Rực rỡ sắc màu Lễ hội quả còn huyện Bảo Yên

Sáng 30/4, tại xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên đã sôi nổi diễn ra Lễ hội quả còn. Đây là hoạt động nằm trong chương trình của Ngày hội Văn hóa dân gian “Sắc vàng bên dòng Nặm Luông” năm 2025.

0:00 / 0:00
0:00
baolaocai-c_con1.jpg

Quang cảnh Lễ hội quả còn.

Đây là lần đầu tiên Lễ hội quả còn được tổ chức tại ngày hội. Sau phần lễ, tái hiện nghi lễ cầu may, cầu bình an của thầy Then, là phần hội với 2 hoạt động hấp dẫn gồm: Thi ném còn và thi làm quả còn.

baolaocai-br_con5.jpg
Thầy Then làm lễ cúng tại Lễ hội quả còn.
baolaocai-br_con2.jpg
baolaocai-br_con3.jpg
baolaocai-br_vn.jpg
Các tiết mục văn nghệ và màn đồng diễn đẹp mắt khai mạc lễ hội.

Tham gia phần thi ném còn có 13 đội thi, gồm 5 đội thi đến từ các xã, trường học của huyện Bảo Yên (Yên Sơn, Tân Tiến, Tân Dương, Vĩnh Yên, Trường THPT số 3 Bảo Yên), 7 đội thi đến từ xã Nghĩa Đô và 1 đội thi đến từ xã Mường Bo, thị xã Sa Pa; mỗi đội 6 người. Trong thời gian 5 phút, các đội thi ném còn lên cây nêu để được tính điểm theo các tiêu chí của Ban tổ chức.

baolaocai-br_traocon.jpg
Ban tổ chức trao quả còn cho các đội thi.
baolaocai-br_con8.jpg
baolaocai-br_con9.jpg
baolaocai-br_con90.jpg
baolaocai-br_nemcon1.jpg
Cuộc thi ném còn là cuộc tranh tài của 13 đội thi.

Lần đầu tiên cùng các thành viên đội thi đến từ xã Mường Bo, thị xã Sa Pa tham gia thi ném còn tại Lễ hội quả còn xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên, anh Phùng A Ngoãn rất phấn khởi. Anh Ngoãn cho biết: Người Tày ở Mường Bo cũng có truyền thống làm quả còn và thường tham gia dịp lễ hội xuống đồng đầu năm. Chúng tôi rất vui khi được tới đây giao lưu và thi ném còn với người Tày ở Nghĩa Đô. Tôi mong lễ hội này sẽ được quảng bá tới nhiều nơi và cộng đồng Tày ở Mường Bo (Sa Pa).

baolaocai-br_con6.jpg
baolaocai-br_con91.jpg
baolaocai-br_con92.jpg
baolaocai-br_con93.jpg
Phần thi làm quả còn cũng hết sức náo nhiệt.

Trong phần thi làm quả còn, có sự tham gia của 8 đội thi đến từ các xã của huyện Bảo Yên, mỗi đội 6 người. Trong thời gian 60 phút, các đội thi làm quả còn truyền thống theo phong tục người Tày ở Nghĩa Đô, với các tiêu chí chấm điểm là quả còn đẹp, đúng cách thức và hoàn thành tối thiểu 3 quả còn.

Các quả còn thành phẩm sau đó được trưng bày tại nhà Ban Quản lý Di tích và Phát triển du lịch huyện Bảo Yên nhằm giới thiệu, quảng bá nét văn hóa độc đáo tới du khách gần xa.

baolaocai-br_giainemcon.jpg
baolaocai-br_giainemcon1.jpg
Trao giải phần thi ném còn.

Kết thúc lễ hội, đối với phần thi ném còn, đội thi đến từ bản Thâm Mạ giành giải Nhất; giải Nhì thuộc về đội bản Khuẩy Rí; giải Ba được trao cho đội thi đến từ bản Pom Chén, xã Nghĩa Đô. Ngoài ra, Ban tổ chức đã trao 6 giải Khuyến khích cho các đội thi có kết quả tốt.

baolaocai-br_giailamcon.jpg
baolaocai-br_giailamcon1.jpg
Trao giải phần thi làm quả còn.

