Tương ớt vùng đất thép

Tương ớt Mường Khương có màu đỏ như môi con gái chưa chồng, sánh mịn như vải chàm vừa nhuộm, khi mở nắp chum đã tỏa ra mùi thơm của hồn rừng, vía núi.

0:00 / 0:00
0:00

Mường Khương xưa kia có tên gọi Mưng Khảng, theo tiếng địa phương nghĩa là “đất thép”. Người già kể rằng, tên ấy ra đời vì nơi đây dốc dựng đứng và nhiều núi đá cao vút chọc trời, đất ở đây cằn cỗi và rắn đanh lại chẳng khác gì sắt thép. Trên vùng đất thép gan dạ và kiên trung ấy, mọc lên cây ớt thóc mà không nơi nào có được. Cái nắng hanh hao, cái gió sắt se của vùng đất nơi thượng nguồn sông Chảy đã thấm qua vỏ ớt vào trong tận ruột mà làm nên màu sắc đỏ tươi và hương vị cay xé lưỡi của thức quà đặc sản bản địa vùng cao biên giới tự bao đời.

Mường Khương là vùng đất của các loại đặc sản. Có thể kể tới thịt trâu gác bếp, thịt lợn hun khói, lạp xường rồi phở chua, đậu xị, thắng cố, nhưng thật kỳ lạ thay địa danh Mường Khương chỉ gắn liền với tương ớt, làm nên thương hiệu tương ớt Mường Khương như thể tên đất gắn với tên người trong thương nhớ vấn vương. Như âm có dương, như trời có đất, như núi có rừng, như anh có em vậy.

mg-0623-120-1.jpg
Phụ nữ Mường Khương thu hái ớt để làm tương. Ảnh: Đức Phương

Từ bàn tay khéo đảm của người mẹ, người chị vùng cao đã làm nên loại tương ớt mang hồn rừng, vía núi. Không đơn giản chỉ là thứ đồ chấm, tương ớt Mường Khương còn là “linh hồn” của nhiều bữa cơm vùng cao, gắn bó keo sơn, nghĩa tình với đời sống sinh hoạt và văn hóa ẩm thực của đồng bào các dân tộc thiểu số đang từng ngày, từng giờ nguyện làm phên giậu để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng nơi vùng đất địa đầu.

Ngồi bên bếp lửa nhà tường trình trong một chiều đông đầy sương mù và gió lạnh, tôi được nghe cụ bà kể về cách làm tương ớt. Cụ xoa đôi bàn tay nhuốm chàm xanh biếc vào vạt váy thổ cẩm cũ kỹ bị tàn lửa làm thủng mấy chỗ, đẩy cây củi cho bếp cháy bùng lên rồi mới chậm rãi cất lời, giọng như mơ, như thực, như cổ tích giữa đời thường, mặc cho tôi sốt ruột hay không thì bà cũng không cần bận tâm.

avatar-of-video-782816-2638.jpg
Giống ớt làm nên đặc sản Mường Khương . Ảnh: Đức Phương

Nguyên liệu chính là ớt thóc chín đỏ, được hái thủ công, phơi se nắng để giảm độ nước, sau đó đem rửa sạch và xay nhuyễn cùng tỏi tươi. Hỗn hợp ớt - tỏi được trộn đều với muối hạt, rượu ngô, đặc biệt là các gia vị truyền thống như hạt thì là, hạt dổi, hạt mùi, thảo quả. Gia vị được rang thơm rồi nghiền nhỏ, tạo mùi thơm nồng nàn và vị cay sâu, đậm đà.

Sau khi trộn đều, hỗn hợp được ủ trong chum hoặc thùng gỗ sồi khoảng vài tháng để lên men tự nhiên, giúp tương ớt có vị chua nhẹ. "Đấy thế là được, chẳng có bí quyết gì!" - cụ bà chẳng giấu tôi để món ăn thêm phần huyền bí, hư ảo. Nhưng tôi chợt nhận ra, tôi có thể mang bí quyết đi nhưng không thể mang thể mang đi ngọn gió, vạt nắng, đôi tay và tình người thơm thảo gửi trong món ăn nức danh thiên hạ. Tương ớt chỉ là tương ớt Mường Khương khi nó được làm ra trên vùng đất này, bởi người Mường Khương mà thôi, phải không nào.

Tương ớt Mường Khương có màu đỏ như môi con gái chưa chồng, sánh mịn như vải chàm vừa nhuộm, khi mở nắp chum đã tỏa ra mùi thơm của hồn rừng, vía núi. Vị cay đến bất chợt và ở lại rất lâu, như tôi bắt gặp ánh mắt người con gái đã phải lòng trong phiên chợ Pha Long. Chỉ một chấm nhỏ nhoi thôi mà trang văn đã bừng lên sắc đỏ diệu kỳ.

