El Nino trở lại, sắp hạn hán khốc liệt, nông nghiệp cần đối phó gì từ bây giờ?

Theo nhiều chuyên gia ngành nông nghiệp, năm 2024 là năm hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn khốc liệt do tác động của El Nino, vì thế cần đưa ra kế hoạch ứng phó dài hơi ngay từ bây giờ.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
El Nino trở lại, sắp hạn hán khốc liệt, nông nghiệp cần đối phó gì từ bây giờ? ảnh 1

Người dân ở Ninh Thuận trong đợt hạn hán năm 2018.

Theo báo cáo của Cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hiện nguồn nước trữ tại các hồ chứa ở Bắc Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ đạt khoảng 40 - 50% dung tích thiết kế, Trung Bộ khoảng 50 - 70%.

Các hồ thủy điện thường xuyên bổ sung nước cho hạ du như Bản Vẽ 38% (thấp hơn 14% trung bình nhiều năm), A Vương 44% (thấp hơn 18%)...

Cục Thủy lợi cho biết hiện tại cả nước chuẩn bị vào gieo cấy lúa thu và mùa. Hiện chỉ còn Trung Bộ chưa vào mùa mưa nên có nguy cơ thiếu nước.

Qua dự báo, tính toán và cân đối nguồn nước, tổng diện tích có nguy cơ thiếu nước trong vụ hè thu tới đây khoảng 10.000 - 15.000ha, trong đó Bắc Trung Bộ khoảng 7.500 - 10.000ha, Nam Trung Bộ khoảng 3.000 - 3.500ha.

Tại cuộc họp triển khai công điện của Thủ tướng về chủ động thực hiện các biện pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngày 15-5, ông Đỗ Văn Thành - viện trưởng Viện Quy hoạch thủy lợi - cho hay hiện tượng El Nino thường xảy ra trong 2 năm, có thể kéo dài 3 năm.

Do đó phải dự tính chu kỳ, kế hoạch chỉ đạo, ứng phó dài hơi. Năm nay đã bước vào mùa mưa nên nếu có hạn thì ở mức độ nhỏ, còn năm tới là năm hạn khốc liệt, đặc biệt ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.

"Trong giai đoạn ngắn hạn, trong vụ mùa tới cần cân đối tính toán lại tới từng nguồn nước đến tiểu vùng xem những vùng nào bị hạn để có kế hoạch.

Về lâu dài, dự báo năm tới hạn nặng thì cần có các bản tin dự báo tuần để chỉ đạo hằng tuần, đặc biệt khu vực miền Trung, Tây Nguyên" - ông Thành nói.

GS.TS Trần Đình Hòa - viện trưởng Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam - cũng cho rằng cần xây dựng khung, kịch bản theo nhiều mức độ để hằng năm bám sát chỉ đạo, điều hành ứng phó.

Ông Hòa cũng lưu ý hạn hán khốc liệt ở Đồng bằng sông Cửu Long trong năm tới nếu diễn biến theo đúng như dự báo. Do đó, cần sẵn sàng các giải pháp để ứng phó. Đồng thời lắp thêm các điểm quan trắc, đánh giá để đưa ra dự báo, cảnh báo hạn hán, xâm nhập mặn.

El Nino trở lại, sắp hạn hán khốc liệt, nông nghiệp cần đối phó gì từ bây giờ? ảnh 2

Đồng ruộng ở Nghệ An nứt toác do hạn hán năm 2020.

Xây dựng kế hoạch ứng phó hạn hán tới 2025

Ông Nguyễn Như Cường - cục trưởng Cục Trồng trọt - cho hay năm 2014 El Nino xuất hiện và vụ đông xuân năm 2015 - 2016 xảy ra hạn kỷ lục.

Với hiện tượng El Nino, dự báo kéo dài trong hai năm nên vụ đông xuân 2024 - 2025 có thể sẽ có một đợt hạn khủng khiếp ở Đồng bằng sông Cửu Long và các khu vực khác. Do vậy, cần phải xây dựng kế hoạch theo tháng, theo quý từ bây giờ.

Đồng thời có đánh giá khu vực nào chịu ảnh hưởng nặng nhất, khả năng cấp nước sản xuất. Phải xác định các vùng trọng điểm bị hạn là những vùng bị hạn năm 2015 - 2016, có dự báo nguồn nước từ nay đến 2025, thậm chí 2026 để chủ động các giải pháp ngay từ bây giờ.

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp, dự kiến cuối tuần này bộ sẽ tổ chức đoàn đi kiểm tra ở các vùng trọng điểm có nguy cơ xảy ra hạn hán, thiếu nước.

Ông Hiệp yêu cầu cơ quan chuyên môn xây dựng dự báo chuyên ngành, các giải pháp từ nay đến 2025. Trong đó tập trung vào khu vực Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long, Trung Bộ và phải ưu tiên nước phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất công nghiệp và sản xuất nông nghiệp.

Báo Tuổi trẻ null

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Các ngân hàng tích cực triển khai chủ trương hạ lãi suất

Các ngân hàng tích cực triển khai chủ trương hạ lãi suất

Sau khi NHNN tiếp tục giảm 0,5% một số loại lãi suất điều hành, đại diện các ngân hàng thương mại khẳng định, đang theo sát chỉ đạo và sẽ khẩn trương triển khai đợt giảm lãi suất để đảm bảo đáp ứng đúng nhu cầu của nền kinh tế, của người dân, cũng như là hỗ trợ tốt hơn cho sự phát triển chung.

Ưu tiên hàng đầu cho xuất khẩu vải thiều

Ưu tiên hàng đầu cho xuất khẩu vải thiều

Ngày 12/5 bắt đầu có xe chở quả vải tươi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc qua Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành (Cửa khẩu Kim Thành). Từ ngày 18/5 đến nay, lượng xe chở quả vải tươi xuất khẩu sang Trung Quốc tăng, có ngày lên tới 20 xe.

Khó khăn trong khai thác vật liệu san lấp

Khó khăn trong khai thác vật liệu san lấp

Trên địa bàn tỉnh đang triển khai nhiều dự án trọng điểm, nhu cầu sử dụng vật liệu san lấp rất lớn, tuy nhiên thủ tục cấp phép khai thác vật liệu san lấp phức tạp gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các dự án.

Giúp nông dân Sa Pa thực hành tốt trồng, thu hái actiso

Giúp nông dân Sa Pa thực hành tốt trồng, thu hái actiso

Sáng 24/5, Công ty TNHH Một thành viên Traphaco Sapa phối hợp với UBND phường Hàm Rồng, phường Sa Pả (thị xã Sa Pa) tổ chức lớp tập huấn thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc actiso theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (GACP-WHO).

Tiếp sức cho nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi

Tiếp sức cho nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi

Trong những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh đã lan tỏa sâu rộng, thu hút nông dân tham gia, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao thu nhập, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động nông thôn.

Tuyên truyền chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng cho hội viên nông dân thị xã Sa Pa

Tuyên truyền chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng cho hội viên nông dân thị xã Sa Pa

Ngày 24/5, tại thị xã Sa Pa, Trung tâm Hỗ trợ nông dân (Hội Nông dân tỉnh) phối hợp với Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh tổ chức tập huấn, tuyên truyền chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng gắn với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cho hội viên nông dân.

fb yt zl tw