạch, tạo nguồn cán bộ từ cơ sở; làm tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân nhằm thay đổi nếp nghĩ, cách làm, khơi dậy ý chí vươn lên phát triển kinh tế để thoát nghèo; rà soát lao động trong độ tuổi đào tạo nghề, gắn đào tạo nghề với định hướng nghề cho lao động địa phương.

Tranh thủ mọi nguồn lực để vươn lên thoát nghèo

Ông Đỗ Đức Chiến
Bí thư Đảng ủy xã Pa Cheo (Bát Xát)

IMG_7490.jpg
Ông Đỗ Đức Chiến.

Trong 3 năm qua, xã Pa Cheo (huyện Bát Xát) đã có nhiều thay đổi. Từ 1 xã có rất nhiều khó khăn, với 100% đồng bào dân tộc Mông sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo chiếm tới 90% (năm 2021), nay giảm còn 55,6% (năm 2023).

Nhờ sự đôn đốc, hướng dẫn, hỗ trợ từ đồng chí Lý Bình Minh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; cùng sự giúp đỡ của các cơ quan trên địa bàn tỉnh, huyện, cơ sở hạ tầng của xã thay đổi, điện - đường - trường - trạm được đầu tư cơ bản đáp ứng mọi mặt đời sống, sinh hoạt của người dân.

Đặc biệt, chương trình xóa nhà tạm đã đạt được nhiều kết quả. Riêng năm 2021, toàn xã đã xóa được 63 nhà tạm, nhà dột nát; năm 2022 xóa được 70 nhà và năm 2023 xóa được 78 nhà tạm, hỗ trợ sửa chữa 105 nhà. Năm 2024, xã phấn đấu xóa 80 nhà tạm.

Qua 3 năm triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, nhận thức của người dân trên địa bàn xã đã có nhiều chuyển biến: không còn tâm lý trông chờ, ỷ lại vào hỗ trợ của Nhà nước; xóa bỏ 1 số hủ tục; người dân tích cực lao động sản xuất, phát triển kinh tế.

Đẩy mạnh tư vấn, giới thiệu người dân đi làm việc tại các doanh nghiệp, nhà máy

Ông Trần Văn Cường
Chủ tịch UBND xã Hoàng Thu Phố (Bắc Hà)

IMG_7488.jpg
Ông Trần Văn Cường.

Xã Hoàng Thu Phố (Bắc Hà) có tổng số 590 hộ, với gần 3.600 nhân khẩu. Là 1 trong 10 xã có tỷ lệ nghèo cao nhất của tỉnh, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cùng sự nỗ lực của người dân, đến hết năm 2023, tỷ lệ giảm nghèo của xã đạt 13,56%. Thu nhập bình quân tăng từ 24,1 triệu đồng/người/năm (năm 2020) lên 29,8 triệu đồng/người/năm (năm 2023).

Tư vấn, giới thiệu người dân đi làm việc ở trong và ngoài tỉnh đang là một trong những giải pháp được xã Hoàng Thu Phố tích cực triển khai. Xã phấn đấu ít nhất mỗi gia đình có 1 người đi lao động ổn định tại các doanh nghiệp, nhà máy để nâng cao thu nhập. Đến thời điểm hiện tại, bình quân mỗi năm toàn xã có khoảng 400 lao động đi làm việc ở các công ty, doanh nghiệp trong nước, thu nhập bình quân của lao động đi làm ở công ty từ 10 - 13 triệu đồng/tháng.

Thời gian tới, xã Hoàng Thu Phố mong UBND tỉnh bố trí nguồn lực triển khai đầu tư các danh mục, hạng mục công trình đã phê duyệt theo Kế hoạch số 239/KH - UBND trong năm 2024; Sở Thông tin và Truyền thông quan tâm đầu tư hạ tầng số, công nghệ thông tin, thương mại di động phục vụ công tác tuyên truyền, đảm bảo trên 90% số hộ dân được tiếp cận dịch vụ viễn thông.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ký kết biên bản ghi nhớ giữa Trung tâm Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và hỗ trợ nông dân thành phố Hải Phòng

Ký kết biên bản ghi nhớ giữa Trung tâm Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và hỗ trợ nông dân thành phố Hải Phòng

Chiều 26/4, tại thành phố Lào Cai, Hội Nông dân tỉnh Lào Cai và Hội Nông dân thành phố Hải Phòng tổ chức Hội nghị ký kết biên bản ghi nhớ giữa Trung tâm hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và hỗ trợ nông dân thành phố Hải Phòng.

