Giá vé máy bay Tết cao ngất ngưởng, bay đêm cũng cao gấp nhiều lần

Dù các hãng bay công bố đã bổ sung thêm máy bay, tăng chuyến nhưng tình trạng giá vé máy bay neo cao, khan hiếm vẫn xảy ra trong Tết.

Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 đang cận kề. Theo thống kê từ các hãng hàng không, nhiều chặng bay nội địa dịp Tết đã có tỷ lệ đặt chỗ lên tới hơn 90%. Thời điểm này, nhu cầu đặt mua vé máy bay Tết tăng cao khiến nhiều chặng chỉ còn các khung giờ bay đêm hoặc vé hạng thương gia với mức giá cao gấp nhiều lần, thậm chí một số chặng gần như "cháy vé".

Khảo sát vé máy bay trên websites của các hãng hàng không, chặng TP Hồ Chí Minh - Thanh Hoá và TP Hồ Chí Minh - Vinh (Nghệ An) hầu như đã hết vé. Như chặng TP Hồ Chí Minh đi Vinh (Nghệ An) bay ngày 8/2 (tức 29 tháng Chạp) trên website của các hãng hàng không chỉ còn chặng nối chuyến. Tức là muốn bay từ TP Hồ Chí Minh đi Vinh, khách hàng không bay thẳng mà buộc phải bay đến một địa điểm nữa rồi từ đó mới bay tiếp về Vinh. Hoặc cũng có thể khách hàng chọn vé hạng thương gia để bay thẳng, nhưng mức giá lên tới trên 13 triệu đồng/chặng, tức cao gấp gần 4 lần hạng phổ thông.

"Ngày 8/2 và 14/2, hiện tại không còn vé. Em đang kiểm tra các ngày gần đó thì cũng hết vé rồi", chị Nguyễn Thị Diệu Hoài, nhân viên phòng vé cho biết.

Ông Cao Sơn Tùng - Giám đốc Đại lý vé máy bay Kaotours cho biết: "Do hiện tại giá vé các chuyến bay phổ thông không còn nhiều chỗ nên hiện tại chỉ còn các giờ bay muộn hoặc giá vé hạng thương gia rất cao so với thu nhập bình quân của hành khách".

Sát Tết giá vé máy bay tăng nhanh, nhiều chặng bay đã "cháy vé".

Khi không tìm được vé máy bay phù hợp với nhu cầu, một số người chuyển qua tìm mua vé trên mạng xã hội. Tuy nhiên, theo người bán, sẽ phải đợi vé hoặc chỉ còn chuyến bay đêm, nhưng lại vào ngày khác, không phải là ngày mà khách có nhu cầu bay.

Cũng theo đại diện một công ty du lịch, giá vé máy bay chiếm khoảng 50% chi phí cấu thành tour. Vì vậy, việc giá vé máy bay tăng buộc các công ty lữ hành phải điều chỉnh tăng giá tour nội địa. Do đó, dịp Tết năm nay, nhiều người chuyển sang mua tour có đường bay tới các điểm đến quốc tế.

Bà Nguyễn Thị Phương Thùy - Phó Tổng giám đốc Hanoi Tourism cho biết: "Đối với những tour nước ngoài và có những điểm mới tương đương 5 sao mà giá tour cũng có 6 - 7 triệu đồng và ví dụ nếu tăng thì tăng 5 - 10%. Còn riêng đối với các tour nội địa thì giá vé máy bay cũng đã tầm 5 - 7 triệu đồng".

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng sẽ được bổ sung thêm 10.000 ghế mỗi ngày từ TP Hồ Chí Minh đến các địa phương có tỷ lệ đặt vé máy bay cao trong dịp Tết Nguyên đán. Ngoài ra, Cục Hàng cũng yêu cầu các hãng bay xây dựng kế hoạch tăng chuyến. Đồng thời, bố trí giờ bay đêm và giảm đến mức thấp nhất việc chậm chuyến, huỷ chuyến trong giai đoạn cao điểm Tết Nguyên đán sắp tới.

Theo VTV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sức vươn Việt Tiến

Sức vươn Việt Tiến

Đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015, Việt Tiến là một trong những xã “về đích” sớm chương trình này, mang lại diện mạo mới, khang trang cho vùng đất trù phú bên dòng sông Chảy, phía Nam của huyện Bảo Yên.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Dự án Cầu đường bộ qua sông Hồng Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc): Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Khu vực biên giới giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) từ lâu đã được xem là một trong những điểm kết nối kinh tế, văn hóa và giao thương quan trọng giữa hai nước. Trong đó, các cây cầu biên giới đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy kinh tế biên mậu, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị.

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Việc biến “con đường tơ lụa” trên sông Hồng từ thời cổ đại trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới; kiến tạo tương lai, hợp tác cùng có lợi; mở ra hành lang thương mại mới đòi hỏi các tỉnh, thành phố của Việt Nam và Trung Quốc cần có sự hợp tác chặt chẽ với tinh thần “chung dòng sông cùng ý tưởng”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Chiều 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các Đoàn kiểm tra của Chính phủ kiểm tra, đôn đốc triển khai các dự án đường bộ cao tốc trong cả nước.

Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

Sông Hồng - dòng chảy đỏ nặng phù sa, nơi hun đúc nền văn minh rực rỡ, nơi in dấu những bước chân đầu tiên của người Việt trên hành trình dựng nước và giữ nước. Hàng nghìn năm qua, con sông ấy không chỉ mang lại nguồn sống cho bao thế hệ mà còn kết nối những vùng đất, những nền văn hóa, tạo nên một vùng Bắc Bộ trù phú và giàu bản sắc.

Bài 6: Hành trình kiến tạo những đô thị ven sông

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 6: Hành trình kiến tạo những đô thị ven sông

Dọc theo đôi bờ sông Hồng trên hành trình chảy qua 9 tỉnh của Việt Nam, những đô thị mới dần hình thành, mang theo những khát vọng phát triển, hòa quyện giữa sự hoang sơ và hơi thở hiện đại. Từ miền thượng nguồn nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt tại tỉnh Lào Cai, chúng tôi đã rong ruổi theo dòng sông qua các tỉnh để về Thái Bình. 

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài 2: Những thương cảng trên sông Hồng

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài 2: Những thương cảng trên sông Hồng

Sông Hồng - con sông gắn liền với sự hình thành và phát triển của nền văn minh người Việt, không chỉ là huyết mạch giao thông quan trọng mà còn từng chứng kiến sự hưng thịnh của nhiều thương cảng sầm uất. Những bến cảng trên sông Hồng đã góp phần thúc đẩy giao thương, kết nối kinh tế và làm nên diện mạo của các đô thị ven sông từ hàng trăm năm trước.

[Ảnh] Thắp đèn tăng ca xây nhà buổi tối

[Ảnh] Thắp đèn tăng ca xây nhà buổi tối

Huyện Mường Khương đăng ký thời điểm từ tháng 7/2024 đến hết tháng 6/2025 sẽ hỗ trợ Nhân dân xóa 4.244 nhà tạm, nhà dột nát. Tính đến thời điểm này huyện Mường Khương đã hỗ trợ các hộ xây dựng mới và sửa chữa 2.604 ngôi nhà, đa số đã hoàn thành, hiện còn 1.604 nhà chưa khởi công.

fb yt zl tw