Để phong tục cúng ông Công, ông Táo thêm ý nghĩa

Hôm nay ngày 2/2 (23 tháng Chạp), ngày mà các gia đình Việt Nam thực hiện nghi thức truyền thống cúng ông Công, ông Táo.

Phong tục truyền thống đẹp

Theo truyền thuyết, ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà, còn ông Táo là ba vị đầu râu trông coi việc bếp núc. Ông Công, ông Táo được ông Trời phái xuống trần gian theo dõi và ghi chép những việc làm của con người trong một năm. Do đó, trong quan niệm của người Việt, ông Công và ba vị thần Táo là những vị thần định đoạt cát hung, phước đức cho gia đình.

Với mong muốn cho gia đình mình được nhiều may mắn, nên hằng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, các nhà lại làm lễ tiễn ông Công, ông Táo lên chầu trời.

Cũng theo quan niệm và truyền thống từng vùng, miền, lễ cúng ông Công, ông Táo của người Việt Nam ở 3 miền cũng có sự khác nhau. Nếu như ở miền Bắc, các gia đình thường tiến hành trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp (có thể cúng vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng 23 tháng Chạp), bởi dân gian quan niệm sau 12h trưa là ông Táo lên chầu trời nên sẽ không nhận được đồ cúng.

mam-le-cung-ong-cong-ong-tao-2024-can-nhung-gi-1-1706667692-116-width512height384.jpg
Nhiều gia đình bày biện mâm cúng ông Công, ông Táo thịnh soạn và đặt ở ban thờ gia tiên vì cho rằng, ban thờ gia tiên vẫn là nơi tôn nghiêm, sạch sẽ. Ảnh minh họa

Đồ lễ để cúng ông Công, ông Táo được bày biện cầu kỳ hay đơn giản còn tùy theo khả năng, điều kiện từng gia đình. Thông thường, lễ cũng có một bộ mã ông Công, ba bộ mã ông Táo và cá chép. Ngoài mâm ngũ quả, nhiều gia đình cũng chuẩn bị mâm cỗ mặn. Có gia đình bày biện thịnh soạn với đầy đủ với xôi, gà, giò, nem, canh măng miến... Cũng có gia đình đơn giản hơn với đĩa xôi, khoanh giò hay có thể cúng mâm cỗ chay.

Cũng có nhiều gia đình bày biện mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo tại khu vực bếp nấu vì quan niệm, ông Công, ông Táo là các vị thần cai quản đất đai, bếp núc của các gia đình nên vị trí bếp là thích hợp. Ảnh minh họa
Cũng có nhiều gia đình bày biện mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo tại khu vực bếp nấu vì quan niệm, ông Công, ông Táo là các vị thần cai quản đất đai, bếp núc của các gia đình nên vị trí bếp là thích hợp. Ảnh minh họa

Tùy theo quan niệm từng gia đình, mâm cúng ông Công, ông Táo được đặt tại ban thờ gia tiên hoặc ở khu vực vị trí bếp. Sau lễ cúng, các gia đình sẽ hóa vàng và thả cá chép ở khu vực ao, hồ gần nhà.

Trong khi đó, ở miền Trung vật phẩm không thể thiếu là tượng của tam vị Táo quân, mang đậm giá trị văn hóa dân gian. Tượng ông Táo được thay mới để cầu một năm đủ đầy. Ở miền Nam, người dân không mua cá chép, không thờ áo mũ. Một số nơi có thêm mâm chè, xôi hay mâm trái cây đơn giản.

Văn hóa ứng xử đẹp trong ngày truyền thống

Trong đời sống tinh thần của người Việt, lễ cúng ông Công, ông Táo là nét phong tục, tín ngưỡng đẹp. Tuy nhiên, với đời sống ngày càng hiện đại, tục lệ này đang bị hiểu sai cả trong hình thức thể hiện lẫn trong tâm thức một số người dân.

Theo nhà nghiên cứu di sản văn hóa, PGS.TS Trần Lâm Biền, nhiều gia đình đốt quá nhiều vàng mã, việc làm này không chỉ tốn kém tiền của mà còn ảnh hưởng đến môi trường sống.

“Tôi thấy có người cho rằng thả càng nhiều cá chép, hay cá chép càng to sẽ càng tốt. Việc này không đúng, thực ra nhiều nhất chỉ 3 con là đủ. Lễ nào cũng vậy, quan trọng nhất là tấm lòng thành chứ không phải mâm cao cỗ đầy, càng nhiều lễ vật thì càng thiêng", PGS.TS Trần Lâm Biền nhận xét.

Ngay cả việc thả cá chép sao cho có văn minh, văn hóa cũng là vấn đề được phản ánh trong nhiều năm nay. Không ít người khi thả cá còn… thả cả túi nilon đựng cá xuống nước. Tại Hà Nội, vào ngày ông Công, ông Táo, những khu vực như cầu Long Biên, hồ Tây và nhiều ao hồ khác, tình trạng túi nilon nổi trên mặt nước hoặc vương vãi trên cầu, không chỉ gây mất mỹ quan đô thị mà còn gây ô nhiễm môi trường khi một lượng lớn rác thải nilon xả ra môi trường với sự thiếu ý thức của người thả cá.

4.jpg
Việc thả cá chép cần thực hiện văn minh, đúng cách để không gây ảnh hưởng đến môi trường.

Tiến sĩ Nguyễn Viết Chức, Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa Thăng Long - Hà Nội cho rằng, để phong tục truyền thống tốt đẹp của dân tộc ý nghĩa hơn, ý thức tự giác và ứng xử văn hóa của người dân rất quan trọng. Việc thả cá cũng là nét đẹp văn hóa của người Việt vì ngoài ý nghĩa tiễn ông Công, ông Táo về trời, còn mang nghĩa phóng sinh. Nhưng việc thả cá, để bảo đảm vệ sinh môi trường, không gây mất mỹ quan, cần ý thức của người thả.