Phát triển ngành hàng quế bền vững

Phát triển ngành hàng quế bền vững

Toàn tỉnh hiện có hơn 58.000 ha quế, hằng năm đưa ra thị trường khoảng 9.000 tấn vỏ quế, gần 120.000 tấn cành, lá và một số sản phẩm liên quan đến quế. Cây quế đã và đang mang lại nguồn thu nhập khá, giúp nâng cao đời sống, giảm nghèo và làm giàu cho người dân. Tuy vậy, ngành quế đang đứng trước một số khó khăn, thách thức và cần giải pháp tháo gỡ, phát triển bền vững.

Thượng Hà (Bảo Yên): 10 ha rừng mỡ bị sâu ong ăn lá

Thượng Hà (Bảo Yên): 10 ha rừng mỡ bị sâu ong ăn lá

Qua kiểm tra thực tế tại đồi cây mỡ từ 3 - 6 năm tuổi, cán bộ kỹ thuật nông nghiệp huyện Bảo Yên phát hiện hiện tượng sâu ong ăn lá mỡ gây hại mật độ trung bình 50 con/cây, cao 100 con/cây, cục bộ trên 200 con/cây. Diện tích nhiễm là 10 ha, trong đó (nhẹ 5 ha, trung bình 4 ha và nặng 1 ha) tại xã Thượng Hà, huyện Bảo Yên.

Livestream bán hàng: Thêm "lối ra" cho nông sản

Livestream bán hàng: Thêm "lối ra" cho nông sản

Thời điểm này, một số địa phương đã lên kế hoạch tiêu thụ nông sản trước khi vụ thu hoạch chính thức bắt đầu. Tìm đầu ra ổn định cho nông sản luôn là bài toán khó với không ít địa phương và bán hàng theo phương thức livetream là một trong những “lối ra” đầy tiềm năng cho việc tiêu thụ nông sản Việt.

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, kiềm chế lạm phát

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, kiềm chế lạm phát

Diễn biến bất lợi, khó lường của tình hình địa chính trị thế giới cùng với áp lực gia tăng tỷ giá, lạm phát trong nước và thực trạng khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp là những yếu tố đang gây sức ép lớn cho công tác điều hành kinh tế vĩ mô, phát triển kinh tế-xã hội những quý còn lại của năm 2024.

Kim ngạch xuất - nhập khẩu qua Lào Cai đạt hơn 468 triệu USD

Kim ngạch xuất - nhập khẩu qua Lào Cai đạt hơn 468 triệu USD

Theo thông tin từ Cục Hải Quan Lào Cai, từ đầu năm đến 15/4, tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu qua Lào Cai đạt hơn 468 triệu USD, trong đó xuất khẩu đạt 308,5 triệu USD (tăng 40,4% so với cùng kỳ năm 2023), nhập khẩu đạt 159,6 triệu USD (tăng 39,6% so với cùng kỳ năm 2023).

Bộ Công Thương điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện mùa khô

Bộ Công Thương điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện mùa khô

Quan điểm chỉ đạo của Bộ Công Thương xuyên suốt trong công tác bảo đảm cung ứng điện giai đoạn cao điểm mùa khô năm 2024 là yêu cầu các đơn vị xây dựng kế hoạch cung cấp điện, cung cấp nhiên liệu (than, khí, dầu) chủ động, có dự phòng ứng phó với các tình huống cực đoan có thể xảy ra, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng đứt gãy nguồn cung năng lượng do nguyên nhân chủ quan.

Đánh giá hoạt động ủy thác giữa Ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố Lào Cai

Đánh giá hoạt động ủy thác giữa Ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố Lào Cai

Chiều 23/4, Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Lào Cai tổ chức giao ban với các tổ chức - chính trị xã hội trên địa bàn thành phố Lào Cai để đánh giá hoạt động ủy thác nguồn vốn tín dụng chính sách quý I, triển khai nhiệm vụ quý II/2024.

Nhộn nhịp "sàn giao dịch" dứa Nậm Sưu

Nhộn nhịp "sàn giao dịch" dứa Nậm Sưu

Bản Phiệt (Bảo Thắng) là vùng trồng dứa lớn của Lào Cai nhưng ít ai biết đến điểm chuyên bán buôn mà người dân thường gọi vui là “sàn giao dịch” dứa tại thôn Nậm Sưu, đã hoạt động được hơn 10 năm. “Sàn giao dịch” họp từ 5 giờ thu hút nhiều tư thương đến trao đổi, mua bán. Mỗi ngày “sàn giao dịch” giúp nông dân địa phương tiêu thụ hàng chục, thậm chí hàng trăm tấn dứa.

fb yt zl tw