Đề xuất đánh thuế khi giao dịch vàng miếng SIC

Giao dịch vàng miếng SJC có thể bị đánh thuế là đề xuất của nhiều chuyên gia kinh tế trong cuộc họp với Ngân hàng Nhà nước chiều 9/6.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Theo các chuyên gia, việc mua vàng là quyền của người dân, tuy nhiên thời gian qua tại nhiều điểm bán vàng, có đối tượng thuê người xếp hàng mua gom vàng, đầu cơ với mục tiêu đẩy giá, hưởng chênh lệch, gây bất ổn thị trường và thiệt hại cho nền kinh tế.

Trong bối cảnh diễn biến giá vàng thế giới phức tạp, khó lường, Ngân hàng Nhà nước khuyến cáo người dân nên cẩn trọng để tránh những rủi ro cho chính mình. Theo kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới về việc quản lý lượng giao dịch vàng với người dân và đánh thuế trên từng giao dịch, các chuyên gia đã có những đề xuất với Ngân hàng Nhà nước.

Ông Trương Văn Phước - Nguyên Quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia Việt Nam nêu quan điểm: "Trong bối cảnh người dân đi mua vàng đầu cơ tích trữ, đến một lúc nào đó tôi nghĩ Nhà nước cũng có thể sử dụng thuế như là một công cụ để điều tiết, không chỉ điều tiết thu nhập mà còn là điều tiết hành vi của người tiêu dùng".

vang.jpg
Giao dịch vàng miếng SJC có thể bị đánh thuế.

"Việc đánh thuế vào đầu tư vàng không chỉ đảm bảo sự bình đẳng giữa các kênh đầu tư mà trong bối cảnh hiện nay cũng là một trong các giải pháp sẽ tạo điều kiện cho giá vàng và thị trường vàng từng bước ổn định", bà Nguyễn Thị Mùi - Hội đồng tư vấn chính sách Tài chính, Tiền tệ Quốc gia nhận định.

Ông Lê Xuân Nghĩa - Hội đồng tư vấn chính sách Tài chính, Tiền tệ Quốc gia cho rằng: "Dùng các biện pháp hành chính chưa chắc đã có hiệu quả bằng việc chúng ta đánh thuế. Đánh thuế vừa phải để những người kinh doanh trong nước cũng có lời và các đối tượng buôn lậu không có lợi".

Cũng trong ngày 9/6, Ngân hàng Nhà nước và các chuyên gia cũng bàn về việc sửa Nghị định 24 theo hướng có thể coi vàng là một loại hàng hoá thông thường, từ đó các chính sách quản lý và vận hành sẽ được điều chỉnh theo hướng phù hợp.

Theo VTV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Phía sau sức hút vĩnh cửu của vàng

Phía sau sức hút vĩnh cửu của vàng

Trải qua vô số thăng trầm và biến thiên của lịch sử, vàng vẫn có những lợi thế như là một công cụ phòng ngừa lạm phát đáng tin cậy, hiếm và hữu hạn cũng như có mối tương quan tương đối thấp với các tài sản khác.

Niềm vui tăng lương song hành với nỗi lo tăng giá

Niềm vui tăng lương song hành với nỗi lo tăng giá

Từ ngày 1/7/2024, Chính phủ đề xuất tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%). Trước thông tin này, nhiều cán bộ, công chức, viên chức rất phấn khởi. Tuy nhiên, theo khảo sát của phóng viên, lương chưa tăng nhưng giá các mặt hàng thiết yếu đã có xu hướng tăng.

Lương tăng, làm gì để giá không tăng?

Lương tăng, làm gì để giá không tăng?

Từ ngày 1/7/2024, lương tối thiểu sẽ tăng thêm 30%; lương cho người nghỉ hưu tăng 15%. Đợt cải cách tiền lương này được rất nhiều công chức, viên chức, người nghỉ hưu trông chờ. Tuy nhiên, song song cùng với niềm vui đó là nỗi lo thường trực: giá cả tăng theo lương.

Chính phủ yêu cầu theo dõi sát diễn biến cung cầu, không gây xáo trộn lớn về mặt bằng giá cả

Chính phủ yêu cầu theo dõi sát diễn biến cung cầu, không gây xáo trộn lớn về mặt bằng giá cả

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 274/TB-VPCP Kết luận của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái – Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp Ban Chỉ đạo về kết quả công tác quản lý, điều hành giá những tháng đầu năm 2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024.

Sẽ thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ''kỳ nghỉ du lịch''

Sẽ thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ''kỳ nghỉ du lịch''

Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan theo dõi sát tình hình, tiến hành thanh, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ “kỳ nghỉ du lịch”, trên cơ sở đó kiến nghị Chính phủ các biện pháp quản lý phù hợp nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Nên bỏ hay giữ quỹ bình ổn giá xăng dầu?

Nên bỏ hay giữ quỹ bình ổn giá xăng dầu?

Quỹ điều tiết can thiệp hành chính và làm méo mó thị trường. Ngay chính mục tiêu ổn định giá, thì nhiều thời điểm cũng không đạt được. Khi giá thế giới tăng cao quá, có thời điểm quỹ được xả rất lớn, giữ cho giá trong nước thấp. Thế nhưng giá xăng dầu giảm thì giá trong nước lại giảm rất ít.

fb yt zl tw