Trong phần thi làm quả còn, Ban tổ chức đã trao giải Nhất cho đội thi đến từ xã Tân Dương; giải Nhì trao cho đội xã Bảo Hà; giải Ba thuộc về đội xã Nghĩa Đô. Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao 5 giải Khuyến khích cho các đội còn lại.

Theo ông Nguyễn Anh Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Bảo Yên - Trưởng Ban tổ chức Ngày hội Văn hóa dân gian "Sắc vàng bên dòng Nặm Luông" lần thứ 3 năm 2025, đây là năm đầu tiên địa phương tổ chức Lễ hội quả còn với hy vọng tạo ra sản phẩm du lịch mới, vừa để góp phần thu hút du khách, vừa tạo điểm nhấn cho Ngày hội Văn hóa dân gian "Sắc vàng bên dòng Nặm Luông" năm 2025, đồng thời góp phần giữ gìn, bảo tồn văn hóa truyền thống của người dân.

baolaocai-br_con.jpg
Lễ hội thu hút rất đông người dân và du khách tham dự.

Lễ hội quả còn đã góp phần tôn vinh giá trị quả còn trong đời sống của người Tày ở Nghĩa Đô nói riêng và Bảo Yên nói chung; tạo sân chơi văn hóa tinh thần cho người dân địa phương và du khách, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong cán bộ, đảng viên, Nhân dân.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam và Nhà hát Tuồng Việt Nam hợp nhất thành Nhà hát Sân khấu truyền thống quốc gia Việt Nam, hoàn thành trước ngày 1/8. Lãnh đạo các nhà hát khẳng định điều này giúp bộ máy quản lý trở nên tinh, gọn, mạnh, mở ra cơ hội mới cho sân khấu truyền thống. 

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhà hát Kịch Việt Nam đồng thời khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Cafe bánh mì”, hướng tới kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9. Đặc biệt vở nhạc kịch "Cafe bánh mì" đánh dấu sự hợp tác của Nhà hát Kịch Việt Nam và ê-kíp sáng tạo đến từ Hàn Quốc. 

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Ngày 9/7, tại Hà Nội, Nhà hát Kịch Việt Nam khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Café bánh mì” có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ Hàn Quốc. Đây là hai tác phẩm đặc biệt được dàn dựng và công diễn nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 – 19/8/2025) và Quốc khánh 2/9.

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Trong đời sống văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc Giáy ở Bát Xát, cúng Then, làm Then là một nghi thức quan trọng nhằm hóa giải những điều không may mắn, cầu mong thần linh phù hộ cho con người luôn khỏe mạnh, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tuy nhiên, chỉ những người có duyên, am hiểu sâu sắc về văn hóa, thuộc nhiều bài cúng mới có thể làm Thầy Then và đi hành lễ.

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) năm 2024 đã chính thức đi vào đời sống với nhiều điểm mới, thể hiện rõ tính ưu việt, mở ra những kỳ vọng đối với công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa một cách hiệu quả trong kỷ nguyên mới.

Bản sắc và hội nhập

Bản sắc và hội nhập

Lào Cai và Yên Bái - hai vùng đất ở thượng nguồn sông Hồng, chung một mái nhà dưới dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, đã chính thức hợp nhất thành tỉnh Lào Cai mới theo Nghị quyết 202/2025/QH15 ngày 12/6/2025 của Quốc hội khóa XV. Tỉnh Lào Cai mới không chỉ mở rộng về không gian địa lý, tăng quy mô dân số mà còn là điểm hội tụ tinh hoa văn hóa của vùng Tây Bắc, mở ra nhiều cơ hội hội nhập và phát triển từ việc phát huy giá trị các di sản văn hóa, vững bước vào kỷ nguyên mới.

fb yt zl tw