Gà "tiến vua" giá 50 triệu đồng vẫn được nhà giàu lùng mua dịp cận Tết

Cận Tết, giống gà tiến vua có trong truyền thuyết lại được mọi người lùng mua dù giá không hề rẻ. Nhiều đại gia sẵn sàng trả 50 triệu đồng để mua 1 con gà chín cựa về ăn Tết.

Gà chín cựa là giống gà gắn liền với văn hóa, tín ngưỡng của người Việt. Trong truyền thuyết "Sơn Tinh, Thủy Tinh", đây là một trong những lễ vật mà vua Hùng thách đố để tìm ra người có thể rước Mị Nương về làm vợ.

Tưởng rằng gà chín cựa chỉ có trong truyền thuyết nhưng trên thực tế, loại gà này có thật.

Gà chín cựa hay còn gọi là gà nhiều cựa được xem là đặc sản quý của vùng núi Xuân Sơn (Phú Thọ). Tương truyền, trước kia, gà chín cựa còn được người dân dùng để cung tiến vua.

Anh Nguyễn Đắc Tùng (chủ trang trại gà chín cựa ở xã Xuân Sơn, Tân Sơn, Phú Thọ) cho biết trên Báo Dân Việt: gà chín cựa thực chất là tên mà người dân hay dùng để chỉ giống gà nhiều cựa.

Đây là loại gà có nguồn gốc từ gà rừng, được người dân tộc Dao và Mường ở Phú Thọ bắt về nuôi từ lâu. Nhưng phải đến những năm 2003, khi Vườn quốc gia Xuân Sơn được thành lập, đường sá được mở mang thì nhiều người mới biết đến giống gà quý.

Giống gà nhiều cựa có kích cỡ nhỏ. Cân nặng của chúng chỉ dao động từ 1,4 - 1,8 kg đối với gà mái, còn gà trống từ 1,9 - 2,3 kg.

ga-chin-cua-1-848.jpg
Gà chín cựa được xem là đặc sản quý ở Phú Thọ.

Điểm đặc biệt và giá trị nhất của giống gà nhiều cựa nằm ở đôi chân. Khi mới nở, chúng đã có 6 cựa. Trong quá trình nuôi, chúng lại mọc thêm 2 cựa ở 2 chân. Một số con gà đột biến có 9 cựa.

Theo những người nuôi có kinh nghiệm, gà chín cựa khi lớn lên có tướng mạo hùng dũng với bộ lông ngũ sắc, mào đỏ như máu, ngực nở, đuôi cong vút tựa cầu vồng, tiếng gáy vang. Giống gà này còn có đôi mắt sáng quắc và hiếu chiến.

Gà nhiều cựa có bản tính của giống gà rừng, ưa tự do bay nhảy ở vùng đồi núi. Thức ăn chủ yếu là ngô, khoai, sắn. Đặc biệt, giống gà này có khả năng tự kiếm ăn rất tốt. Thế nên, chất lượng thịt cũng thơm ngon đặc trưng, chắc và ngọt thịt khác hẳn các giống gà bình thường.

Thịt gà nhiều cựa có màu nâu, dai, giòn. Đặc biệt, gà nuôi càng lâu thịt càng giòn, ngọt, thơm ngon chứ không xơ, dai như gà bình thường. Thịt gà chỉ cần chế biến theo cách thông thường cũng đủ để cảm nhận được sự khác biệt trong hương vị.

Ngoài thịt ăn thơm ngon, tướng của gà chín cựa cũng cực kỳ đẹp. Vì thế, vài năm trở lại đây, giống gà này được nhiều người săn lùng làm quà biếu Tết.

Một đầu mối chuyên các loại gà đặc sản, gà tiến vua ở Đình Thôn (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết trên Gia Đình và Xã Hội, gà chín cựa lên cơn sốt từ mấy năm gần đây, nhất là vào dịp cận Tết Nguyên đán.

ga-chin-cua-2-849.jpg
Gà chín cựa có giá vô cùng đắt đỏ.

Loại gà chín cựa có tầm 7 cựa quay trở lại hàng không quá khó mua vì loại này được nhân giống và nuôi khá nhiều tại một số bản ở Thanh Sơn (Phú Thọ). Giá trên thị trường chỉ khoảng 300.000 đồng/kg, một con gà chín cựa loại này tính ra chỉ 700.000 - 800.000 đồng.

Còn riêng loại gà chín cựa có bộ từ 8-9 cựa thì siêu hiếm. Bởi khoảng 10.000 con mới có 1 con có đủ 9 cựa, còn lại chủ yếu là 7 cựa trở xuống.

Trong khi đó, các đại gia thường đặt mua loại gà đủ chín cựa để ăn Tết. Do đó, để sở hữu được một chú gà chín cựa loại vip, khách thường phải bỏ ra từ 40-50 triệu đồng một con.

Dù giá cao nhưng vào dịp Tết, các hộ nuôi gà ở Xuân Sơn không có đủ số gà chín cựa cung cấp cho người cần. Để có được những chú gà chín cựa ưng ý vào dịp Tết, khách hàng phải đặt mua từ trước.

Năm 2012, Bộ NN - PTNT đã ban hành Danh mục bổ sung nguồn gen vật nuôi quý hiếm cần được bảo tồn, trong đó có giống gà nhiều cựa ở Phú Thọ. Việc này sẽ góp phần nâng cao chất lượng, thương hiệu của gà nhiều cựa.

Theo Vietnamnet

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp lo ngại khi Mỹ áp thuế mới cho các sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam

Doanh nghiệp lo ngại khi Mỹ áp thuế mới cho các sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam

Chính sách thuế mới do Tổng thống Donald Trump công bố đang đặt các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trước thách thức lớn. Với mức thuế nhập khẩu cơ bản 10% và thuế đối ứng lên tới 46% đối với Việt Nam, hàng loạt ngành như đồ gỗ nội thất, dệt may, điện tử, thép, thủy sản, hạt điều… chịu ảnh hưởng nặng nề. Theo đó, việc duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp Việt đang trở nên khó khăn hơn.

Người dân Thượng Hà chủ động bàn giao mặt bằng để thi công Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Người dân Thượng Hà chủ động bàn giao mặt bằng để thi công Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Những ngày này, tranh thủ thời tiết thuận lợi, các hộ dân bị ảnh hưởng của Dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên tại xã Thượng Hà (Bảo Yên) đang tập trung nhân lực, chủ động khai thác cây trồng để bàn giao mặt bằng sạch cho đơn vị thi công đảm bảo tiến độ đề ra.

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Cách đây hơn 150 năm từ khi Đuyprê (dupre) Tổng Chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp tìm ra tuyến đường thủy vận chuyển hàng hóa từ Cửa Cấm (Hải Phòng) vào Hà Nội và ngược sông Hồng lên Lào Cai sang Vân Nam (Trung Quốc). Từ đó đến nay, dòng sông Hồng có vai trò quan trọng trong kết nối hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc.

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

Vùng trồng dứa Mường Khương đang vào vụ thu hoạch quả. Dứa ở đây thường được trồng ở núi cao nên việc thu hoạch, vận chuyển cực kỳ gian khổ và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Vào mùa thu hoạch dứa, thường những nam thanh niên sẽ đảm nhận công việc này. Trên lưng gùi hơn 100kg quả dứa, tay chống gậy bám chặt sườn núi dốc dựng đứng, họ không khác gì "người nhện" oằn lưng đem quả thơm xuống núi.

fb yt zl tw