Em hỡi, em có còn chờ tôi trên vùng đất thép anh hùng. Tình em có còn cay nồng như tương ớt Mường Khương, để lòng tôi suốt đời thương nhớ…

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

[Ảnh] Vui hội gánh nước

[Ảnh] Vui hội gánh nước

Hội thi gánh nước là một trong những hoạt động thú vị tại Ngày hội Văn hóa dân gian "Sắc vàng bên dòng Nặm Luông" lần thứ III năm 2025 huyện Bảo Yên. Hội thi không chỉ là hoạt động vui chơi mà còn mang ý nghĩa sâu sắc về tâm linh và văn hóa của người Tày. 

Triển lãm ảnh tri ân những người mẹ Việt Nam huyền thoại

Triển lãm ảnh tri ân những người mẹ Việt Nam huyền thoại

Những ngày tháng Tư lịch sử, có một triển lãm ảnh diễn ra giữa trung tâm Thủ đô Hà Nội mà hầu như ai bước vào xem cũng xúc động, nhiều người rơm rớm nước mắt…, đó là triển lãm “Ký ức và huyền thoại” tại Trung tâm Thông tin văn hóa Hồ Gươm (Hoàn Kiếm, Hà Nội), trưng bày 50 chân dung Mẹ Việt Nam được Đại tá, nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Hồng ghi lại trong suốt gần nửa thế kỷ qua.

Chương trình nghệ thuật “Mừng ngày hội non sông” - Khúc tráng ca mừng 50 năm ngày Giải phóng miền Nam

Chương trình nghệ thuật “Mừng ngày hội non sông” - Khúc tráng ca mừng 50 năm ngày Giải phóng miền Nam

Chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), tối 30/4, UBND thành phố Lào Cai đã tổ chức chương trình nghệ thuật “Mừng ngày hội non sông”, nhằm tôn vinh những trang sử hào hùng của dân tộc và khẳng định thành tựu trong hành trình xây dựng, phát triển quê hương, đất nước hôm nay.

Kỷ vật Trường Sơn - giá trị lịch sử

Kỷ vật Trường Sơn - giá trị lịch sử

Tại Bảo tàng tỉnh Lào Cai, hơn 100 hiện vật Trường Sơn - những kỷ vật vô giá, những dấu ấn của một thời chiến tranh gian khổ đang được lưu giữ cẩn thận. Những kỷ vật này được tiếp nhận từ Hội Truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam tại Lào Cai vào năm 2019.

Vinh danh 18 “Trạng Nguyên nhỏ tuổi”

Vinh danh 18 “Trạng Nguyên nhỏ tuổi”

Ngày 29/4, tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), Vòng Chung kết toàn quốc Ngày hội “Trạng Nguyên nhỏ tuổi”, Viết chữ đẹp: “Nét chữ - Nết người” lần thứ XXIII và Bảng vàng ghi danh lần thứ V, năm học 2024 - 2025 đã diễn ra trong không khí sôi nổi.

Hấp dẫn chương trình nghệ thuật 'Sức sống Trường Sa'

Hấp dẫn chương trình nghệ thuật 'Sức sống Trường Sa'

Tối 29/4, tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân phối hợp cùng Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật mang chủ đề “Sức sống Trường Sa”. Đây là hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Quần đảo Trường Sa (29/4/1975 - 29/4/2025) và 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).

Trưng bày chuyên đề lịch sử “Lào Cai thời Pháp thuộc” và Triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật Lào Cai

Trưng bày chuyên đề lịch sử “Lào Cai thời Pháp thuộc” và Triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật Lào Cai

Bảo tàng tỉnh Lào Cai phối hợp với Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh tổ chức trưng bày chuyên đề lịch sử “Lào Cai thời Pháp thuộc” và Triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật về Lào Cai. Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Tinh thần yêu nước đỏ thắm mạng xã hội

Tinh thần yêu nước đỏ thắm mạng xã hội

Những ngày tháng 4 lịch sử, cả nước hướng về kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trên khắp các nền tảng mạng xã hội cũng nhuộm màu đỏ tươi của quốc kỳ, áo cờ đỏ sao vàng hay những bản nhạc, điệu nhảy, lời ca mang tinh thần yêu nước. Mạng xã hội đang trở thành “mặt trận” lan tỏa niềm tự hào dân tộc theo những cách rất riêng.

fb yt zl tw