Đồng loạt tăng, giá vàng SJC trong nước lên ngưỡng 79 triệu đồng mỗi lượng

Giá vàng cùng đi lên phiên sáng 16/2, trong đó thương hiệu SJC tại các doanh nghiệp tăng 200.000 đồng mỗi lượng lên ngưỡng 79 triệu đồng còn giá vàng Rồng Thăng Long cộng thêm 150.000 đồng mỗi lượng.

Khách hàng giao dịch vàng.

Hai thương hiệu vàng miếng trong nước cùng bật tăng phiên sáng nay (16/2) trong khi tỷ giá tại các ngân hàng thương mại lớn cũng đi lên.

Tại thời điểm 9 giờ 20 phút, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá mua và bán vàng SJC từ 76,80-79,00 triệu đồng/lượng, tăng 200.000 đồng/lượng. Tương tự, Công ty Vietnam Gold niêm yết từ 77,0-79,0 triệu đồng/lượng, cộng thêm 200.000 đồng/lượng.

Cùng thời điểm trên, Công ty Doji thông báo giá mua và bán vàng SJC từ 76,75-78,95 triệu đồng/lượng, tăng 200.000 đồng/lượng. Chênh lệch chiều mua vào/bán ra được các doanh nghiệp giữ trong khoảng 2,2 triệu đồng/lượng.

Về phía Công ty Bảo Tín Minh Châu, sáng nay doanh nghiệp thông báo giá vàng Rồng Thăng Long từ 64,93-66,03 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra), tăng 150.000 đồng/lượng so với chốt phiên trước. Chênh lệch chiều mua vào/bán ra được giữ ở mức 1,1 triệu đồng/lượng.

Do điều chỉnh khác nhau, giá vàng Rồng Thăng Long tiếp tục thấp hơn thương hiệu SJC khoảng 12,95 triệu đồng/lượng.

Trên thế giới, giá vàng dao động quanh ngưỡng 2.005 USD/ounce, tăng gần 10 USD so với cùng thời điểm phiên trước. Khi quy đổi theo tỷ giá USD trong nước, giá vàng thế giới xấp xỉ 59,5 triệu đồng/lượng.

Sáng nay, Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm là 23.971 VND/USD, giảm 5 đồng so với phiên trước.

Với biên độ +/-5%, Ngân hàng BIDV áp dụng tỷ giá từ 24.325-24.625 đồng/USD, tăng 25 đồng. Trong khi đó, Ngân hàng Vietcombank đưa ra từ 24.300-24.640 đồng/USD (mua vào/bán ra), Ngân hàng Vietinbank thông báo giá mua vào là 24.280 đồng/USD và bán ra là 24.620 đồng/USD và Ngân hàng Agribank niêm yết từ 24.290-24.610 đồng/USD, cùng tăng 10 đồng.

VietnamPlus

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai hưởng ứng Giờ trái đất 2025

Lào Cai hưởng ứng Giờ trái đất 2025

Với thông điệp “Chuyển dịch xanh - Tương lai xanh”, Giờ Trái đất 2025 nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chuyển đổi sang các phương thức phát triển bền vững và thân thiện với môi trường, hướng tới một tương lai xanh cho hành tinh. Sự kiện tắt đèn trong 1 giờ hưởng ứng Giờ Trái đất sẽ diễn ra từ 20 giờ 30 phút đến 21 giờ 30 phút, thứ Bảy, ngày 22/3/2025.

Thị trường bất động sản Bảo Thắng: Tín hiệu lạc quan

Thị trường bất động sản Bảo Thắng: Tín hiệu lạc quan

Sau thành phố Lào Cai, thị xã Sa Pa, thời gian gần đây, Bảo Thắng nổi lên là một trong những địa phương có tiềm năng, phát triển sôi động với sự kiện Phố Lu được công nhận là đô thị loại IV, hạ tầng giao thông kết nối ngày càng hoàn thiện, việc triển khai quy hoạch tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng qua Bảo Thắng và dự án Cảng hàng không Sa Pa chuẩn bị khởi công đã tác động mạnh đến tâm lý nhà đầu tư bất động sản.

Giữ thị trường cho nông sản Việt

Giữ thị trường cho nông sản Việt

Người tiêu dùng trên toàn thế giới ngày càng chú trọng đến an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn môi trường, bảo vệ sức khỏe con người… Vì lẽ đó, nông sản Việt Nam muốn giữ vững được thị trường, cạnh tranh được với nông sản các nước thì càng phải quản lý tốt chất lượng và tuân thủ tiêu chí phát triển xanh theo xu hướng toàn cầu.

OPEC+ dự kiến tăng sản lượng dầu mỏ từ tháng 4/2025

OPEC+ dự kiến tăng sản lượng dầu mỏ từ tháng 4/2025

Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác, hay còn gọi là OPEC+ dự kiến sẽ khôi phục một phần sản lượng dầu mỏ đã bị cắt giảm vào tháng 4/2025 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi tổ chức này hạ giá dầu, chuyên gia Jason Prior phụ trách bộ phận giao dịch dầu mỏ của Bank of America Corp. cho biết, OPEC+ đã tạm ngừng cung cấp một phần sản lượng dầu mỏ vào năm 2022.

Ứng phó với diễn biến phức tạp của thị trường thế giới

Ứng phó với diễn biến phức tạp của thị trường thế giới

Thời gian gần đây, thương mại thế giới nổi lên 3 xu hướng rõ rệt: “phi toàn cầu hóa” hay phân mảnh trong thương mại quốc tế khiến cho các công cụ thuế quan được sử dụng trở lại; bảo hộ thị trường thông qua các biện pháp kỹ thuật, rào cản thương mại hay các biện pháp phòng vệ thương mại; các động thái chính sách khó đoán định khiến chuỗi cung ứng và sản xuất bị xáo trộn, tổn thương, thậm chí đứt gãy.

fb yt zl tw