Du khách bị "chặt chém" bằng hóa đơn chữ... Trung Quốc

Nhóm thực khách vô cùng bất ngờ và tỏ ra bức xúc trước việc bị tính giá cả đắt đỏ và chuyện hóa đơn tính tiền bằng chữ Trung Quốc tại một nhà hàng ở Đà Nẵng.

Mới đây, chị L.T.L (trú tại tỉnh An Giang) phản ánh lên các trang mạng xã hội về việc nhà hàng S.H. nằm trên đường Võ Nguyên Giáp, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng có hành vi “chặt chém” du khách và đặc biệt là sử dụng hóa đơn hoàn toàn bằng chữ Trung Quốc.

Hoá đơn tính tiền bằng chữ Trung Quốc được du khách bị chặt chém phản ánh.
Hoá đơn tính tiền bằng chữ Trung Quốc được du khách bị chặt chém phản ánh.

Theo người này, ngày 16-2 vừa qua, chị cùng gia đình gồm 8 người (4 trẻ em) vào Đà Nẵng du lịch và đến quán S.H để dùng bữa trưa. Tại đây, các thực khách đã gọi 2kg tôm luộc, 8 con ghẹ, 2 đĩa tôm, 1 đĩa thịt heo kho, 2 đĩa cơm chiên hải sản, 2 đĩa rau muống xào tỏi, 1 đĩa đậu bắp luộc và nước uống.

Sau bữa ăn, nhóm thực khách hết sức bất ngờ khi nhận được hóa đơn hoàn toàn bằng tiếng Trung Quốc. Chẳng hiểu hóa đơn viết gì, chị L. gọi nhân viên của nhà hàng thì được biết giá tiền phải thanh toán là hơn 10 triệu đồng.

Cũng theo chị L., nhóm của chị đã không chấp nhận mức giá này nên phản ứng và sau khi tranh cãi, nhà hàng đã tính giá cho toàn hóa đơn là 8 triệu đồng. Người này cũng cho rằng, dù nhà hàng đã điều chỉnh nhưng bản thân chị vẫn chưa hài lòng về mức giá đó và đặc biệt ấm ức vì mất luôn quyền được đọc, được biết giá cả bởi từ hóa đơn viết bằng chữ Tàu.

Trao đổi với báo chí, quản lý nhà hàng S.H thừa nhận tờ hóa đơn in toàn bằng chữ Trung Quốc là của quán. Tuy nhiên, về những thông tin khác liên quan đến sự việc, người này từ chối trả lời(?!).

Theo bà Trần Thị Thanh Tâm, Chủ tịch UBND quận Sơn Trà, lãnh đạo quận đã nắm được thông tin nói trên. Trước mắt các lực lượng chức năng đã vào cuộc xác minh sự việc. Cá nhân vị Chủ tịch UBND quận nhận định, việc nhà hàng in hóa đơn bằng tiếng Trung Quốc là rất nghiêm trọng. "Việc này sẽ được xử nghiêm nếu đúng như phản ánh", bà Tâm khẳng định.

Trong khi đó, ông Trần Phước Trí, Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường Đà Nẵng thông tin, ngay trong đêm 23-2, lực lượng đơn vị đã tiến hành ghi nhận sự việc, tới đây, đơn vị sẽ mời các bên lên đối chất để xác định giá trị thông tin.

Vị lãnh đạo này cũng cho biết, ban đầu, không có hiện tượng “chặt chém” ở vụ việc này. Riêng việc hóa đơn được in bằng tiếng Trung Quốc sẽ được làm rõ. “Dự kiến khoảng thứ 4 (ngày 28-2) sẽ có thông tin kết luận và chúng tôi sẽ cung cấp đến báo chí”, ông Trí nói.

Vụ việc đang được các cơ quan chức năng tiếp tục điều tra làm rõ.

CAND

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ưu đãi lớn để kích cầu du lịch cuối năm

Ưu đãi lớn để kích cầu du lịch cuối năm

Hoàn lưu bão số 3 (Yagi) đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh du lịch của Lào Cai. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch đều ghi nhận lượng khách sụt giảm. Để phục hồi, chính quyền và doanh nghiệp đã chung tay tung ra đợt ưu đãi lớn nhất năm 2024 nhằm kích cầu du lịch cuối năm.

Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai - Lai Châu - Hà Giang

Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai - Lai Châu - Hà Giang

Sáng 16/11, tại xã Y Tý, huyện Bát Xát đã diễn ra Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai; sản phẩm "Kết nối con đường di sản" từ Sin Suối Hồ (Lai Châu) qua đường đá cổ Pavie - Bát Xát - Bắc Hà (Lào Cai), Xín Mần (Hà Giang) và “Nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe gắn với cây thảo dược và nông nghiệp" tại xã Y Tý.

[Ảnh] Khu rừng cổ tích trên cung đường đá cổ Pavie

[Ảnh] Khu rừng cổ tích trên cung đường đá cổ Pavie

Ngày 15/11, Sở Du lịch tỉnh Lào Cai phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh: Hà Giang, Lai Châu; UBND các huyện: Phong Thổ (Lai Châu), Bát Xát, Bắc Hà (Lào Cai), Xín Mần (Hà Giang); Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lai Châu và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch tổ chức khảo sát đường đá cổ Pavie xuất phát từ Sin Suối Hồ (Phong Thổ - Lai Châu) sang xã Sàng Ma Sáo (Bát Xát - Lào Cai).

Sa Pa - Xứ sương mù tỉnh giấc

Sa Pa - Xứ sương mù tỉnh giấc

Khi những dấu chân khai mở của Sun Group tìm đến thị trấn trong sương, đỉnh Fansipan đã trở thành “điểm đến đời người”, Sa Pa lặng lẽ ngày nào giờ như sống lại một thời từng là thị trấn nghỉ dưỡng của người Pháp.

Lào Cai giới thiệu sản phẩm du lịch tại Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên năm 2024

Lào Cai giới thiệu sản phẩm du lịch tại Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên năm 2024

Hội chợ Du lịch Tây Bắc - Điện Biên năm 2024 với chủ đề “Vinh quang Điện Biên Phủ - Trải nghiệm bất tận” được tổ chức từ ngày 14 - 17/11, tại Quảng trường 7/5 thành phố Điện Biên Phủ. Gian hàng giới thiệu sản phẩm du lịch của tỉnh Lào Cai đã thu hút người dân và du khách.

fbytzltw