“Hiện nay, nhiều khu vực người dân hay thả cá, hay một số đình, chùa có ao, hồ đã được đặt những thùng rác cùng với tấm bảng chỉ dẫn: Không vứt túi nilon xuống nước. Đó là việc cần thiết. Chỉ cần mỗi người dân ý thức thì ngày truyền thống tốt đẹp của dân tộc sẽ trở nên ý nghĩa, trọn vẹn hơn”, Tiến sĩ Nguyễn Viết Chức bày tỏ.

Theo Báo Hà nội mới

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chặn biến tướng trong phong tục, văn hóa tết

Chặn biến tướng trong phong tục, văn hóa tết

Tết Nguyên đán không chỉ là ngày lễ quan trọng trong năm mới, đây còn là dịp để người dân tôn vinh những giá trị truyền thống, gắn kết gia đình và xã hội. Tuy nhiên, trong đời sống hiện đại, một số phong tục, văn hóa tết có nguy cơ bị biến tướng, mai một.

Giá trị của hồn cốt di sản

Giá trị của hồn cốt di sản

Việc trùng tu những công trình hàng trăm, thậm chí cả ngàn năm tuổi, với yêu cầu làm sao gìn giữ được giá trị của hồn cốt di sản là vấn đề không đơn giản.

Hòa nhạc Ánh sáng: Những trải nghiệm chưa từng có

Hòa nhạc Ánh sáng: Những trải nghiệm chưa từng có

Tối 18/1, tại khu vực ngã tư Nguyễn Hoàng Tôn-Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Hà Nội, chương trình “Hòa nhạc Ánh sáng - Chào năm mới 2025” đã diễn ra với những tiết mục hết sức đặc sắc, đem lại những trải nghiệm chưa từng có cho khán giả Hà Nội. Chương trình đã thu hút hàng chục nghìn người dân tham gia.

Miệt mài đường thêu

Miệt mài đường thêu

Đồng bào dân tộc Dao đỏ ở Lào Cai có nghề thêu thổ cẩm với kỹ thuật tinh xảo. Từ đôi bàn tay khéo léo, phụ nữ Dao đỏ đã tạo ra những hoa văn độc đáo, làm nên những bộ trang phục truyền thống, không chỉ mang giá trị bản sắc văn hóa còn góp phần tạo sinh kế, phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương.

Rộn ràng chụp ảnh tết

Rộn ràng chụp ảnh tết

Những ngày này, trên các tuyến phố trung tâm, các điểm tham quan, du lịch ở thành phố như Khu tưởng niệm Hồ Chí Minh, đền Thượng… có nhiều bạn trẻ mặc áo dài truyền thống chụp ảnh tết. Đây là thời điểm được nhiều người lựa chọn, bởi các điểm du lịch, chụp hình sẽ không quá đông người và có nhiều thời gian chuẩn bị để có bộ ảnh lung linh đón tết.

Bát Xát tổ chức chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Bát Xát tổ chức chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Tối 17/1, UBND huyện Bát Xát tổ chức Chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), mừng xuân Ất Tỵ 2025; đón Bằng xếp hạng di tích danh lam thắng cảnh cấp tỉnh và trao tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian.

Bát Xát bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Bát Xát bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Huyện Bát Xát có 23 nhóm ngành dân tộc, sở hữu kho tàng văn hóa, nghệ thuật lớn, với nhiều di sản văn hóa phi vật thể, như: Nghi lễ cấp sắc của người Dao; Lễ hội Roóng Poọc của người Giáy; Lễ hội Khô Già Già của người Hà Nhì đen; Nghệ thuật múa khèn của người Mông; Lễ Khoi Kìm của người Dao; Lễ Gạ Ma Do của người Hà Nhì; Nghi lễ Then của người Giáy; Lễ hội Pút Tồng của người Dao đỏ; Tri thức dân gian trong canh tác ruộng bậc thang của người Hà Nhì...

Thưởng lãm 66 tác phẩm mỹ thuật chuyên đề "95 mùa xuân có Đảng"

Thưởng lãm 66 tác phẩm mỹ thuật chuyên đề "95 mùa xuân có Đảng"

66 tác phẩm trong bộ sưu tập Mỹ thuật hiện đại của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, được giới thiệu với công chúng trong triển lãm chuyên đề “95 mùa xuân có Đảng”, tại địa chỉ 66 Nguyễn Thái Học (Ba Đình, Hà Nội), nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025) và mừng Xuân Ất Tỵ 2025.

Khai mạc triển lãm 'Đảng ta thật là vĩ đại'

Khai mạc triển lãm 'Đảng ta thật là vĩ đại'

Chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), mừng Xuân Ất Tỵ 2025, tối 15/1, tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức khai mạc triển lãm “Đảng ta thật là vĩ đại”.

Giao lưu văn nghệ chào Xuân qua biên giới 2025 hứa hẹn những màn trình diễn đặc sắc

Giao lưu văn nghệ chào Xuân qua biên giới 2025 hứa hẹn những màn trình diễn đặc sắc

Giao lưu văn nghệ “Chào xuân qua biên giới” và Liên hoan nhân dân biên giới Việt Nam - Trung Quốc năm 2025 là một trong những hoạt động thắm tình hữu nghị Việt - Trung được thực hiện từ nhiều năm nay. Năm nay, chương trình diễn ra trong hai đêm (15/1 và 16/1) tại Hà Khẩu (Vân Nam - Trung Quốc) và thành phố Lào Cai (Lào Cai - Việt Nam).

fb yt zl tw